Di cư là gì? Sự di cư là gì? Phân loại di cư và ảnh hưởng di cư?

Di cư, sự di cư (migration) là gì? Bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê sẽ giúp bạn tìm hiểu một số nội dung liên quan đến di cư và sự di cư. Kính mời quý bạn đọc tham khảo.

 

1. Di cư là gì?

– Theo Từ điển tiếng Việt: Di cư là dời đến một miền hay một nước khác để sinh sống. 

Di cư (migration) là hiện tượng dịch chuyển dòng người vì lý do làm ăn sinh sống từ vùng này đến vùng khác trong phạm vĩ lãnh thổ quốc gia. 

– Về mặt pháp luật, tại Khoản 7 Điều 3 Pháp lệnh dân số năm 2003 quy định rằng:

Di cư là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác. 

Tựu chung lại, những cách định nghĩa nêu trên đều có điểm chung nhất định. Do đó, di cư, sự di cư là sự di chuyển của dân cư từ nước này sang nước khác.

Những người di cư được gọi là dân di cư. Theo đó, những người dân di cư là những người bỏ nơi cư trú ở quốc gia mà người đó mang quốc tịch hoặc thường trú để đến cư trú dài hạn hoặc định cư ở một quốc gia khác. Những người xuất cảnh có thời hạn để thực hiện những mục đích như lao động, học tập thì sẽ không được coi là dân di cư.

Người di cư trong trường hợp phải trốn ra một xứ khác để thoát cảnh nguy hiểm, ngược đãi, hoặc bị bắt bởi một quyền lực ở chốn cư ngụ còn được gọi là người tỵ nạn. Người di cư khi đã vượt biên giới sang nước khác thì gọi là người tỵ nạn. Những người này được Tổ chức cao ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn bảo vệ và giúp đỡ. Các luồng di cư có thể lam tăng hay giảm dân số và lực lượng lao động của một nước. 

Như vậy, Di cư, sự di cư (migration) là sự di chuyển của dân cư từ nước này sang nước khác. Các luồng di cư có thể làm tăng hay giảm dân số và lực lượng lao động của một nước.

 

2. Phân loại di cư

* Dựa vào tính chất của sự di cư:

– Di cư từ khu vực này sang khu vực khác của một quốc gia: Đây là một trong những loại hình di cư phổ biến nhất, đối với loại hình nay, các cá thể thường sẽ di chuyển từ vùng này sang một vùng khác trong cùng một quốc gia. Việc di cư này thường diễn ra với thời gian tiến hành ngắn, quãng đường là trong phạm vi một quốc gia.

– Di cư từ quốc gia này sang cư trú tại một quốc gia khác: Loại hình di cư này có tính chất phức tạp hơn so với loại di cư trên, bởi lẽ, loại hình di cư này gắn liền với nhiều vấn đề mang tính nhân thân như quốc tịch, di cư quan biên giới, thủ tục hành chính, ngoại giao….Loại hình di cư này thường có thời gian tiến hành rất dài, quãng đường thường sẽ không có giới hạn nào cả.

* Dựa vào nguyên nhân, mục đích di cư

Tùy thuộc vào mục đích, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng di cư thì ta sẽ có nhiều loại khác nhau, có thể kể đến các loại di cư sau đây:

– Di cư do dự thu hút của tài nguyên thiên nhiên. Đây là sự di cư diễn ra mạnh nhất. 

– Di cư bắt buộc có khuyến khích theo yêu cầu phân bổ dân cư

– Di cư đi làm ăn trong thời gian ngắn theo mùa vụ

– Di cư giao hoán giữa thành thị và nông thôn

– Di cư thông thường do yêu cầu cư trú đơn thuần

 

3. Ảnh hưởng của di cư

– Thứ nhất, di cư sẽ tác động tới nền kinh tế.

Việc di cư sẽ có những tác động trực tiếp tới nền tài chính của nơi mà các cá thể di cư tới. Theo đó, khi di cư tới một vùng đất hoặc một quốc gia mới, người di cư đó sẽ tiến hành lao động, sinh sống cũng như chịu tác động của những phúc lợi, đời sống tại nơi di cư đên. Trong quá trình đó, người di cư sẽ lao động, làm ra các sản phẩm đóng góp cho xã hội, đóng thuế theo quy định pháp luật cũng như nhận về những yếu tố như nơi ở, phúc lợi xã hội, y tế, môi trường sống….Có thể hiểu, đó như một vòng tuần hoàn giữa cho và nhận, và việc cho – nhận này sẽ xảy ra việc tiêu hao tiền tệ, tài chính, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nền tài chính của khu vực mà người di cư đã di cư tới. 

