Dịch Vụ Làm Hồ Sơ Xin Cấp Giấy Phép Xây Dựng Nhà ở Hà Nội Trọn Gói Giá Rẻ 2023

82

/ 100

Powered by Rank Math SEO

Trước khi có ý định xây dựng công trình nhà ở, việc đầu tiên chúng ta cần làm là xin cấp giấy phép xây dựng. Nó mang tính chất bắt buộc bởi đây là quy định của pháp luật Việt Nam. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin về dịch vụ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở Hà Nội trọn gói hồ sơ. Mời các bạn cùng tham khảo nhé.

Báo giá dịch vụ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở Hà Nội trọn gói hồ sơ năm 2023

Quá trình xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở trọn gói gồm khá nhiều thủ tục quan trọng mà nếu không tìm hiểu kỹ bạn sẽ có thể gây cản trở trong quá trình thi công. Trong khi đó bảng giá dịch vụ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở Hà Nội trọn gói hồ sơ tại từng thời điểm là khác nhau. Chúng tôi xin chia sẻ đến bạn bảng giá mới nhất về dịch vụ cấp giấy phép xây dựng công trình tại Hà Nội ngay sau đây.

1. Dịch vụ xin phép xây dựng mới tại Hà Nội năm 2023

Tổng diện tích sàn xây dựng ( S )
Chi phí dịch vụ trọn gói ( VNĐ)

S < 150 m2
5.000.000 đ

150 m2 = < S < 200 m2
6.000.000 đ

200 m2 = < S < 250 m2
6.500.000 đ

250 m2 = < S < 300 m2
7.500.000 đ

300 m2 = < S < 350 m2
8.500.000 đ

350 m2 = < S < 450 m2
9.500.000 đ

S >= 450 m2
Giá thoả thuận

(Chi phí trên đã bao gồm: Bản vẽ xin phép xây dựng mới, dịch vụ xin phép và lệ phí xin phép xây dựng.)

2. Dịch vụ xin phép xây dựng cải tạo và nâng tầng tại Hà Nội năm 2023

Tổng diện tích sàn xây dựng ( S )
Chi phí dịch vụ trọn gói ( VNĐ)

S < 150 m2
8.500.000 đ

150 m2 = < S < 200 m2
10.000.000 đ

200 m2 = < S < 250 m2
11.000.000 đ

250 m2 = < S < 300 m2
12.500.000 đ

300 m2 = < S < 350 m2
13.500.000 đ

350 m2 = < S < 450 m2
14.500.000 đ

S >= 450 m2
Giá thoả thuận

(Chi phí trên đã bao gồm : Bản vẽ xin phép xây dựng cải tạo, nâng tầng và hồ sơ kiểm định móng, dịch vụ xin phép và lệ phí xin phép xây dựng cải tạo.)

3. Dịch vụ xin phép xây dựng mới có tầng hầm tại Hà Nội năm 2023

Tổng diện tích sàn xây dựng ( S )
Chi phí dịch vụ trọn gói ( VNĐ)

S < 250 m2
13.000.000 đ

250 m2 = < S < 350 m2
17.000.000 đ

350 m2 = < S < 450 m2
19.000.000 đ

S >= 450 m2
Giá thoả thuận

(Chi phí trên đã bao gồm: Bản vẽ xin phép xây dựng mới, Hồ sơ thuyết minh biện pháp thi công tầng hầm,  dịch vụ xin phép và lệ phí xin phép xây dựng.)

Nhu cầu xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở Hà Nội trọn gói hồ sơ hiện nay cao hay thấp?

Là một trong những thành phố lớn tập trung nhiều cơ quan đầu não của cả nước, TP Hà Nội đang ngày một phát triển rõ rệt. Từ đời sống dân trí, văn hóa đến việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngày càng tăng cao. Trước khi đến với dịch vụ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở Hà Nội trọn gói hồ sơ hãy cùng tìm hiểu đôi nét về TP Hà Nội cùng tiềm năng phát triển xây dựng độ thị, nhà ở nơi đây.

