Dịch vụ báo cáo thuế hàng tháng tại TPHCM – Cty Tân Thành Thịnh

1. Báo cáo thuế hàng tháng là gì?

Báo cáo thuế tháng là hoạt động kê khai và cân đối các hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp theo từng tháng. Các hóa đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào được phát sinh từ quá trình mua hàng, hay mua các dịch vụ khác của doanh nghiệp.

Các công việc cần thực hiện khi chọn hình thức kê khai báo cáo thuế theo tháng của doanh nghiệp thường là:

  • Lập bảng kê mua vào bán ra của quý đó

  • Lập tờ khai thuế GTGT

  • Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

  • Tờ khai thuế TNCN

  • Tạm tính thuế TNDN tự nộp tiền thuế nếu có lãi

1.1 Đối tượng làm báo cáo thuế theo tháng

Tùy vào mỗi điều kiện mà doanh nghiệp chọn hình thức kê khai theo tháng hoặc quý phù hợp, từ đó thực hiện các cáo cáo thuế theo hình thức kê khai đó.

Các doanh nghiệp làm báo cáo thuế theo tháng thường là những doanh nghiệp hoạt động từ 1 năm trở lên và có doanh thu năm trước liền kề > 50 tỷ. Doanh nghiệp mới thành lập thì mặc định kê khai theo quý.

1.2 Các loại thuế báo cáo theo tháng

Dựa theo những công việc cần thực hiện của kế toán viên khi làm báo cáo thuế theo tháng ta có thể dễ dàng xác định được các loại báo cáo thuế theo tháng doanh nghiệp cần thực hiện là::

a) Thuế GTGT

Thuế GTGT có tên viết tắt là VAT – Value Added Tax. Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông và buôn bán hàng hóa đến tiêu dùng. 

Trước tiên lập báo cáo thuế GTGT, các doanh nghiệp cần xác định và lựa chọn phương pháp kê khai thuế. Có 2 phương pháp kê khai thuế GTGT là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Mỗi phương pháp kê khai sẽ thực hiện với những hồ sơ, thủ tục khác nhau. 

>> Đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: gồm 2 đối tượng sau

  • Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ trở lên.

  • Doanh nghiệp đăng ký tự nguyện kê khai theo phương pháp khấu trừ.

>> Đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

  • Các doanh nghiệp hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý.

  • Các doanh nghiệp có doanh thu hằng năm dưới ngưỡng 1 tỷ đồng (trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng theo phương pháp khấu trừ) 

  • Doanh nghiệp hợp tác xã mới thành lập.

  • Hộ, cá nhân kinh doanh.

  • Các tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã.

b) Thuế TNCN

Thuế thu nhập cá nhân ( thuế TNCN) là thuế trực thu của những người có thu nhập, được tích từ một phần tiền lượng hoặc từ các nguồn thu nhập khác của người có thu nhập vào ngân sách nhà nước sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.

Thuế TNCN có 2 kỳ kê khai là theo tháng và theo quý, các doanh nghiệp xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm.

Kê khai theo tháng: dành cho các doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và có số thuế TNCN phải khấu trừ từ 50 triệu trở lên. Trường hợp trong tháng, tổ chức hoặc cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu từ thuế thu nhập thì cá nhân không phải chịu khai thuế.

c) Thuế TNDN tạm tính

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào kết quảng sản xuất, kinh doanh theo tháng, doanh nghiệp thực hiện tạm tính số tiền thuế cần nộp theo tháng để sau đó cuối quý sẽ thực hiện tạm nộp số tiền thuế TNDN theo quy định.

1.3 Thời hạn nộp báo cáo thuế tháng

Thời hạn nộp báo cáo thuế theo tháng: Chậm nhất là vào ngày 20 của tháng tiếp theo liền kề. Nếu nộp chậm trễ so với quy định sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.