Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh nhanh trọn gói chỉ 399k
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp đăng ký để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Với nhiều ưu điểm nổi bật như không phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp muốn đăng ký thêm địa điểm kinh doanh để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh cũng như mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh. Vậy làm thế nào để đăng ký địa điểm kinh doanh cũng như những vấn đề liên quan đến nội dung này được quy định như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây:
Mục Lục
Lợi thế của việc đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh
Doanh nghiệp khi muốn mở rộng thị trường kinh doanh thường phân vân giữa việc thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh hay địa điểm kinh doanh. Dưới đây là những lợi thế của việc đăng ký thành lập địa điểm mà doanh nghiệp có thể tham khảo:
-
Thứ nhất, thủ tục đăng ký đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian thực hiện cho doanh nghiệp;
-
Thứ hai: có thể đăng ký được tất cả những ngành nghề mà công ty mẹ đăng ký hoạt động;
-
Thứ ba, khi thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp không phải lo về việc hạch toán doanh nghiệp cũng như các chi phí phát sinh như: hóa đơn điện tử, chữ ký số;
-
Thứ tư, thủ tục sau này khi doanh nghiệp hủy bỏ hoặc di chuyển địa điểm kinh doanh cũng đơn giản hơn.
Theo đó, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc thành lập địa điểm kinh doanh sẽ dễ dàng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn.
Lưu ý khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh
Trước khi đăng ký địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
-
Đối với mỗi địa điểm của doanh nghiệp mặc dù không phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế và mở sổ sách kế toán riêng tuy nhiên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài. Theo quy định hiện hành, thuế môn bài mà địa điểm cần nộp là 1.000.000 đồng/năm.
-
Đối với mỗi địa điểm đăng ký địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với doanh nghiệp chủ quan thì sẽ chỉ phải kê khai và đóng thuế môn bài tại địa chỉ của doanh nghiệp.
-
Đối với mỗi địa điểm kinh doanh đăng ký địa chỉ khác tỉnh, thành phố với doanh nghiệp chủ quản thì cần phải thực hiện các thủ tục thuế tuân theo quy định tại Công văn số: 13133/CTHN-TTHT ban hành ngày 26 tháng 04 năm 2021, công văn hướng dẫn chính sách thuế đối với những địa điểm kinh doanh khác tỉnh.
-
Doanh nghiệp chủ quản cần thực hiện việc đăng ký thuế để được cấp mã số thuế 13 số cho mỗi địa điểm kinh doanh.
-
Đối với những địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp cần: Đăng ký cam kết sẽ không phát sinh hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh đó.
-
Đối với những địa điểm phát sinh hoạt động kinh doanh thì cần phải sử dụng chung mẫu hóa đơn của doanh nghiệp/ chi nhánh chủ quản đối với từng địa điểm kinh doanh, đồng thời cần gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh cũng như kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng tại cơ quan thuế nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Các bước đăng ký địa điểm kinh doanh
Để tiến hành thành lập mới địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin về hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh
Trước tiên, bạn cần chuẩn được những thông tin về tên, vị trí đặt, người đứng đầu địa điểm kinh doanh, số điện thoại của địa điểm kinh doanh. Khi có những thông tin này, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm những thành phần sau đây:
-
Thông báo về việc đăng ký lập địa điểm kinh doanh;
-
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty chủ quản;
-
Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người tiến hành nộp hồ sơ trong trường hợp bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục này;
-
Bản sao Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đã công chứng của người nộp hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh
Khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên, bạn cần tiến hành nộp hồ sơ qua mạng tại Trang thông tin điện tử về đăng ký doanh nghiệp bằng tài khoản của mình.
Nếu bạn sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh của Việt Mỹ, chúng tôi sẽ thay bạn tiến hành những thủ tục này.
Kết quả mà Quý khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Công ty luật Việt Mỹ:
-
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
-
Hồ sơ nội bộ đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh để lưu tại văn phòng.
Một số điều cần lưu ý:
-
Kể từ ngày quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, trong thời hạn 10 ngày làm việc doanh nghiệp cần gửi thông báo về việc lập địa điểm đến Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh.
-
Tên địa điểm cần phải bao gồm tên doanh nghiệp và cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
-
Doanh nghiệp cần treo biển tại địa điểm kinh doanh và thực hiện các thủ tục sau thành lập địa điểm kinh doanh.
Một số câu hỏi liên quan
Câu hỏi 01: Có thể đăng ký kinh doanh thuộc tỉnh khác không?
Đáp: Có, khác với quy định trước đây, hiện nay địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc địa điểm kinh doanh của chi nhánh ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh mà doanh nghiệp, chi nhánh đặt trụ sở chính.
Câu hỏi 02: Có được miễn thuế môn bài khi đăng ký mở địa điểm kinh doanh đăng ký năm 2022 không?
Đáp: Theo quy định, mọi doanh nghiệp thành lập thêm địa điểm kinh doanh vào năm 2021 sẽ được miễn thuế môn bài đối với tất cả các địa điểm kinh doanh mới thành lập.
Câu hỏi 03: Một doanh nghiệp được đăng ký thành lập tối đa bao nhiêu địa điểm kinh doanh?
Đáp: Pháp luật hiện hành không hạn chế số lượng địa điểm kinh doanh được đăng ký thành lập cho 01 công ty.
Câu hỏi 04: Địa điểm kinh doanh khi thành lập có phải mua chữ ký số riêng không?
Đáp: Trong trường hợp tại địa điểm kinh doanh của công ty phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa thì cần phải mua chữ ký số riêng. Tuy nhiên, nếu không phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ thì không cần mua chữ ký số.
Câu hỏi 05: Địa điểm kinh doanh sau khi đăng ký có phải kê khai thuế hàng quý không?
Đáp: Trong trường hợp địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động kinh doanh thì không phải kê khai thuế. Tuy nhiên, công ty cần thực hiện việc đăng ký cam kết sẽ không phát sinh hoạt động kinh doanh khác tỉnh.
Trong trường hợp địa điểm kinh doanh phát sinh hoạt động kinh doanh cần phải sử dụng chung mẫu hóa đơn của doanh nghiệp, chi nhánh chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh. Đồng thời, cần thực hiện việc kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng tại cơ quan thuế nơi địa điểm kinh doanh đặt địa chỉ.
Quý khách tại Vũng Tàu đang mong muốn tìm một đơn vị đăng ký địa điểm kinh doanh giá rẻ, thành lập doanh nghiệp uy tín hay đăng ký hộ kinh doanh nhanh – chất lượng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Rất hân hạnh được phục vụ!
HOTLINE: 0981.345.339 (HỖ TRỢ 24/24)
ketoanvietmy.vn