Dị Ứng Thời Tiết Và 7 Cách Chữa Trị Hiệu Quả Tại Nhà
Có bạn nào khi thay đổi thời tiết nắng mưa thất thường là sẽ ngứa ngáy khó chịu, dị ứng như mình không ?
Nếu có thì hãy lưu ngay bài viết này lại nhé!!!
Bệnh ngứa dị ứng thời tiết là sự phản ứng của hệ miễn dịch trước các tác động từ bên ngoài môi trường, cụ thể là thời tiết thay đổi đột ngột. Bệnh này phổ biến nhất ở trẻ em và những người có cơ địa nhạy cảm. Tình trạng nổi mẩn đỏ dễ xảy ra nhất mỗi khi thời tiết trở lạnh do nhiệt độ làm giãn mạch, khiến cho chất huyết tương trong máu tràn qua các thành mạch rồi xâm nhập vào các mô. Lúc này cơ thể bị dị ứng sẽ tự động sản sinh ra chất histamin gây ngứa nên dị ứng da thời tiết thường đi kèm nổi mẩn và ngứa.
Thêm vào đó, khi độ ẩm thấp, lỗ chân lông cũng se khít lại khiến da giảm tiết mồ hôi cùng chất bã nhờn, chất sừng của da bị mất nước nên da khô hơn. Bên cạnh đó, các protein trong cơ thể cũng bị biến nên cơ thể phản ứng lại bằng cách nổi mẩn ngứa dị ứng thời tiết.
Mục Lục
Các dạng dị ứng thời tiết thường gặp
Bệnh dị ứng da thời tiết thường tồn tại dưới 2 dạng cơ bản:
- Nổi mẩn dị ứng thời tiết hàn: Đây là dạng lạnh nổi mẩn đỏ do cơ thể phản ứng với nhiệt độ thấp từ môi trường bên ngoài mà chủ yếu là các yếu tố như không khí lạnh, mưa, nước lạnh, tuyết,… Nó liên quan đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Những người có cơ địa dị ứng với nhiệt độ thấp (dưới 20 độ C) chỉ cần cơ thể cảm nhận được sự thay đổi về nhiệt độ này sẽ tiết ra các histamine để chiến đấu lại từ đó khiến cơ thể nóng lên, nổi mẩn, có thể ngứa hoặc không, đôi khi còn bị sưng tấy trên da. Phần lớn những trường hợp mẩn ngứa dị ứng thời tiết lạnh thường khởi phát ở mặt, cổ, tay, chân… Ngoài hiện tượng nổi mẩn, ngứa, một số người còn bị phù nề, sưng ở vùng môi và mí mắt. Khi vùng da này được làm ấm trở lại các dấu hiệu mẩn ngứa sẽ giảm bớt. Trong giai đoạn phát dị ứng, phát ban, người bệnh có thể thở nhanh hơn bình thường.
- Nổi mẩn dị ứng thời tiết nhiệt: Trái với nổi mẩn ngứa do hàn, mẩn ngứa do nhiệt là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với nhiệt độ cao (trên 30 độ C). Khi ấy, cơ thể sẽ sinh ra phản ứng cholin – phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch đối với nhiệt độ cao hoặc với mồ hôi của chính cơ thể khi nhiệt độ bên ngoài tăng lên. Thành phần chollinergic sẽ được được giải phóng ở cuối đoạn thần kinh và thúc đẩy xảy ra phản ứng cholin. Mặt khác, nếu tuyến mồ hôi của người bệnh bị tắc do vi khuẩn, bụi bẩn, cộng với tình trạng mẫn cảm cũng thúc đẩy hiện tượng mẩn đỏ do nhiệt dễ xảy ra. Bệnh ngứa dị ứng thời tiết do nhiệt thường xuất hiện khi cơ thể nóng lên do các hoạt động như chơi thể thao ngoài trời nóng, tắm nắng, tắm nước nóng, nhiệt độ thời tiết bỗng nhiên tăng lên… Lúc này biểu hiện của bệnh đặc trưng sẽ là ngứa ngáy trên da, nổi mề đay, mẩn đỏ, đôi khi cảm thấy bỏng rát… Hiện tượng này thường giảm dần và biến mất khi da được làm mát. Tùy theo cơ địa bệnh nhân mà các dấu hiệu mẩn ngứa dị ứng thời tiết nhiệt có thể chỉ xảy ra trong một giai đoạn nhất định rồi biến mất hoặc tái đi tái lại nhiều lần.