Thông tin sơ lược về TP Hà Nội

Được thành lập từ năm 1010 (Lý Thái Tổ rời đô ra Thăng Long), Thủ đô Hà Nội là một trong 5 thành phố trực thuộc TW của Việt Nam. Sau nhiều năm thay đổi về địa giới cũng như hành chính, đến thời điểm hiện tại TP Hà Nội đã có 30 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.

TP Hà Nội qua nhiều thập kỷ đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, xây dựngTP Hà Nội qua nhiều thập kỷ đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, xây dựng

Hiện tại, Hà Nội có tổng số dân vào khoảng 8.053.663 người trên diện tích 3.358,9 Km2. Chính vì vậy tiềm năng phát triển cơ sở hạ tầng xây dựng tại đây rất lớn và ngày tăng mạnh.

Tiềm năng phát triển xây dựng đô thị, nhà ở tại thành phố Hà Nội

Nằm ở vị trí trung tâm miền Bắc, TP Hà Nội có các tuyến đường giao thông, sân bay, đường sắt hay đường thủy (do nằm cạnh sông Hồng) rất thuận tiện tới các tỉnh khác. Cùng với đó sự phát triển của những công trình khu đô thị, nhà cao tầng, kiến trúc đồ sộ được xây dựng ngày càng nhiều giúp cho thu hút khá nhiều nhà đầu tư bất động sản tập trung tại đây.

Những công trình xây dựng nhà ở, khu đô thị ngày càng dày đặcNhững công trình xây dựng nhà ở, khu đô thị ngày càng dày đặc

Tính từ thời điểm năm 1010 – 2010, trong suốt 10 thập kỷ, thủ đô Hà Nội phát triển gắn liền với quá trình đô thị hóa. Nhiều đô thị mới, công trình đầu mối quan trọng như: cầu, cống, đường vành đai, xử lý nước, rác thải … từng bước được quy hoạch và triển khai. Chính bởi thế, TP Hà Nội được coi là một trong những địa bàn trọng điểm xây dựng với nhu cầu xin cấp phép xây dựng nhà ở của người dân những năm qua và trong thời gian tới.

Chia sẻ dịch vụ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở Hà Nội trọn gói hồ sơ uy tín nhất hiện nay

Với mức phát triển đô thị hóa tại TP Hà Nội ngày càng cao, hiện tại có khá nhiều công ty dịch vụ hỗ trợ cấp giấy phép xây dựng được tập trung về đây. Nếu bạn đang có dự định xây nhà ở và chưa có kinh nghiệm trong vấn đề thủ tục giấy tờ xây dựng thì công ty TNHH Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng Và Nội Thất AHT HOMES là sự lựa chọn hoàn toàn phù hợp.

Một địa chỉ xin cấp giấy phép uy tín sẽ giúp bạn yên tâm hơn rất nhiềuMột địa chỉ xin cấp giấy phép uy tín sẽ giúp bạn yên tâm hơn rất nhiều

Đến với AHT Homes, bạn sẽ được hỗ trợ dịch vụ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở Hà Nội trọn gói hồ sơ một cách chi tiết nhất. Với đội ngũ công nhân viên chuyên nghiệp và nhiều năm kinh nghiệm, AHT Homes đã đồng hành cũng rất nhiều công trình xây dựng lớn nhỏ tại Hà Nội. Các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ của công ty.

Danh sách các quận, huyện tại Hà Nội có nhu cầu sử dụng dịch vụ cấp giấy phép xây dựng của công ty AHT Homes

Công ty AHT Homes chuyên tư vấn hỗ trợ dịch vụ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở trọn gói hồ sơ tại các quận huyện ở Hà Nội bao gồm:

Danh sách các quận/thị xã: quận Hà Đông, quận Ba Đình, quận Bắc Từ Liêm, quận Cầu Giấy, quận Đống Đa, quận Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, quận Hoàng Mai, quận Long Biên, quận Nam Từ Liêm, quận Tây Hồ và quận Thanh Xuân. Thị xã Sơn Tây

Danh sách 17 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Chương Mỹ, Ba Vì, Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín và Ứng Hòa.

