Đi công chứng có cần bản gốc không?
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng; giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp; không trái đạo đức xã hội của bản dịch, giấy tờ văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch); mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân; tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Quy định về công chứng giấy tờ hiện nay như thế nào? Đi công chứng có cần bản gốc không theo quy định hiện nay? Cùng Luật sư X tìm hiểu về nội dung qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Đi công chứng có cần bản gốc không?
Công chứng là việc công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận về:
- Xác nhận tính xác thực, tính hợp pháp của một hợp đồng, của giao dịch dân sự bằng văn bản.
- Xác nhận về tính chính xác, tính hợp pháp và không trái đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ, các văn bản từ tiếng Việt được dịch sang tiếng nước ngoài hoặc được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
Theo quy định của pháp luật thì những giấy tờ đó phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Công chứng có cần bản gốc không?
Theo quy định của pháp luật Nhà Nước Việt Nam, khi dịch thuật công chứng bắt buộc phải đem theo bản gốc để đối chiếu bản dịch.
Điều này giúp các cơ quan có thẩm quyền phát hiện được những trường hợp làm giả mạo giấy tờ trái pháp luật hoặc công chứng không đúng với sự thật với mục đích trục lợi cá nhân, dẫn đến tổn thất cho người khác.
Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của các tổ chức hành nghề công chứng. Theo quy định của Luật Công chứng hiện nay thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm phòng công chứng và văn phòng công chứng.
- Văn phòng công chứng: chỉ được thành lập mới ở những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được văn phòng công chứng. Phòng công chứng sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, có con dấu, có tài khoản riêng.
- Phòng tư pháp: Căn cứ theo nhu cầu công chứng ở địa phương thì Sở Tư pháp sẽ chủ trì phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư, sở tài chính, sở nội vụ để xây dựng đề án thành lập phòng công chứng và trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định.
Công chứng không cần bản gốc
Đi công chứng có cần bản gốc không theo quy định hiện nay?
Theo Điều 40 Luật công chứng 2014 quy định về thủ tục công chứng với hợp đồng, giao dịch đã được soạn sẵn như sau:
- Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
- Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.
- Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
- Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa.
- Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
- Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch
Dịch vụ công chứng không cần bản gốc hay còn gọi là sao y chứng thực không cần bản chính, chứng thực không cần bản chính, công chứng qua hình ảnh, bản scan… được hiểu là khi bạn công chứng, sao y, xác nhận chứng thực một giấy tờ bất kì trong khi không mang theo hoặc làm thất lạc bản gốc của giấy tờ đó.
Với dịch vụ này, bạn có thể không cần mang theo bản chính mà vẫn có thể lấy được bản sao công chứng (việc đối chiếu bản gốc sẽ thực hiện sau). Từ đó, làm giảm rất nhiều các rủi ro làm thất lạc, làm mất bản chính của các giấy tờ quan trọng.
Có đôi khi bạn cần công chứng gấp một giấy tờ nào đó, nhưng khổ thay bạn quên không mang theo hoặc là giấy tờ gốc đã bị thất lạc bị mất trộm. Đối với các văn phòng khác bạn sẽ không bao giờ được chứng thực. Nhưng đến với chúng tôi thì bạn hoàn toàn có thể làm được việc đó.
Một số văn phòng công chứng có dịch vụ công chứng không cần bản gốc với các loại giấy tờ sau:
- Các giấy tờ tùy thân: chứng minh thư, bằng lái xe, bằng tốt nghiệp, hồ sơ xin việc …
- Công chứng hồ sơ: giấy tờ của các công ty, tổ chức, doanh nghiệp: công chứng hồ sơ thầu, giấy phép kinh doanh, …
- Công chứng hợp đồng: các hợp đồng giữa các cá nhân với nhau hoặc giữa cá nhân với tổ chức, các tổ chức với nhau. Đây có thể là hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyển nhượng, …
- Công chứng giấy chứng nhận chất lượng: giấy chứng nhận xuất sứ: Những giấy chứng nhận này rất cần thiết đối với các công ty, đơn vị kinh doanh thực phẩm, mỹ phẩm.
- Công chứng các loại tài liệu nước ngoài: Các tài liệu nước ngoài: kết quả điều tra, kết quả nghiên cứu, … cần dùng trong kinh doanh, sản xuất.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, giải thể công ty, tạm dừng công ty, mã số thuế cá nhân của tôi, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, mẫu tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Sơ yếu lý lịch có cần công chứng không?
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể sơ yếu lý lịch có cần công chứng hay không. Tuy nhiên, trong hầu hết các mẫu sơ yếu lý lịch sử dụng trong tuyển dụng đều được địa phương xác nhận là chính xác. Mục đích của việc xác nhận này là nhằm đảm bảo các thông tin được khai trong sơ yếu lý lịch là hoàn toàn đúng với sự thật.
Đối với chứng thực sơ yếu lý lịch, pháp luật quy định người chứng thực chỉ chứng thực chữ ký của người yêu cầu chứng thực chứ không xác nhận về nội dung. Do đó, người yêu cầu chứng thực sơ yếu lý lịch chịu trách hiệm hoàn toàn về các nội dung được khai.
Vai trò của hoạt động công chứng khi có bản gốc
Công chứng có bản gốc tạo và cung cấp chứng cứ cho hoạt động tố tụng; khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên trong quan hệ dân sự, thương mại. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ, tình tiết; sự kiện trong vă bản công chứng không phải chứng minh; trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.
5/5 – (1 bình chọn)