Dịch vụ giải thể doanh nghiệp/công ty rẻ trọn gói 999.000đ
Bảng giá dịch vụ giải thể doanh nghiệp
Bạn muốn giải thể công ty nhưng lại băn khoăn về chi phí. Không biết giá dịch vụ giải thể doanh nghiệp hết bao nhiêu tiền? Tại sao cần thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp? Bảng giá dịch vụ giải thể công ty cụ thể ra sao? Chi phí giải thể công ty bao gồm những gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp chi tiết về chi phí giải thể doanh nghiệp và các thông tin hữu ích khác liên quan đến dịch vụ giải thể công ty.
Bảng giá dịch vụ giải thể doanh nghiệp giá rẻ trọn gói
Bảng giá dịch vụ giải thể công ty hay nói chính xác là chi phí giải thể doanh nghiệp sẽ tuỳ thuộc vào từng hồ sơ công ty, có thể chia ra các trường hợp như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp chưa phát sinh (chưa có hoá đơn đầu vào hoặc/và chưa có hoá đơn đầu ra): Từ 999.000đ – 4,5 triệu đồng (chi phí này đã bao gồm: đăng bố cáo giải thể, lập hồ sơ giải thể, lập quyết toán giải thể, giải trình với cơ quan thuế, khoá mã số thuế, trả giấy phép kinh doanh, trả dấu).
- Trường hợp doanh nghiệp có phát sinh doanh thu, đồng thời phát sinh hóa đơn đầu ra đầu vào, phát sinh chi phí hạch toán và phát sinh những vấn đề khác, thì tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có giá dịch vụ giải thể cụ thể với từng hồ sơ.
>>> Lưu ý: Thời gian giải thể công ty sẽ mất từ 1 – 3 tháng tùy vào từng công ty, và mức độ phát sinh chứng từ đối với công ty đó.
Giá dịch vụ giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, kho hàng (Gọi chung là giải thể đơn vị phụ thuộc)
Bên cạnh chi phí và bảng giá dịch vụ giải thể doanh nghiệp thì sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ thêm cho bạn một số chi phí giải thể các đơn vị phụ thuộc khác. Cụ thể như sau:
- Bảng giá dịch vụ giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Từ 999.000 – 2 Triệu đồng
- Bảng giá dịch vụ giải thể chi nhánh hạch toán độc lập: Từ 999.000 – 2 Triệu đồng (Nếu có phát sinh hóa đơn sẽ xem xét hồ sơ và báo phí cụ thể sau).
- Bảng giá dịch vụ giải thể văn phòng đại diện: Từ 999.000 – 2 Triệu đồng
- Bảng giá dịch vụ giải thể địa điểm kinh doanh, kho hàng: Từ 999.000 – 2 Triệu đồng
Tại sao phải giải thể doanh nghiệp?
Khi doanh nghiệp hoạt động không còn hiệu quả thì bạn cần phải tiến hành thủ tục đóng cửa công ty càng sớm càng tốt tránh phát sinh ngày càng nhiều nghĩa vụ gây tốn kém thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Một khi doanh nghiệp còn tồn tại nghĩa là doanh nghiệp có các quyền và nghĩa vụ. Nếu doanh nghiệp không còn hoạt động, thì đương nhiên nó vẫn còn có các nghĩa vụ cần phải thực hiện đều đặn định kỳ theo ngày/tháng/năm. Các nghĩa vụ đó như sau:
- Lập sổ sách kế toán định kỳ cho công ty.
- Thực hiện việc kê khai thuế và nộp thuế (hàng năm phải nộp thuế môn bài, phải làm báo cáo thuế hàng tháng, báo cáo hàng quý, báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn và quyết toán thuế năm (khoảng 17 tờ khai mỗi năm).
- Thực hiện công việc trả lương cho nhân viên.
- Nghĩa vụ nộp các khoản phí khác (phí phòng chống bão lụt, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, an ninh quốc phòng).
- Các khoản tiền phạt vi phạm hành chính (nếu có).
- Đặc biệt nghĩa vụ báo cáo thuế phải thực hiện đúng thời hạn theo quy định của luật Quản lý thuế, đây là nghĩa vụ mà chủ công ty thường hay vi phạm vì quên hoặc tưởng rằng công ty không còn hoạt động nên không phải kê khai nộp thuế. Hơn nữa nếu càng để lâu thì các nghĩa vụ đó theo thời gian càng nhiều thêm vì thông thường các chế tài về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, kế toán, lao động thường tính theo thời gian (thời gian vi phạm càng nhiều thì mức xử phạt càng cao).
Rất nhiều doanh nghiệp được thành lập và hoạt động không hiệu quả nhưng không chủ động đóng cửa công ty vì một số lý do như:
- Ngại thủ tục pháp lý.
