Đền Hùng | Du lịch Việt Trì | Dulich24

thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Di tích lịch sử được yêu thích tại Việt Trì, Phú Thọ

Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.

Giới thiệu Đền Hùng

 

Đền Hùng

Giới thiệu Đền Hùng

Du lịch đền Hùng
Du lịch đền Hùng 

Khu di tích lịch sử đền Hùng nổi tiếng từ lâu là nơi quy tụ những giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo. Đặc biệt vào dịp giỗ tổ hàng năm thì đây chính là nơi hấp dẫn du khách từ mọi miền tổ quốc đổ về làm lễ dâng hương

Thời gian thích hợp du lịch đền Hùng

Lễ hội đền Hùng
Lễ hội đền Hùng 

Lễ hội đền Hùng
Lễ hội đền Hùng 

Bạn có tới tham quan đền Hùng, Phú Thọ vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng nhộn nhịp và thú vị nhất đó chính là dịp hội ngày 10 tháng 3. Đây cũng chính là thời gian tốt nhất để tới đền Hùng, tuy nhiên vào thời điểm này do lượng du khách đổ về rất đông nên có thể các chi phí du lịch tăng cao cũng như khó có thể tìm được chỗ nghỉ lại ưng ý.

Di chuyển, đi lại

Di chuyển đến Đền Hùng

Đền Hùng thuộc địa phận xã Hy Chương, thành phố Việt Trì, Phú Thọ cách trung tâm Hà Nội khoảng 90km nên rất thuận lợi cho các bạn có ý định phượt hoặc du lịch bụi. Để đến được đền Hùng phổ biến nhất là có 2 cách:

Tới đền Hùng bằng xe máy, đường đi đền Hùng bằng phương tiện cá nhân:

– Xuất phát từ Hà Nội để tới được đền Hùng bạn hãy chạy xe theo lộ trình sau: Đi theo quốc lộ 32 qua cầu Trung Hà==> khi tới cầu Phong Châu thì tiếp tục đi thẳng là tới đền Hùng.
– Xuất phát theo quốc lộ 2 qua Vĩnh Phúc thì bạn chạy xe tới cầu Việt Trì ==> Qua trung tâm thành phố rẽ trái chừng 10km nữa là tới đền Hùng.

Tới đền Hùng bằng xe khách, thông tin nhà xe, chuyến xe chạy tuyến Hà Nội – Đền Hùng:

– Xe Mạnh Nga Tuyến Hà Nội – Phú Thọ: Xe chất lượng cao. Hà Nội xuất phát tại bến xe Mỹ Đình lúc 8h15 và 18h10. Xuất phát Phú Thọ lúc 4h20 và 14h10. Liên hệ: Cây Xăng – Cầu Trắng – TX.Phú Thọ. Điện thoại (0210) 382.3313 – 0904.656.360.
– Xe Hải Thường Tuyến Hà Nội – Thanh Sơn (Phú Thọ): Sáng Tân Minh đi 5h. Thanh Sơn đi 6h. Mỹ Đình về 10h15 – Chiều Văn Miếu đi 13h10. Thanh Sơn đi 13h40. Mỹ Đình về 17h30. Điện thoại: (0210) 387.4281 – 0902.216.468 – 0987.907.388.
– Xe Hiếu Nghĩa Tuyến Hà Nội – Phú Thọ: Xe chất lượng cao. Ra vào Hà Nội tại bến xe Mỹ Đình. Phú Thọ đi 9h – Hà Nội về 16h. Điện thoại: 0982.195.902 – 0989.781.678

Theo kinh nghiệm phượt đền Hùng bạn nên đi theo nhóm 4-6 người rồi thuê ô tô riêng để vừa chủ động lại có thể tiết kiệm được tối đa chi phí.