7 cách chữa dị ứng thời tiết hiệu quả tại nhà
Hiện tượng dị ứng thời tiết thường xảy đến nhiều vào thời điểm giao mùa hay khi thời tiết thay đổi đột ngột mưa bão như ở miền Bắc và miền Trung đợt này. Bạn có thể áp dụng theo một số cách sau:
Chữa dị ứng thời tiết bằng muối trắng
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ toàn thân do dị ứng thời tiết gây ra có thể tắm bằng nước muối loãng để cải thiện các triệu chứng này.
Cách làm:
- Bạn chuẩn bị 1 nắm muối trắng và 1 chậu nước ấm.
- Tiếp đến bạn hòa tan nắm muối đã chuẩn bị vào chậu nước ấm.
- Dùng nước muối loãng và tắm.
- Sau đó tắm lại với nước lạnh để giúp da dịu mát.
Cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà bằng lá khế
Tác dụng của lá khế là thanh nhiệt, loại bỏ độc đố, cải thiện các triệu chứng nổi mề đay, sưng tấy và ngứa ngáy trên da. Vì vậy, người bệnh có thể yên tâm chữa dị ứng thời tiết bằng lá khế.
Cách làm:
- Người bệnh chuẩn bị một nắm lá khế tươi, rửa sạch và để ráo nước.
- Tiếp đến bạn mang lá khế tươi rang cho đến khi héo.
- Lấy lá khế đã rang héo chà xát trực tiếp lên vùng da bị nổi mẩn ngứa.
Lưu ý: Không dùng lá khế khi quá nóng, vì nó có thể gây bỏng da. Người bệnh thực hiện phương pháp này đến khi thấy tình trạng dị ứng thuyên giảm.
Điều trị dị ứng thời tiết tại nhà bằng gừng tươi
Trong gừng chứa một lượng lớn chất gingerol có công dụng chống oxy hóa cao, giảm viêm nhiễm, giúp da tái tạo tế bào mới. Bởi những công dụng đó trong dân gian thường sử dụng gừng để điều trị dị ứng thời tiết.
Cách làm:
- Người bệnh chuẩn bị 4 củ gừng già tươi.
- Rửa sạch gừng và đập nhỏ.
- Cho gừng đã đập nhỏ vào nồi nước và đun sôi trong khoảng 15 – phút.
- Lấy nước gừng đã đun sôi hòa với nước lạnh sao cho vừa ấm và tắm.
- Trong khi tắm, bạn có thể tận dụng bã gừng để chà xát lên da bị dị ứng.
Mẹo chữa dị ứng thời tiết bằng khoai tây
Phần nhựa của khoai tây được xem như kháng sinh tự nhiên chữa các chứng ngứa rát, sưng đỏ, nổi mề đay trên da do dị ứng thời tiết gây ra.
Cách làm:
- Người bệnh chuẩn bị 1 củ khoai tây tươi, không mọc mầm hay dập nát.
- Gọt vỏ và rửa sạch khoai tây.
- Cắt khoai tây thành nhiều lát mỏng và đắp lên da trong khoảng 15 phút.
- Sau cùng dùng nước ấm để rửa lại cho sạch.
Chữa dị ứng thời tiết với lá lốt
Trong lá lốt có chứa piperidin và piperin, đây là những chất có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát khó chịu do dị ứng thời tiết mang lại.
Cách làm:
- Bạn chuẩn bị một nắm lá lốt còn tươi, không bị sâu, và một thìa nhỏ muối trắng.
- Lá lốt đem rửa sạch, bỏ thêm chút muối và đun sôi với nước trong khoảng 15 phút.