- Thuế rườm rà hoặc không am hiểu kiến thức pháp luật mà chậm trễ, hoặc không tiến hành thủ tục giải thể công ty. Các chủ doanh nghiệp với tâm lý là không hoạt động doanh nghiệp nữa, không phát sinh gì nên không cần tiến hành giải thể. Đây là một trong những quan niệm sai lầm chết người của các doanh nghiệp vì khi doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ với cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật sẽ “dính” một vết đen trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Các chủ doanh nghiệp này sẽ không có quyền đăng ký kinh doanh thành lập công ty hoặc thành lập hộ kinh doanh cá thể được nữa cho đến khi họ hoàn thành nghĩa vụ với doanh nghiệp trước đó.
- Ngoài ra các chủ doanh nghiệp này nợ thuế có thể bị phạt thuế, cấm xuất cảnh…v.v.v.. Và bị hạn chế các quyền khác gây khó khăn cho công việc và cuộc sống sau này.
Thời gian tiến hành dịch vụ giải thể công ty trong bao lâu?
Thời gian giải thể doanh nghiệp nhanh hay chậm không quan trọng vì khi đã nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp và thực hiện việc quyết toán thuế cho cơ quan thuế thì thời điểm này công ty không còn phát sinh các nghĩa vụ kê khai nộp thuế và các nghĩa vụ khác nữa.
==> Nếu doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm về các nghĩa vụ của doanh nghiệp không còn phát sinh.
Tùy vào hồ sơ cụ thể, tình trạng sổ sách, nghĩa vụ kê khai nộp thuế và các nghĩa vụ khác của công ty có thể chia ra như sau:
- Trường hợp công ty có phát sinh (phát sinh hóa đơn chứng từ đầu ra đầu vào): Thời gian giải thể là từ 1 – 3 tháng, không kể thời gian chờ cơ quan thuế quyết toán thuế;
- Trường hợp công ty chưa phát sinh (chưa có hoá đơn đầu vào hoặc/và chưa có hóa đơn đầu ra): thời gian giải thể là 25 ngày, không kể thời gian chờ cơ quan thuế quyết toán thuế;
Để nắm quy trình giải thể, vui lòng tham khảo: Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Dịch vụ giải thể doanh nghiệp giá rẻ trọn gói tại Nam Việt Luật
Nam Việt Luật không chỉ tư vấn thành lập công ty mà còn hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện dịch vụ giải thể doanh nghiệp trong trường hợp công ty hoạt động không hiệu quả. Sau khi nhận được yêu cầu thực hiện dịch vụ từ phía khách hàng, Nam Việt Luật sẽ:
- Xin xác nhận không nợ thuế hải quan xuất nhập khẩu tại Cục Thuế Xuất Nhập Khẩu Tổng cục hải quan
- Trả dấu tròn (nếu có) + trả đăng ký mẫu dấu của doanh nghiệp cho cơ quan công an hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Hoàn thiện sổ sách chứng từ kế toán, tiến hành quyết toán, nộp báo cáo thuế, giải trình số liệu tại cơ quan thuế quản lý và tiến hành khóa mã số thuế (nếu có yêu cầu từ khách hàng).
- Đóng mã số thuế của doanh nghiệp tại chi cục thuế cấp huyện, quận.
- Trả giấy chứng nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Nhận kết quả giải thể doanh nghiệp.
- Tiến hành công bố giải thể công ty trên cổng thông tin điện tử quốc gia.
Tư vấn giải thể doanh nghiệp tại Nam Việt Luật bao gồm:
- Tư vấn điều kiện, lý do, các thông tin, giấy tờ chuẩn bị cần thiết để giải thể doanh nghiệp.
- Tư vấn thủ tục, thời gian, chi phí giải thể doanh nghiệp.
- Tư vấn cách thức xử lý các vấn đề liên quan đến lao động, nghĩa vụ đối với cơ quan thuế, quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba.
- Tư vấn cách thức xử lý các trường hợp nợ thuế, vi phạm pháp luật về thuế, kế toán.
- Tư vấn quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên/cổ đông công ty.
- Tư vấn về thanh lý tài sản khi giải thể và tư vấn các vấn đề khác.
Hy vọng những chia sẻ về thủ tục giải thể doanh nghiệp trên đây sẽ hữu ích đối với các cá nhân, doanh nghiệp đang tìm kiếm những thông tin pháp lý liên quan. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline để được các chuyên viễn hỗ trợ tư vấn giải đáp các thắc mắc về dịch vụ giải thể công ty trọn gói cũng như chi phí giải thể doanh nghiệp nhé!