Đề tài tiểu luận quản lý nhà nước và lưu ý chọn tên đề tài – Tải luận văn

Tiểu luận quản lý nhà nước chính là một bài nghiên cứu bắt buộc trong chương trình học bồi dưỡng quản lý nhà nước đã được Bộ Nội vụ quy định. Khi làm bài tiểu luận này, học viên cần lựa chọn được đề tài phù hợp nhất để hoàn thành bài luận được hiệu quả. Vậy bạn đã tìm được đề tài tiểu luận quản lý nhà nước chưa? Nếu chưa hãy cùng Tải Luận Văn theo dõi bài viết sau nhé.

 

 

1. Tiểu luận quản lý nhà nước là gì?

Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động hành chính được thực hiện bởi những cơ quan thực thi quyền lực của nhà nước nhằm quản lý, điều hành về các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Hoạt động này được thực hiện theo đúng với quy định của pháp luật.

Tiểu luận quản lý nhà nước là gì?Tiểu luận quản lý nhà nước là gì?

Tiểu luận quản lý nhà nước thực chất là một bài viết nhằm mô tả lại các tình huống, sự kiện thực tế khách quan xảy ra trong đời sống xã hội. Nó đòi hỏi phía cơ quan, cán bộ và những công chức có thẩm quyền, trách nhiệm phải thực hiện xem xét và phân tích để tìm ra phương án giải quyết phù hợp nhất.

Bài tiểu luận quản lý nhà nước thường được chia làm 4 phần cơ bản. Tuy nhiên có nhiều người không nắm được cách trình bày bài tiểu luận sao cho phù hợp và có thể sẽ làm thiếu đi những nội dung quan trọng. Vì vậy, hãy cùng theo dõi cấu trúc một bài tiểu luận chuyên viên dưới đây nhé.

2. Cấu trúc của bài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

Khi viết tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên các bạn cần phải đảm bảo về cấu trúc cơ bản như sau:

Phần mở đầu

Đây là phần đặt vấn đề. Người viết cần trình bày được những nội dung chính đó là:

+ Nêu ra lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu.

+ Mục tiêu của đề tài.

+ Phương pháp nghiên cứu.

+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

+ Cấu trúc của bài tiểu luận.

Phần nội dung

Ở phần nội dung cần đảm bảo trình bày đủ các ý như:

+ Mô tả tình huống: Khi mô tả tình huống bạn sẽ đề cập tới hoàn cảnh ra đời xuất hiện của tình huống đó. Sau đó mô tả tổng quát về tình huống trình bày trong bài tiểu luận.

+ Phân tích tình huống: Học viên cần phân tích về những nguyên nhân khiến xảy ra tình huống đó bao gồm nguyên nhân chủ quan, khách quan… Đồng thời chỉ ra một số hậu quả nếu không giải quyết được tình huống.

Cấu trúc của bài tiểu luận tình huống quản lý nhà nướcCấu trúc của bài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước

+ Xử lý tình huống: Dựa trên việc phân tích tình huống sẽ đưa ra những phương án giải quyết. Lựa chọn một phương án mà bản thân thấy là hợp lý và tối ưu nhất.

Phần kết luận

Đây là phần cuối cùng của tiểu luận quản lý nhà nước. Ở phần này học viên nhấn mạnh lại lần nữa về tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước. Đồng thời chỉ ra được vai trò của chuyên viên đối với bộ máy quản lý nhà nước.

3. Tham khảo 30 đề tài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên 2021

Viết tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên nhiều người còn lúng túng trong việc lựa chọn đề tài bởi kho đề tài hiện nay rất đa dạng và phong phú. Nếu không lựa chọn cẩn thận đề tài phù hợp sẽ làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng bài tiểu luận. Dưới đây là danh sách một số đề tài tiểu luận chuyên viên 2021 mà bạn có thể tham khảo:

Tham khảo 30 đề tài tiểu luận tình huống quản lý nhà nướcTham khảo 30 đề tài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước

  1. Xử lý tình trạng học sinh, sinh viên rút hồ sơ thôi học chuyển trường khác.

  2. Tiểu luận quản lý nhà nước: Tỉnh đã có chủ trương chấm dứt tình trạng nuôi cá lồng, cá bè trên sông Đồng Nai để tránh ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

  3. Những giải pháp giải quyết khiếu nại về tai nạn lao động hiện nay.

  4. Tranh chấp bất động sản thừa kế là quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.

  5. Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Tăng cường công tác phổ biến pháp luật, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh, sinh viên, trong các trường Đại học, Cao đẳng.