Dịch vụ xin cấp giấy phép xây dựng của AHT Homes có ưu thế ra sao?

Đến với AHT Homes, bạn sẽ được tư vấn hoàn toàn miễn phí về hồ sơ dịch vụ cấp phép xây dựng tại quận Cầu Giấy với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo bài bản. Ngoài ra còn được giảm 50% khi sử dụng những dịch vụ:

  • Xây nhà trọn gói tại Hà Nội xem chi tiết. Tại đây
  • Thiết kế nhà ở tại Hà Nội xem chi tiết. Tại đây
  • Thiết kế nội thất tại Hà Nội xem chi tiết. Tại đây
  • Sửa chữa, cải tạo nhà ở Hà Nội xem chi tiết tại đây

AHT Homes luôn đồng hành cùng những công trình kiến trúc nhà ở lớn nhỏ tại Hà NộiAHT Homes luôn đồng hành cùng những công trình kiến trúc nhà ở lớn nhỏ tại Hà Nội

Xây nhà là một trong những việc quan trọng của người Việt Nam. Bởi vậy sự chuẩn bị trước khi tiến hành bước vào thi công là điều rất cần thiết. Hi vọng với những thông tin về dịch vụ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở Hà Nội trọn gói hồ sơ sẽ đem đến nhiều kiến thức bổ ích cho bạn. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!

Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở mới nhất 2023

Bạn đang muốn xây một căn nhà 2 tầng, vị trí thửa đất đang ở giáp với thị trấn. Các hộ dân xung quanh đây mỗi lần xây nhà đều phải xin cấp giấy phép xây dựng. Vậy nếu bạn muốn xin cấp giấy phép xây dựng cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì và nộp hồ sơ ở đâu?

Trả lời:

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng:

Căn cứ Khoản 1 điều 95 Luật xây dựng 2014 quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở như sau:

  1. a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  2. b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  3. c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;
  4. d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.”

Theo đó, hồ sơ bao gồm:

– Một, đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

– Hai, bản sao những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;

– Ba, bản vẽ thiết kế xây dựng;

– Bốn, đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề hoặc đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu nêu trên thì hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận (điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD).

Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng:

Bước 1: Nộp 01 hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng.

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất. Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.

Bước 3: Sau đó, người sử dụng đất tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Người sử dụng đất nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).

Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở:

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn.

Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn ( Điều 102 Luật xây dựng 2014).

Các trường hợp không phải cấp giấy phép xây dựng?

Không phải tất cả các trường hợp xây dựng đều bắt buộc xin cấp giấy phép xây dựng. Vậy đối tượng được miễn cấp giấy phép xây dựng gồm những trường hợp nào ?

Trả lời:

Khoản 2, điều 89 Luật xây dựng năm 2014 quy định:

  1. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

Như vậy, các đối tượng theo quy định trên thuộc diện được miễn cấp giấy phép xây dựng khi xây dựng nhà, công trình xây dựng khác.

Chưa sang tên sổ đỏ thì ai sẽ đứng tên trên giấy phép xây dựng ?

Khi được chuyển quyền sử dụng đất bằng hình thức tặng cho, đã ra làm hợp đồng công chứng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, bạn chưa ra Sở Tài Nguyên và Môi Trường để làm thủ tục chuyển đổi trên sổ hồng. Nhưng lại đang chuẩn bị xin giấy phép xây dựng. Vậy:

1/ Thủ tục xin giấy phép xây dựng bạn có thể đem hồ sơ công chứng và sổ hồng vẫn đứng tên người cho, tặng đi làm giấy phép xây dựng được không? Và trên bản vẽ thiết kế kiến trúc sư vẫn ghi tên chủ hộ là tên của người cho, tặng. Vậy sau khi xin giấy phép xây dựng thì chủ hộ sẽ là ai?