Đi lại ở đền Hùng

Đến Đền Hùng, bạn vẫn có thể đi xe qua cổng đến chân khu di tích. Tuy nhiên từ khu di tích chủ yếu là cầu thang nên bạn sẽ phải để xe ở dưới và leo bộ để tham quan toàn bộ những điểm trong khu di tích này. Những điểm đến ở dưới chân núi bạn hoàn toàn có thể sử dụng xe máy hoặc ô tô để di chuyển.

Điểm đến hấp dẫn

Các điểm đến ở Đền Hùng

Đền Hạ 

Tam quan đền Hạ
Tam quan đền Hạ

Tam quan đền Hạ
Tam quan đền Hạ

Được xây dựng vào thế kỷ XVII – XVIII. Kiến trúc kiểu chữ nhị (=) gồm Tiền bái và Hậu cung. Kiến trúc đền Hạ đơn sơ, kèo cầu suốt, quá giang đóng trụ, mái lợp ngói mũi.

Tương truyền rằng nơi đây, mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành trăm người con trai, nguồn gốc của cộng đồng người Việt, nghĩa “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây.. Khi các con khôn lớn cha Lạc Long Quân mang theo 50 người con về vùng biển quai đê lấn biển, mở mang bờ cõi. Mẹ Âu Cơ mang theo 49 người con ngược lên vùng núi, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải, xây dựng cuộc sống. Người con trưởng ở lại làm Vua, cha truyền con nối 18 đời đều gọi là Hùng Vương.

Chùa Thiên Quang 

Chùa Thiên Quang
Chùa Thiên Quang

Cây thiên tuế hơn 800 tuổi ở chùa Thiên Quang
Cây thiên tuế hơn 800 tuổi ở chùa Thiên Quang

Chùa xưa có tên gọi là ” Viễn Sơn Cổ Tự ”  sau đổi thành ” Thiên Quang Thiền Tự “. Chùa được xây dựng vào thời Trần đến thế kỷ XV xây dựng lại, thời Nguyễn chùa được đại trùng tu. Hiện nay chùa có kiến trúc kiểu chữ công (I) gồm ba toà tiền đường (5 gian) Tam bảo (3 gian) và Thượng điện (3 gian) các toà được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột, kèo suốt cài nóc. Phía ngoài có hành lang xây xung quanh. Mái chùa lợp ngói mũi có đầu đao cong, bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt.

Đền Trung 

Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu)
Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu)

Đền Trung

Có tên Hùng Vương Tổ miếu. Đền được xây dựng vào thời Lý – Trần. Đến thế kỷ XV bị giặc Minh tàn phá, sau này được xây dựng lại, kiến trúc hiện nay kiểu chữ nhất (-) 3 gian, kiến trúc đơn sơ không có cột, kèo cầu quá giang cột trốn gối vào tường, mái lợp ngói mũi.

Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng Lạc Hầu, Lạc Tướng ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu người con hiếu thảo sáng tạo ra bánh chưng, bánh dầy.

Đền Thượng 

Cổng vào đền Thượng
Cổng vào đền Thượng

Đền Thượng
Đền Thượng 

Có tên chữ là Kính thiên lĩnh điện (Điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Tương truyền các vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ Thần lúa cầu mong cho mùa màng tốt tươi, nhân khang vật thịnh. Trên đỉnh núi Hùng xưa có mảnh vỏ chấu khổng lồ, có chiếc thuyền nan ba cắng gắn với truyền thuyết về hạt lúa thần, phản ánh mơ ước về cuộc sống ấm no.

Lăng Hùng Vương 

Lăng mộ vua Hùng thứ 6
Lăng mộ vua Hùng thứ 6

Lăng mộ vua Hùng
Lăng mộ vua Hùng

Tương truyền là mộ vua Hùng thứ 6, trước khi chết có dặn hãy chôn ta trên núi Cả để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu. Xưa  là mộ đất, đến thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) cho xây Lăng Mộ, thời Khải Định năm thứ 2 (1922) được đại trùng tu như ngày nay.

Cột đá thề 

Cột đá thề
Cột đá thề

Cột đá thề
Cột đá thề

Tương truyền rằng Thục Phán An Dương Vương khi được vua Hùng nhường ngôi đã thề nguyện muôn đời bảo vệ giang sơn gấm vóc mà vua Hùng trao lại và đời đời hương khói họ Hùng.