  6. Xử lý vi phạm về lấn chiếm hành lang an toàn, lập bến bãi kinh doanh vật liệu xây dựng và vận chuyển vật liệu trên đê bao.

  7. Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương.

  8. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về lao động.

  9. Xử lý tình huống trong quản lý giáo dục về vấn đề dạy thêm, học thêm tràn lan ở trường tiểu học A.

  10. Xử lý tình huống trong công tác bảo hiểm xã hội.

  11. Giải quyết tình huống trong quản lý nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng tại quận Cầu Giấy.

  12. Xử lý tình huống trong công tác thi đua khen thưởng.

  13. Xử lý tình huống sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp tại trường mầm non A.

  14. Xử lý tình huống phòng chống lụt bão.

  15. Giải quyết tình huống bà Lê Thị H nhân viên công ty TNHH A khiếu nại cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố B không thực hiện đúng chế độ thai sản cho mình.

  16. Hoàn thiện phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ Việt Nam hiện nay.

  17. Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

  18. Xử lý tình huống sai phạm trong thanh toán công tác phí lưu động.

  19. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay.

  20. Xử lý tình huống trong công tác luân chuyển cán bộ để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

  21. Xử lý tình huống kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ của đội quản lý thị trường số 29 Hà Nội trên địa bàn huyện Mỹ Đức.

  22. Xử lý tình huống quản lý nhà nước trong mua sắm tài sản công.

  23. Xử lý tình huống trong công tác bình xét, công nhận danh hiệu tổ dân phố văn phố phường Bồ Đề quận Long Biên, Hà Nội.

  24. Xử lý tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề y tư nhân tại quận Hoàn Kiếm.

  25. Giải pháp xử lý vi phạm nguyên tắc quản lý và kỷ luật làm việc trong quản lý hành chính nhà nước.

  26. Quản lý nhà nước nước về công tác tôn giáo trong việc chống biểu tình gây mất trật tự an ninh.

  27. Xử lý tình huống trong công tác thi đua khen thưởng.

  28. Xử lý tình huống điều khiển phương tiện tham gia giao thông vượt quá tải trọng.

  29. Xử lý tình huống giải quyết tranh chấp về chấm dứt hệ lao động tại công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1.

  30. Xử lý tình huống giống lúa bắc thơm số 7 kém chất lượng trọng vụ xuân 2020.

4. Một số lưu ý khi chọn tên đề tài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước

Một số lưu ý khi chọn tên đề tàiMột số lưu ý khi chọn tên đề tài

Khi lựa chọn đề tài tiểu luận quản lý nhà nước, học viên cần phải cân nhắc lựa chọn đề tài phù hợp với kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, đơn vị công tác và nội dung học tập của khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước. Dưới đây là một số lưu ý cần nắm khi chọn đề tài tiểu luận:

+ Lựa chọn tên đề tài sao cho phù hợp với lĩnh vực đang công tác và có ý nghĩa trong quản lý nhà nước.

+ Đề tài cần mang tính thực tiễn.

+ Lựa chọn tình huống với nhiều tình tiết hấp dẫn nhằm gây hứng thú cho người đọc.

+ Không nên chọn đề tài với quy mô quá rộng sẽ tốn nhiều thời gian, công sức thực hiện. Bài tiểu luận sẽ không có được chiều sâu.

+ Không nên lựa chọn tình huống đã được thực hiện hay diễn ra trong thời gian quá lâu.

Bài viết trên là danh sách một số đề tài tiểu luận quản lý nhà nước mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua chia sẻ này sẽ mang tới nhiều thông tin hữu ích, giúp bài tiểu luận được thực hiện tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy truy cập trực tiếp vào website của Tải Luận Văn để được hỗ trợ nhé.

Nguồn: tailuanvan.com