Dịch vụ bao gồm những ngành nào? Cách kinh doanh hiệu quả

Kể từ thời điểm nền kinh tế được mở cửa, nhu cầu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần ngày càng phát triển, đây là lý do ngày càng có nhiều ngành dịch vụ được ra đời. Vậy hiện nay có những ngành dịch vụ nào và đặc điểm ra sao?

Bạn hiểu thế nào về ngành dịch vụ?

Được biết đến là ngành công nghiệp không khói, ngành dịch vụ tạo ra các sản phẩm mang tính phi vật chất và không gây hại cho môi trường.

So với các ngành khác, ngành dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế khá cao vì nó phục vụ cho nhu cầu của người dân nên rất được mọi người đón nhận và sử dụng.

Về phân loại, ngành dịch vụ phân thành các lĩnh vực như:

  • Đối với lĩnh vực kinh doanh sẽ gồm các ngành dịch vụ như tài chính, bảo hiểm, ngân hàng…
  • Đối với lĩnh vực tiêu dùng sẽ gồm các ngành dịch vụ như buôn bán, du lịch, dịch vụ cá nhân…
  • Đối với các dịch vụ công sẽ gồm các dịch vụ liên quan đến hành chính, hoạt động đoàn thể…

Hình ảnh về sơ đồ phân loại ngành dịch vụ

Việc phân loại kể trên giúp thu hút các nguồn lao động từ khắp các nơi, từ đó tạo việc làm và giải quyết thất nghiệp cho nhiều người.

Đồng thời nó còn giúp khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hay các giá trị văn hóa, lịch sử hoặc các thành tựu đáng nể về mặt khoa học – kỹ thuật sao cho hiệu quả.

Ngành dịch vụ có các đặc điểm nào?

Vì không có hình thái cụ thể nên dịch vụ chỉ xuất hiện khi con người sử dụng nó nên đây là sản phẩm có tính vô hình và phi vật chất.

Mỗi dịch vụ lại có chất lượng và đặc tính khác nhau nên chúng sẽ không có sự đồng nhất.

Việc sản xuất và tiêu dùng cần phải được diễn ra đồng thời và không được tách rời.

Vì mang tính phi vật chất nên hiệu quả mà dịch vụ mang lại sẽ không thể lưu trữ như các loại sản phẩm vật chất thông thường.

Dịch vụ có những bản chất nào?

Đây là quá trình hoạt động dựa trên các yếu tố vô hình giúp khách hàng và doanh nghiệp có thể giải quyết các mối quan hệ với nhau.

Mỗi dịch vụ thường gắn với hiệu suất cũng như gắn với một mục tiêu nhất định và điều này sẽ mang lại giá trị cho người dùng. Đó có thể là tiện ích, giá trị gia tăng về sản phẩm sau khi dùng dịch vụ.

Vì diễn ra theo một trình tự nên có thể coi dịch vụ là một quá trình với nhiều giai đoạn cũng như nhiều bước khác nhau. Trong đó sẽ có thêm nhiều dịch vụ phụ cũng như dịch vụ phát sinh thêm.

Sự tăng trưởng về giá trị gia tăng của sản phẩm

Vai trò mà dịch vụ mang lại cho người dùng

Có thể nói, ngành dịch vụ có ý nghĩa rất quan trọng, gắn liền với đời sống kinh tế, xã hội của mọi người.

Trong nền kinh tế quốc dân, ngành dịch vụ sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình lưu chuyển hàng hóa và lưu thông tiền tệ. Từ đó giúp nền kinh tế cũng như sự tăng trưởng kinh tế nước nhà được diễn ra thuận lợi hơn.

Nhờ có dịch vụ, việc chuyển dịch cơ cấu sẽ được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Từ đó giúp quốc gia phát triển và sánh vai với các cường quốc năm châu.

Tốc độ phát triển của quá trình hiện đại hóa gắn với sự phát triển của ngành dịch vụ

Với ngành sản xuất thì nhờ có dịch vụ, việc cung ứng nguyên vật liệu từ đơn vị sản xuất đến tay người dùng và ngược lại được diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm cả về thời gian lẫn tiền bạc.

Với đời sống xã hội thì dịch vụ giúp tạo ra nhiều ngành nghề cũng như giải quyết việc làm cho nhiều đối tượng. Bên cạnh đó, nó còn đáp ứng được các dịch vụ mua sắm, du lịch, tiêu dùng …cho nhu cầu của mọi người.

Làm thế nào để kinh doanh ngành dịch vụ hiệu quả?

Để có thể tồn tại trên thương trường có sự cạnh tranh khốc liệt, nhà kinh doanh cần tạo ra những điểm nhấn cũng như nét đặc thù riêng cho đơn vị của mình. Có thể thực hiện bằng các cách thức sau:

Sử dụng chiến lược quảng cáo và tiếp thị trên khắp các mặt trận mạng xã hội. Đây là cách thức được đánh giá cao về mặt hiệu quả cũng như rất phù hợp với thời đại 4.0.

Áp dụng marketing vào quảng bá dịch vụ

Luôn để tâm đến chất lượng và giá cả của đơn vị mình cũng như của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Khách hàng sẽ ưu tiên chọn lựa những dịch vụ có giá thành phải chăng và chất lượng tốt để sử dụng.

Luôn cải thiện và nâng cao chất lượng cũng như thái độ phục vụ của nhân viên, đặc biệt là bộ phận chăm sóc khách hàng. Việc một khách hàng từ chối sử dụng dịch vụ của một đơn vị do nhân viên có thái độ không lịch sự là tình trạng xảy ra khá nhiều.

Chú trọng hơn trong việc tương tác với khách hàng để nhận được những phản hồi dịch vụ chân thực nhất, từ đó rút kinh nghiệm và cải thiện chất lượng dịch vụ cho những lần sau.

>>> Xem ngay: Dịch vụ Thành lập công ty tại Đồng Nai của Minh Châu ngay hôm nay để được nhận nhiều ưu đãi