Đền Giếng 

đền Giếng
Đền Giếng

Miệng giếng Ngọc bị bịt kín bằng tấm lưới kim loại
Miệng giếng Ngọc bị bịt kín bằng tấm lưới kim loại

Tên chữ là Ngọc Tỉnh. Tương truyền là nơi hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con gái Vua Hùng thứ 18 thường soi gương chải tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai nàng là người có công dậy dân trồng lúa, trị thuỷ nên nhân dân lập đền thờ.

Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18, đền được xây dựng lên trên giếng nên hiện nay giếng ở bên trong hậu cung của đền bốn mùa nước trong mát, không bao giờ cạn.

Đền Tổ Mẫu Âu Cơ 

đền tổ mẫu Âu Cơ
đền tổ mẫu Âu Cơ

Đền Quốc mẫu Âu Cơ
Đền Quốc mẫu Âu Cơ

Đền Tổ Mẫu Âu Cơ là một quần thể kiến trúc bao gồm: Đền chính thờ Mẫu Âu Cơ, nhà tả vu, nhà hữa vu, nhà bia, trụ biểu, tam quan… được thiết kế theo phong cách xây dựng truyền thống, xen lẫn tính hiện đại. Các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn: Cột gỗ có thớt đá kê, tường xây gạch mộc đỏ, mái đền có đầu đao cong vút như cánh chim Lạc, trụ biểu đá giống như cây bút đang viết lên trời xanh… cho nhân dân ta vừa cảm giác gần gũi với mẹ vừa thiêng liêng cao quý.

Trong Hậu cung đền đặt tượng Tổ Mẫu Âu Cơ được làm bằng đồng. Phía dưới đặt tượng Lạc hầu, Lạc tướng.

Đền Thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân 

đền thờ quốc tổ Lạc Long Quân
đền thờ quốc tổ Lạc Long Quân

đền thờ quốc tổ Lạc Long Quân
đền thờ quốc tổ Lạc Long Quân

Đền thờ Lạc Long Quân quay về hướng Tây Nam. Đền được xây dựng kiến trúc kiểu chữ đinh gồm: Cổng đền, Phương đình, Tả Vu, Hữu Vu, trụ biểu, đền thờ. Kiến trúc truyền thống gỗ lim, sơn son thếp vàng, tường bao xây gạch chỉ màu đỏ, mái lợp ngói mũi.

Trong đền đặt tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân, tượng Lạc Hầu, Lạc Tướng được đúc bằng đồng.  Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân tạo thành một quần thể kiến trúc cảnh quan, góp phần bảo tồn, tái tạo hình ảnh lịch sử, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong việc thờ tự thuỷ tổ dân tộc. Nhằm giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc.

Bảo tàng Hùng Vương 

Bảo tàng Hùng Vương
Bảo tàng Hùng Vương

Bên trong Bảo tàng Hùng Vương
Bên trong Bảo tàng Hùng Vương

Bảo tàng Hùng được xây dựng năm 1986 do Hội kiến trúc sư Việt Nam thiết kế phỏng theo truyền thuyết bánh Chưng, bánh Dầy phản ánh quan niệm của người Việt cổ về vũ trụ trời tròn, đất vuông.

Năm 1993 Bảo tàng mở của đón khách thăm quan, với hơn 700 hiện vật, 102 bức ảnh, 4 bức tranh bằng gốm tráng men, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp hình, một nhóm tượng bằng đồng và nhiều hiện vật bổ trợ. 

Các điểm đến ở xa đền Hùng

Sau khi tham quan và khám phá quần thể khu di tích đền Hùng bạn cũng có thể tranh thủ dạo qua những danh thắng đẹp ở gần đó như:

Hang Lạng

Hang Lạng - Phú Thọ
Hang Lạng – Phú Thọ

Hang Lạng - Phú Thọ
Hang Lạng – Phú Thọ

Hang nằm tại huyện Thanh Sơn có kích thước lớn với những thạch nhũ và hình thù lạ và vô cùng đẹp mắt.

