Đêm 30/4, bốn hành tinh hệ Mặt trời thẳng hàng, sao Kim và sao Mộc “va đụng”

Sao Kim và sao Mộc sắp va chạm là không thật, nhưng trông chúng như vậy trên nền trời đêm 30/4. Hai hành tinh sáng nhất hệ Mặt trời này xuất hiện thẳng hàng với Sao Hỏa và Sao Thổ.

Sao Kim và sao Mộc sắp va chạm là không thật, nhưng trông chúng như vậy trên nền trời đêm 30/4. Hai hành tinh sáng nhất hệ Mặt trời này xuất hiện thẳng hàng với Sao Hỏa và Sao Thổ.

Chú thích ảnh

Đồ họa minh họa bốn hành tinh thẳng hàng: sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ; trong đó sao Mộc và sao Kim dường như va chạm khi được nhìn thấy từ Bắc bán cầu Trái đất vào ngày 30/4/2022.

Theo trang DW (Đức), bốn hành tinh – Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc và Sao Thổ – sẽ gần như vào vị trí thẳng hàng một cách hoàn hảo khi nhìn từ Bắc Bán cầu của Trái đất.

Sự kiện vào ngày 30/4/2022 là một điều hiếm có, với bốn trong số những người hàng xóm gần nhất của chúng ta trong hệ Mặt trời – sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ – sắp xếp thẳng hàng gần như hoàn hảo và có thể nhìn thấy bằng mắt thường mà không cần kính thiên văn.

Và còn một điểm lý thú nữa sẽ xảy ra: Vào sáng ngày 30/4 và ngày 1/5, sao Kim và sao Mộc sẽ xuất hiện “va chạm” khi chúng lại gần nhau trong hiện tượng thiên văn được gọi là “giao hội siêu gần”. Sao Kim và sao Mộc – hai hành tinh sáng nhất trên bầu trời – trên thực tế ở rất xa nhau. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào vị trí quan sát của bạn, sao Kim sẽ giống như nó đang chen lấn vào sao Mộc.

Hiện tượng sẽ không gần bằng giao hội “siêu gần” của sao Mộc và sao Thổ vào tháng 12/2020, nhưng các nhà khoa học NASA cho biết nó vẫn “thực sự ấn tượng và tạo nên những cảnh tượng kỳ thú trên bầu trời buổi sáng”.

Chú thích ảnh

Minh hoạ sao Thổ, sao Hoả, sao Kim và sao Mộc.

Hiện tượng sao giao hội là gì

Hiện tượng giao hội xảy ra khi ít nhất hai hành tinh, hay giữa một hành tinh và Mặt trăng, hoặc một hành tinh và một hằng tinh (thiên thể phát sáng như Mặt trời) xuất hiện sát nhau nhìn từ Trái đất.

Sự giao hội của các hành tinh trên thực tế thường xuyên xảy ra trong hệ Mặt trời của chúng ta bởi vì các hành tinh có quỹ đạo hoàng đạo tương tự – dù không giống nhau – xung quanh Mặt trời.

Nhưng các chòm sao giao hội lại khác nhau. Tất cả phụ thuộc vào tốc độ nhanh hay chậm của các hành tinh quay quanh Mặt trời trong mối quan hệ với nhau.

Các cuộc giao hội giữa sao Kim-sao Mộc rất phổ biến, xảy ra khoảng một lần mỗi năm. Nhưng ngay cả khi hiện tượng này là thông lệ, đó vẫn là một cảnh tượng đẹp.

Chú thích ảnh

Hiện tượng 5 ngôi sao thẳng hàng vào năm 2018.

Có thể xem các hành tinh giao hội từ bất kỳ nơi nào trên thế giới không?

Câu trả lời ngắn gọn là có. Nhưng vấn đề nằm ở góc nhìn. Nếu bạn ở Bắc bán cầu, bốn hành tinh xuất hiện như một đường chéo trên bầu trời đêm. Còn ở Nam bán cầu, chúng xuất hiện như một đường thẳng đứng.

Sao Kim là hành tinh thứ hai tính từ Mặt trời, vì vậy quỹ đạo của nó gần Mặt trời hơn so với Trái đất. Sao Mộc là hành tinh thứ 5 tính từ Mặt trời nên quỹ đạo của nó xa hơn rất nhiều. Điều đó có nghĩa là “‘giao hội siêu gần’chỉ là ảo ảnh, chỉ xảy ra vì Trái đất, sao Kim và sao Mộc gần như thẳng hàng”, NASA giải thích.