Di tích và danh thắng Thị xã Chí Linh

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây

Bài viết được xem nhiều

Nằm ở thôn Chí Linh, xã Nhân Huệ, thị xã Chí Linh. Căn cứ vào tấm bia “ Thần tích bi ký” khắc dựng năm Tự Đức 20 (1867) hiện còn lưu giữ tại đây, thì Đình Chí Linh là nơi thờ Tam vị đại vương có tên hiệu là: – Cao Sơn Quốc Trạng đại vương ( tức Cao Hiển – Thánh Cả) – Quảng Bác đại vương ( tức Phạm Cường – Thánh Hai) – Hùng Duệ đại vương ( tức Phạm Úy – Thánh Ba)

Di tích Đền Sinh – đền Hóa tọa lạc trên sườn núi Ngũ Nhạc thôn An Mô xã Lê Lợi thị xã Chí Linh. Đền là một công trình kiến trúc cổ, tựa lưng vào núi Ngũ Nhạc nhìn ra hướng Đông Bắc giữa bạt ngàn cây rừng xen lẫn những đồi vải thiều xum xuê. Đền Sinh thờ nơi sinh, đền Hóa thờ nơi hóa của tướng quân Chu Phúc Uy – thiên thần thời tiền Lý ( 544)

Chùa Huyền Thiên nằm ở phía nam núi Phư­ợng Hoàng, Trong sách “Chí Linh phong vật chí” có viết: Động Huyền Thiên ở xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh. Thế núi tuy hẹp nhưng quần sơn củng lập, hai cánh giương ra như­ loan liệng ph­ượng múa, cũng là một cảnh trí thanh quang vậy

Nằm bên tả ngạn sông Kinh Thầy, đền Quốc Phụ là một trong tám di tích thuộc “Chí Linh bát cổ” nổi tiếng đ­ược nhiều sử sách ghi nhận. Trư­ớc kia đền thuộc xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh. Nay di tích thuộc thôn Nẻo, xã Chí Minh, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dư­ơng. Đây là đền thờ Nhập nội Quốc phụ Th­ượng tể Trần Quốc Chẩn – một trong những danh t­ướng kiệt xuất của nhà Trần, tài đức vẹn toàn, hết lòng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất n­ước.

Chí Linh – Một vùng đất lắng hồn thiêng sông núi. Đến Chí Linh du khách được chiêm bái một quần thể khu di tích lịch sử đền Cao đang trầm mặc soi mình bên dòng Nguyệt Giang thơ mộng – một cảnh quan đặc biệt của Chí Linh. Dấu ấn lịch sử oanh liệt hào hùng thời Tiền Lê cùng những chiến công hiển hách của năm vị tướng họ Vương đến nay còn hiện diện qua những ngôi đền cổ tại vùng đất An Lạc làm nên dấu thiêng vùng đất Chí Linh.

Chùa Thanh Mai là một trong những cơ sở quan trọng của thiền phái Trúc Lâm Tam tổ Việt Nam, có quan hệ mật thiết đến cuộc đời và sự nghiệp của Pháp Loa thiền sư.

Đền Gốm thờ phó tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư thuộc thôn Linh Giàng, xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Người dân địa phương vẫn ca câu ca dao quen thuộc về đền Gốm:

Chùa Thanh Mai, ngôi chùa gắn liền với đệ nhị tổ của thiền phái Trúc Lâm là Pháp Loa tôn giả, đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1992

Di tích lịch sử Đền Gốm nằm trên địa bàn KDC Ninh Giàng, phường Cổ Thành, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Là nơi thờ phó tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư – một tướng hải quân kiệt xuất đã lập được nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên thế kỉ 13

Đền thờ Thầy giáo Chu Văn An tọa lạc tại phường Văn An, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây bao gồm một quần thể kiến trúc bề thế, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, là nơi gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Vạn Thế Sư Biểu – Danh nhân văn hóa thế giới Chu Văn An

Đình Chúc Thôn được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX là nơi tôn thờ năm vị thành hoàng là Nguyễn Sùng hiệu Cao Sơn, Nguyễn Hiển hiệu Quý Minh, Nguyễn Công Tự Phúc Nghiêm, Nguyễn Môn Chính Thất hiệu Từ Cẩn và con trai của 2 người là Nguyễn Đình Viên.

60

giây

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập . Thời gian chờ:giây