Đầm Ao Châu

Đầm Ao Châu
Đầm Ao Châu

Đầm Ao Châu
Đầm Ao Châu

Có diện tích khoảng 2km2 mặt nước, gồm 100 hòn đảo lớn nhỏ nằm tại huyện Hạ Hòa. Đây chính là nơi có hệ động thực vật phong phú và một bầu không khí thanh bình, yên lành.

Vườn quốc gia Xuân Sơn

Vườn quốc gia Xuân Sơn
Vườn quốc gia Xuân Sơn

Vườn quốc gia Xuân Sơn
Vườn quốc gia Xuân Sơn

Nằm tại huyện Thanh Sơn có diện tích lên tới 18.369 ha. Nơi đây nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên, cùng hệ sinh thái phong phú đa dạng. Tới đây bạn sẽ được tận mắt thấy những loài thực vật với số lượng lớn và đẹp như cây rau sắng, dẻ, mộc lan…

Suối Tiên

Suối Tiên - Phú Thọ
Suối Tiên – Phú Thọ 

Suối Tiên - Phú Thọ
Suối Tiên – Phú Thọ

Tập trung hơn 10 thác nước lớn, nhỏ và những bãi đá cuội với đầy màu sắc. Đây cũng chính là nơi được nhiều du khách khi tới huyện Hạ Hòa.

Du khách thường làm gì ở đây?

Tham gia các trò chơi dân gian vào ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương
Tham gia các trò chơi dân gian vào ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương 

tham gia hát xoan
tham gia hát xoan 

Xem cách làm bánh trưng truyền thống
Xem cách làm bánh trưng truyền thống 

Leo hàng trăm bậc thang để tham quan và thắp hương các diểm trong khu di tích
Leo hàng trăm bậc thang để tham quan và thắp hương các diểm trong khu di tích 

Thắp hương cầu nguyện
Thắp hương cầu nguyện 

Chụp ảnh lưu niệm
Chụp ảnh lưu niệm

Ăn gì? Ở đâu?

Các món ăn đặc sản

Bánh tai, thịt chua, trám om kho cá, rêu đá, rau sắn, xôi nếp gà gáy… là những món ăn du khách không nên bỏ qua khi tới Phú Thọ dự hội Đền Hùng.

Bánh tai

Bánh tai
Bánh tai

Bánh tai: Lớp vỏ bánh làm từ gạo tẻ ngon bùi và phần nhân từ thịt lợn thơm phức khiến du khách có thể ăn mãi không chán. Ảnh: Phuthopost.com.

Thịt chua

Thịt chua
Thịt chua

Thịt chua: Thịt lợn sống được thái mỏng, ướp gia vị và trộn thính, cho vào các ống nứa lót lá ổi rồi treo ở nơi khô ráo khoảng 4-5 ngày vào mùa nóng. Thịt chua được ăn kèm với các loại rau thơm và lá sung, lá ổi, đinh lăng… Đây là món nhậu hoàn hảo vào những ngày nắng nóng. Ảnh: Phuthopost.com.

Trám om kho cá

Trám om kho cá
Trám om kho cá

Trám om kho cá: Vị chua và bùi của trám khi kho với cá và tương đem lại sự cân bằng hoàn hảo, tạo ra một món ăn độc đáo, đưa cơm khiến du khách khó lòng quên được. Ảnh: Mytour.vn.

Rau sắn

Rau sắn
Rau sắn

Rau sắn: Mọi người thường quen ăn củ sắn nhưng không mấy ai từng thưởng thức món rau rắn. Búp sắn non được ngâm nước cho bớt nhựa rồi vò nát, trộn thêm chút muối rồi đem bỏ vào vại ủ chua khoảng 4-5 ngày. Rau sắn muối được ăn kèm với các món khác, đem xào hoặc nấu cá đều rất ngon. Ảnh: Thesaigontimes.vn.