2/ Hiện tại, trên hồ sơ công chứng và sổ hồng thì diện tích đất là 80m2 và diện tích nhà ở trên đất là 64m2 .Và sau khi thiết kế để xây nhà thì diện tích nhà sau thiết kế là 77m2 (với các hạng mục phá bỏ nhà cũ, xây mới hoàn toàn). Như vậy, sau này bạn đi làm thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất trên sổ Hồng ở Sở Tài Nguyên Môi Trường. Thì trên hợp đồng công chứng và diện tích nhà hiện tại không khớp về diện tích nhà trên đất thì có vấn đề gì không? Có được chuyển quyền sử dụng đất không? Và lúc đó chủ hộ sẽ là bạn hay vẫn đứng tên người cho, tặng.

Trả lời:

– Vấn đề xin giấy phép xây dựng:

“Điều 95, Luật đất đai năm 2013 Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

  1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;

c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;

Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 95 thì nếu bạn và chị gái bạn đã đăng ký biến động nhà đất về vấn đề tặng cho quyền sử dụng đất thì bạn có thể dùng sổ hồng chưa kịp sang tên để xin giấy phép xây dựng và chủ hộ sẽ vẫn là bạn. Còn trong trường hợp bạn chưa đăng kí biến động nhà đất thì nếu xin giấy phép xây dựng chủ hộ sẽ là chị bạn.

– Với vấn đề thứ hai:

Căn cứ theo khoản 4 Điều 95 nếu có thay đổi về diện tích đất hay nhà ở thì bạn cũng phải tiến hành đăng kí biến động nhà đất. Hoàn thành đủ các thủ tục đăng ký biến động nhà đất về việc thay đổi diện tích đất, diện tích nhà ở hay xây dựng lại nhà thì chủ hộ sẽ vẫn là bạn.

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng mẫu hiện hành ?

Gia đình bạn đang sở hữu một mảnh đất và muốn xây dựng nhà ở. Tuy nhiên bạn đang băn khoăn về quy định mới khi xây dựng nhà cửa phải xin cấp giấy phép xây dựng. Vậy mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng mẫu hiện hành trình bày như thế nào?

Trả lời:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Quảng cáo/Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/ Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)

Kính gửi: …………………………………

  1. Thông tin về chủ đầu tư:

– Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): …………………………………………

– Người đại diện: ……………… Chức vụ (nếu có): …………………

– Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………

– Số nhà: ………… Đường/phố …… Phường/xã ……………………

– Quận/huyện Tỉnh/thành phố: …………………………………………

– Số điện thoại: ……………………………………………………………

  1. Thông tin công trình:

– Địa Điểm xây dựng: ……………………………………………………

– Lô đất số: ………………………. Diện tích ………………. m2.

– Tại số nhà: ………………………. Đường/phố ………………………

– Phường/xã ………………………………….. Quận/huyện …………

– Tỉnh, thành phố: ………………………………………………………

  1. Nội dung đề nghị cấp phép:

3.1. Đối với công trình không theo tuyến:

– Loại công trình: ……………… Cấp công trình: ……………………

– Diện tích xây dựng: ……… m2.

– Cốt xây dựng: ……… m

– Tổng diện tích sàn: …………m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: ……..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:

– Loại công trình: ………… Cấp công trình: ………………

– Tổng chiều dài công trình: …………….. m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).

– Cốt của công trình: ………..m (ghi rõ cốt qua từng khu vực)

– Chiều cao tĩnh không của tuyến: …….. m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực).

– Độ sâu công trình: ………….m (ghi rõ độ sâu qua từng khu vực)

3.3. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng:

– Loại công trình: ……………… Cấp công trình: ……………

– Diện tích xây dựng: ……….m2.

– Cốt xây dựng: …………m

– Chiều cao công trình: ……..m

3.4. Đối với công trình quảng cáo:

– Loại công trình: ……………… Cấp công trình: ……………

– Diện tích xây dựng: ……………..m2.

– Cốt xây dựng: …………..m

– Chiều cao công trình: ……………….m

– Nội dung quảng cáo: …………………….

3.5. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:

– Cấp công trình: ………………..

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………m2.