- Khi nước sôi đổ ra chậu, hòa thêm nước lạnh sao cho ấm và tắm.
- Phần bã lá lốt dùng để xát lên người.
- Người bệnh lưu ý không nên dùng kết hợp với sữa tắm vì có thể làm giảm tác dụng của lá lốt.
Cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà hiệu quả bằng rau má
Rau má có tính mát, vị đắng, có công dụng thải độc, thanh nhiệt cơ thể, làm mát gan. Vì thế, trong dân gian thường dùng rau má để chữa dị ứng thời tiết tại nhà.
Cách làm:
- Bạn hái một nắm rau má, nhặt bỏ lá hỏng, giữ nguyên rễ.
- Rửa thật sạch ra má, nhất là phần rễ, để ráo nước.
- Rau má đã rửa sạch đem đi xay nhuyễn.
- Chiết lấy phần nước cốt rau má và uống.
- Người bệnh nên uống hằng ngày để thấy hiệu quả.
Chữa dị ứng thời tiết tại nhà từ lá trà xanh
Dùng lá trà xanh điều trị dị ứng thời tiết giúp bạn nhanh chóng loại bỏ các nốt mẩn đỏ, cùng cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Cách làm:
- Bạn chuẩn bị một nắm lá trà xanh non và còn tươi.
- Trà xanh đem rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối để loại bỏ hết các vi khuẩn tồn đọng.
- Vớt lá trà xanh và đun sôi với nước.
- Nước lá trà xanh hòa cùng với nước lạnh sao cho độ ấm vừa phải và tắm.
- Trong khi tắm lấy bã lá trà xanh xát nhẹ lên da, nhất là những vùng bị dị ứng.
Những lưu ý bỏ túi khi chữa dị ứng thời tiết tại nhà
Các cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà chỉ nên áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ và với bắt đầu bị dị ứng. Với những người bị dị ứng thời tiết có các triệu chứng nặng như: Sưng phù toàn thân, mẩn đỏ lan rộng, các vết thương hở có nguy cơ bị viêm nhiễm không nên áp dụng phương pháp này.
Ngoài ra, khi áp dụng các cách điều trị dị ứng thời tiết tại nhà bạn cần lưu ý một số điều sau để đạt kết quả tốt nhất:
- Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, nhất là những vùng bị nổi mẩn đỏ, mề đay.
- Không mặc quần áo quá chật, chà xát lên da.
- Giặt quần áo thường xuyên để loại bỏ các vi khuẩn.
- Không gãi mạnh khi ngứa, việc này có thể làm tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn từ tay xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Không tắm nước lạnh khi bị dị ứng thời tiết.
- Khi bị dị ứng thời tiết không sử dụng mỹ phẩm hay sữa tắm. Các thành phần hóa học có trong các loại mỹ phẩm, sữa tắm có thể bào mòn da, khiến da bị kích ứng.
- Kiêng ra gió, kiêng tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Khi đi ra ngoài, hãy đảm bảo rằng bạn luôn giữ ấm cơ thể, mặc quần áo dài tay, chân.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là vitamin C, E, sắt, kẽm,…
Nên kiêng gì khi bị dị ứng thời tiết? Theo đó bạn nên hạn chế các loại thực phẩm gây kích ứng da như đồ cay nóng, thực phẩm giàu chất đạm, protein, hải sản…
- Trong quá trình điều trị bệnh, bạn tuyệt đối không được hút thuốc, uống rượu, bia,…
- Người bị bệnh nên uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả.
- Kết hợp tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe chống lại các tác nhân có hại.
Tuy sử dụng các biện pháp truyền thống là tốt cho da và ít xảy ra các trường hợp ngoài dự liệu nhưng nếu có điều kiện các bạn nên đi tiệm thuốc tây để mua các loại thuốc, kem thoa dị ứng thì vẫn là tốt hơn.
Nếu trường hợp dị ứng thời tiết nặng là da bạn gặp bất thường hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ thì hãy đến ngay các cơ sở y tế, da liễu để được hỗ trợ, điều trị kịp thời.