Rêu đá

Rêu đá
Rêu đá

Rêu đá: Rêu được lấy về, làm sạch rồi đem trộn với tỏi thái mỏng, muối, mì chính, hành và chút mỡ lợn rồi đem gói trong nhiều lớp lá đu đủ. Bọc rêu được đem vần than nóng cho tới khi lá đu đủ cháy đen, khi đó hương vị rêu hòa với tỏi và các gia vị tạo ra một vị ngon đặc biệt. Ảnh: Depplus.vn.

Xôi nếp gà gáy

Xôi nếp gà gáy
Xôi nếp gà gáy

Xôi nếp gà gáy: Nếp gà gáy thân dài, hạt to, khi đem đồ xôi chín nhanh, dẻo thơm, chấm với muối vừng hoặc ăn kèm gà đồi nướng.  Ảnh: Phuthopost.com

Khu vực tập trung nhiều món ăn ngon

Đặc sản ở đền Hùng, Phú Thọ chủ yếu là các món ăn dân dã như thịt chua, bánh tai, trám đen… bạn có thể mua ở bất kỳ đâu trên đường đi. Theo kinh nghiệm của những người đi lễ đền Hùng thường xuyên thì bạn từ xa tới nên ăn sáng ở nơi thuận tiện tới tầm trưa thì vào thành phố Việt Trì để ăn uống và nghỉ ngơi.

Khách sạn, nhà nghỉ

Do ở đền Hùng khá gần Hà Nội nên thường các du khách sẽ đi đi về về trong ngày, nhưng nếu bạn muốn ở lại thì có thể tham khảo một số nhà nghỉ, khách sạn ngay tại thành phố Việt Trì

Lịch trình du lịch Đền Hùng 2 ngày 1 đêm tham khảo

NGÀY 01: HÀ NỘI – BẢO HÀ – ĐỀN ÔNG BẢY

– 05h00: khởi hành đi đền Ông Bảy tại Bảo Hà – Bảo Yên – Lào Cai. Cách trung tâm Hà Nội hơn 200km. Trên đường đi dừng chân nghỉ ngơi và ăn sáng. Sau đó tiếp tục hành trình đến Bảo Hà .

– 12h30:  Đến Bảo Hà, nghỉ ngơi ăn cơm trưa.

– Buổi chiều: lên đền làm lễ dâng hương và tham quan đền Ông Bảy.

– Buổi tối: Ăn tối và nghỉ đêm tại Bảo Hà – Lào Cai.

 NGÀY 02: BẢO HÀ – ĐỀN HÙNG – HÀ NỘI

– 06h30:  Sau khi ăn xong, khởi hành về Đền Hùng.

– 12h00: Tới đền Hùng, nghỉ ngơi và ăn trưa tại đây.

– 13h30: Tiếp tục tham quan chiêm ngưỡng một quần thể di tích và lịch sử nổi tiếng của dân tộc ta. Nơi đây các vua Hùng đã xây dựng nước Văn Lang, quốc gia đầu tiên của dân tộc ta và cũng tại nơi đây quý khách về các nàng công chúa Tiên Dung, Mị Nương, về hoàng tử Lang Liêu với sự tích bánh chưng, bánh dày…. Leo qua hơn 200 bậc đá, quý khách lần lượt thăm quan Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Lăng Hùng Vương,  kết thúc tại Đền Giếng…

– 16h30: Lên xe trở về Hà Nội.

– 19h00: Về đến Hà nội – Kết thúc chuyến đi

Mua gì về làm quà?

Ở ngay tại đền Hùng có bán rất nhiều nữhng món quà lưu niệm cho du khách thập phương để làm kỷ niệm hay làm những món quà nhỏ về tặng cho người ở nhà. 

Còn nếu như muốn mua đồ ăn những loại bánh đặc sản đã được nhắc đến ở trên thì bạn có thể mua ở bất kỳ đâu trên đường đi.