– Tổng diện tích sàn: ………..m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: ………..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.6. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa:

– Loại công trình: ……………… Cấp công trình: ………

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……….m2.

– Tổng diện tích sàn: ……….m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: …….m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.7. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến:

– Giai đoạn 1:

+ Loại công trình: ………………………. Cấp công trình: …………………

+ Diện tích xây dựng: …….m2.

+ Cốt xây dựng: ………m

+ Chiều sâu công trình: ………m (tính từ cốt xây dựng)

– Giai đoạn 2:

+ Tổng diện tích sàn: ……..m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

+ Chiều cao công trình: ………m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

+ Số tầng: ……..(ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.8. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị:

– Loại công trình: …………………. Cấp công trình: ……………………

– Tổng chiều dài công trình theo giai đoạn: ………m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).

– Cốt của công trình: ……..m (qua các khu vực theo từng giai đoạn)

– Chiều cao tĩnh không của tuyến: ……..m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực theo từng giai đoạn).

– Độ sâu công trình: ………m (ghi rõ độ sâu qua các khu vực theo từng giai đoạn)

3.9. Đối với trường hợp cấp cho Dự án:

– Tên dự án: ……………………………………

+ Đã được: ……….phê duyệt, theo Quyết định số: ……. ngày …………

– Gồm: (n) công trình

Trong đó:

+ Công trình số (1-n): (tên công trình)

* Loại công trình: ………………………….. Cấp công trình: ……………

* Các thông tin chủ yếu của công trình: ……………………………………

3.10. Đối với trường hợp di dời công trình:

– Công trình cần di dời:

– Loại công trình: ………………………………. Cấp công trình: …………

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………………………………… m2.

– Tổng diện tích sàn: ……………………………………………………… m2.

– Chiều cao công trình: …………………………………………………… m2.

– Địa Điểm công trình di dời đến: …………………………………………

– Lô đất số: …………………………… Diện tích ……………………… m2.

– Tại: ………………………………………… Đường: ………………………

– Phường (xã) ………………………………. Quận (huyện) ………………

– Tỉnh, thành phố………………………………………………………………

– Số tầng: ………………………………………………………………………

  1. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: ………………………………

– Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………

– Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số ……… Cấp ngày……

– Tên chủ nhiệm thiết kế: ……………………………………………………

– Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ………do ………….. Cấp ngày: ……

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………

– Điện thoại: ………………………………………………………

– Giấy phép hành nghề số (nếu có): …………………cấp ngày …………

  1. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………… tháng.

  2. Cam kết:

Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:

1 –

2 –

…… ngày ……tháng ….. năm ……

Người làm đơn/Đại diện chủ đầu tư

Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)

Xử phạt vi phạm hành chính khi xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng

Gia đình bạn đang làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhưng chưa có giấy phép xây dựng, gia đình đã khởi công xây dựng và cơ quan thanh tra xử phạt vi phạm hành chính. Bạn đang muốn biết thẩm quyền xử phạt, mức xử phạt của gia đình mình là bao nhiêu?

Trả lời:

Thứ nhất, về mức xử phạt:

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 14 dẫn chiếu tới Khoản 5 Điều 15 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở quy định về mức xử phạt trong trường hợp khởi công xây dựng mà chưa có giấy phép xây dựng theo quy định cụ thể như sau:

Điều 14. Vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình

  1. Trường hợp khởi công xây dựng mà chưa có giấy phép xây dựng theo quy định thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định này.

Điều 15. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng

  1. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
  2. a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
  3. b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
  4. c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Như vậy, theo quy định của pháp luật và thông tin bạn cung cấp gia đình mình đang ở thành phố thì mức xử phạt có thể áp dụng cho gia đình bạn là: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Thứ hai, về thẩm quyền xử phạt:

Căn cứ theo Điều 38 dẫn chiếu tới Điều 24 củaLuật xử lý vi phạm hành chính 2012quy định cụ thể về thẩm quyên xử phạt như sau:

Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực

  1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:…………………….
  2. e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
  3. g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
  4. h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
  5. i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
  6. k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường…….

Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

  1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Theo đó, Trong trường hợp của bạn với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng sẽ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Xây nhà không có giấy phép xây dựng bị xử lý ra sao?

Gia đình bạn đang sở hữu một mảnh đất ở quê, năm 2016 bạn đã khởi công xây một ngôi nhà. Nhưng thời điểm đó bạn không thực hiện xin giấy phép xây dựng. Vậy bây giờ bạn có thể làm gì?

Trả lời:

Thứ nhất: Phạt hành chính bằng tiền

Khi thi công xây dựng công trình ở nông thôn mà không xin giấy phép xây dựng đối với trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng thì sẽ bị xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng theo quy định tại Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng

  1. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Thứ hai, ngoài việc xử phạt tiền còn bị xử lý theo 2 hướng sau đây:

– Hành vi xây dựng đã kết thúc:

Trường hợp hành vi vi phạm đã kết thúc thì buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi không có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điểm d Khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP như sau:

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

d) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 6 và khoản 7 Điều này.

– Hành vi vi phạm đang diễn ra:

Đối với công trình đang thi công xây dựng thì sẽ xử lý theo quy định tại Khoản 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP như sau:

+ Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;

+ Yêu cầu cá nhân tổ chức phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản;

+ Hết thời hạn quy định trên mà người vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

Lưu ý: Đối với trường hợp được cấp hoặc cấp điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình, phần công trình xây dựng không phù hợp với giấy phép xây dựng thì phải tháo dỡ công trình hoặc phần công trình vi phạm đó mới được tiếp tục xây dựng.

Như vậy, Trường hợp xây dựng nhà mà không xin giấy phép xây dựng ngoài bị phạt tiền còn bị buộc tháo dỡ công trình đã xây dựng.

Các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi: Đối tượng nào phải xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ?

Trả lời:

Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập (khoản 2 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014).

– Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp công trình được miễn giấy phép xây dựng.

– Chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ là cá nhân sở hữu vốn hoặc vay vốn để đầu tư xây dựng. Hay nói cách khác, chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ là người trả tiền cho thợ hồ (thợ xây) để xây dựng nhà ở riêng lẻ của mình.

Câu hỏi: Hồ sơ xin giấy phép xây nhà ở cần những gì ?

Trả lời:

Chủ đầu tư phải chuẩn bị 02 bộ hồ sơ theo Điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD, cụ thể:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

– Bản sao hoặc bản chụp giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.

– Bản sao, bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại nội dung này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

– Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu quy định tại điểm 1, 2, 3 nội dung này, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.

– Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Câu hỏi: Lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng tại Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng ?

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì lệ phí cấp giấy phép xây dựng là khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Luật Minh Khuê giới thiểu biểu phí của 3 thành phố lớn cụ thể:

+ Lệ phí cấp giấy phép xây dựng tại Thành phố Hà Nội Căn cứ nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 thì:

+ Cấp mới đối với nhà ở riêng lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép): 75.000 đồng

+ Cấp mới đối với công trình khác: 150.000 đồng

+ Gia hạn giấy phép xây dựng: 15.000 đồng.

– Lệ phí xin giấy phép xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ Điều 2 Nghị quyết 18/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017, cụ thể:

+ Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: 75.000 đồng

+ Cấp giấy phép xây dựng các công trình khác: 150.000 đồng

+ Gia hạn, cấp lại, điều chỉnh giấy phép xây dựng: 15.000 đồng

Đối tượng miễn thu: Trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng.

+ Lệ phí cấp giấy phép xây dựng Thành phố Hải Phòng căn cứ Nghị quyết 45/2018/NQ-HĐND ngày 10/12/2018, cụ thể:

– Cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ: 75.000 đồng

– Cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng khác: 150.000 đồng

– Gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng: 15.000 đồng

Xem thêm Dịch vụ xin cấp phép xây dựng nhà ở quận Hà Đông

https://www.facebook.com/xinphepxdahthomes/

5/5 – (1 bình chọn)

Share bài viết nếu thấy hữu ích