– Thứ hai, di cư tác động tới thị trường lao động và việc làm

Khi di cư tới một vùng khác, người di cư sẽ cần phải kiếm việc làm và lao động để dinh sông tại vùng đất mới nên từ đó sẽ góp phần làm tăng thêm số lượng người lao động trong khu vực cũng như làm tăng thêm nhu cầu tìm kiếm việc làm. Tạo nguồn lao động có chất lượng khi họ trở về, bởi nhiều người di cư đi làm việc ở nơi khác sẽ học được các kỹ năng, nâng cao tay nghề và đặc biệt là kỹ năng mềm trong mọi lĩnh vực. 

Di cư sẽ góp phần giải quyết các vấn đề về việc thiếu hụt lao động trong một số khu vực, giúp bổ sung thêm nguồn nhân lực, đồng thời làm đa dạng thị trường lao động.

Tuy nhiên, di cư cũng gây ra một số tiêu cực nhất định như gây ra tình trạng quá tải dân số, dẫn đến việc cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn do lúc này số lượng lao động sẽ ngày càng nhiều, với nhiều trình độ và khả năng làm việc khác nhau. Ảnh hưởng đến việc gia tăng dân số của một vùng.

Đối với nơi đi sẽ làm thiếu hụt lao động ở một số nagnf, nghề, làm cản trở việc thực hiện các kế hoạch cơ cấu lại ền kinh tế của nơi đi, tạo ra các hệ lụy xã hội. Với nơi đến, tình trạng di cư sẽ tạo áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng: điện, nước, giao thông, y tế, giáo dục và tài nguyên môi trường. Gánh nặng an sinh xã hội và phá vỡ các quy hoạch của địa phương. 

Đặc biệt, nguồn lao động di cư đi nơi khác tạo ra những vấn đề xã hội nghiêm trọng như gia đình thiếu vắng người mẹ, người bố, việc chăm sóc trẻ em phụ thuộc vào ông bà cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập và tâ lý trẻ em, làm tăng nguy cơ bị xâm hại tình dục ở trẻ em. Cùng với đó, việc chăm sóc người già ở nơi đi cũng là một vấn đề, do thiếu người chăm sóc lúc ốn đau, khiến người già trở nên cô đơn. 

 

4. Một số khuyến nghị, chính sác giúp ổn định khi xảy ra hiện tượng di cư ở Việt Nam

 Một là, các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, các quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, địa phương cần tính tới dân số di cư trong mối quan hệ với đô thị hóa để thúc đẩy sự đóng góp tốt nhất của dân số di cư cho sự phát triển cả nơi xuất cư và các điểm đến cũng như đảm bảo lợi ích của người di cư và gia đình họ. Việ phân bổ ngân sách cho các địa phương cần gắn với số lượng dân cư thực tế sinh sống tại địa phương, bao gồm cả những người cư trú tạm thời.

– Hai là, tăng cường cung cấp tư vấn và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản và kỹ năng sống phù hợp cho nhóm dân số di cư rẻ tuổi đông đảo ở các vùng nhập cư, đặc biệt nữ giới trong độ tuổi sinh sản.

– Ba là, các chính sách an sinh xã hội cần tính đến các yếu tố di cư, và hỗ trợ người di cư tiếp cận được với các hình thức nhà ở xã hội, tạo điều kiện để trẻ em di cư có cơ hội tiếp cận đến giáo dục, đặc biệt tới giáo dục cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, góp phần ổn định cuộc sống của người di cư. Ưu tiên hỗ trợ nữ giới trong việc tạo cơ hội việc làm và đào tạo nghề để giảm dần tỷ lệ thất nghiệp của nữu giới và tăng tỷ lệ lao động nữ làm các công việc có kỹ năng.

– Bốn là, ngoài việc đầu tư cho các đô thị lớn để ứng phó với sức ép di cư ới phát triển hạ tầng đo thị và các dịch vụ xã hội, cần có chính sách đầu tư thích hợp cho các đô thị nhỏ và khu vực nông thôn nhằm tạo thế phát triển cân bằng, giảm áp lực cho các đô thị lớn trong vấn đề giải quyết việc làm và an sinh xã hội. 

 Năm là, cần tiếp tục tiến hành các cuộc điều tra chuyên đề về di cư nhằm thu nhập đầy đủ thông tin về các nhóm dân số di cư, bao gồm di cư ngắn hạn nhằm phục vụ công tác hoạch định và xây dựng chính sách đối với nhóm dân số này. 

Trên đây là bài viết của Luật Minh Khuê gửi đến bạn đọc mang tính chất tham khảo. Trân trọng./.