Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ nhà trẻ – Giáo Án Điện Tử
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ nhà trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i: Trường Mầm non Yên Lập được sự quan tâm của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh và các ban nghành đoàn thể, đa số giáo viên qua các trường lớp đào tạo, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ + Khó khăn: Tình hình kinh tế địa phương còn nghèo, thu nhập người dân còn thấp, đời sống nhân dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn nên việc quan tâm mua sắm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ chưa được tốt còn phó mặc cho nhà trường, đồ dùng phục vụ cho môn học còn chưa đẹp. + Đặc điểm tình hình của lớp Đối với nhóm lớp 24 - 36 tháng tuổi B bản thân tôi trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu. Dưới sự lãnh đạo của phòng giáo dục Huyện Yên Lập, nhà trường đã thường xuyên quan tâm đến chăm sóc và giáo dục về mọi mặt, để đáp ứng với yêu cầu của xã hội trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhưng do những tiết dạy chưa thường xuyên đổi mới hình thức giảng dạy, đồ dùng trực quan chưa đẹp, chưa khoa học, chưa thẩm mỹ nên hoạt động của trẻ còn hạn chế. Cô giáo chưa dạy trẻ nhiều ở mọi lúc mọi nơi, hoạt động góc chưa tổ chức thường xuyên, môi trường học tập chưa phong phú chưa phù hợp với trẻ. Nên lĩnh hội những kiến thức trẻ còn rất lúng túng chưa mạnh dạn, từ nguyên nhân đã dẫn đến thực trạng chủ yếu trên là do giáo viên chưa thường xuyên bồi dưỡng rèn trẻ ở các hoạt động sau giờ học phương pháp tổ chức chưa linh hoạt. Từ những tồn tại trên là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi tự nhận thấy mình phải có ý thức tự học hỏi kinh nghiệm, đọc tài liệu để tham khảo để nâng cao hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đúc rút kinh nghiệm ở các giờ dạy dựa vào tình hình thực tế trường lớp mà đề ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ . Bậc học mầm non là nấc thang đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân và nhóm lớp 24 – 36 tháng tuổi là nấc thang đầu tiên của bậc học giáo dục mầm non. Những người làm công tác giáo dục mầm non lại càng phải thấm nhuần tư tưởng trên như ông bà ta đã dạy: “ Uốn cây từ thủa còn non Day con từ thủa con còn ngây thơ” Giáo dục mầm no cần đặt những viên gạch đầu tiên trong việc giáo dục những con người ham học hỏi, luôn có nhu cầu nhận thức, năng động, mạnh dạn, tự tin và sang tạo. Muốn dạy trẻ có tính năng động, sang tạo, tự tin, mạnh dạn thì bản thân người giáo viên mầm non phải có những hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục phù hợp, cho phép trẻ tự thể hiện, bộc lộ ý tưởng riêng của mình. Vì thế giáo dục mầm non phải được phép chủ động trong việc thực hiện chương trình nâng cao, chăm sóc, giáo dục trẻ. Để thực hiện chương trình nâng cao, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhóm lớp 24 – 36 tháng tuổi đồi hỏi người giáo vên phải biết am hiểu, tâm sinh lý lứa tuổi để có biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ một cách có hiệu quả. Nhóm lớp 19 – 24 tháng tuổi là một lớp đầu tiên trẻ đến trường, ngày đầu tiên đến trường trẻ phải xa mẹ, xa người thân của mình trẻ rất hay khóc và khóc rất nhiều, có những cháu không chịu cô, vậy làm thế nào để gần gũy đối với cháu, đó chính là khó khăn lớn nhất đối với tôi khi bắt đầu dạy nhưng dần dần nhận được sự giúp đỡ của nhà trường, sự chỉ bảo của chị em đồng nghiệp tôi đã quen dần và nhận thấy rằng muốn chăm sóc các cháu nhóm lớp 24 – 36 tháng tuổi được tốt, trước hết cô giáo phải thật sự là người mẹ thứ hai của trẻ, phải luôn gần gũi chăm sóc vỗ về trẻ để tạo tâm thế an toàn cho trẻ. Đối với các cháu khóc nhiều cô phải luôn lấy gương các bạn ngoan để dỗ dành trẻ tuyệt đối không hắt hủy trẻ. Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này là cháu thường hay chơi một mình không muốn chơi với bạn, vậy làm thế nào để các cháu chơi cùng nhau thì cô giáo phải biết tạo không khí đoàn kết trong lớp học phải luôn tạo ra các trò chơi, tạo những tình huống bất ngờ cho trẻ để trẻ được tham gia vào các hoạt động tập thể. Muốn vậy thì cô phải chơi cùng trẻ, tạo cho trẻ khoảng cách gần gũi giữa cô và trẻ, giữa trẻ và bạn để trẻ hòa mình với tập thể của lớp học. Việc chăm sóc giáo dục các cháu phải được tiến hành một cách hài hòa, không nóng vội, cháu phải được chăm sóc một cách nhẹ nhàng không quát nạt, phải luôn yêu thương vỗ về trẻ Một nội dung rất quan trọng đó là cô giáo cần giáo dục trẻ như thế nào để trẻ phát triển một cách toàn diện đó là một điều rất khó, nhất là đối với trẻ nhóm lớp 24 - 36 tháng tuổi, đặc điểm của lứa tuổi này là trẻ thích bắt trước và trẻ chỉ học được những gì mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Vì vậy cô giáo phải biết tận dụng tất cả các khoảng thời gian trong ngày để giáo dục trẻ bằng gương người thật, việc thật. VD: Trong giờ đón trẻ có một trẻ đến lớp không chào cô và khi đó có một trẻ chào cô, cô liền nói bạn B rất giỏi bạn B chào cô đó, vậy các con chào cô đi, sau đó cô vỗ về trẻ và dắt trẻ vào đúng nơi quy định, hay trong giờ ăn cô giáo dục trẻ ăn phải rửa tay trước khi ăn. Không dùng tay bốc thức ăn đó chính là kết hợp hài hòa giữa chăm sóc và giáo dục trẻ. Việc giáo dục trẻ trong các giờ hoạt động chung cần phải có những đồ dùng trực quan sinh động hấp dẫn để lôi kéo trẻ vì lướ tuổi này trẻ chưa chú ý nhiều, chính vì vậy mà cô giáo cần phải giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng sử dụng các đồ dùng trực quan sinh động có màu sắc, sinh động để lôi cuấn trẻ đặc biệt cô luôn động viên khuyến khích trẻ để trẻ bắt chước mà làm theo trả lời các câu hỏi của cô trong các hoạt động chung các câu hỏi của cô cần phải được nhiều trẻ nhắc lại để phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ. Muốn làm được điều đó thì cơ sở vật chất, trang thiết bị phải tương đối đầy đủ, đặc biệt giáo viên phải biết nghiên cứu và tự làm thêm đồ dùng để phục vụ cho việc giảng dạy được tốt. Một phần không kém phần quan trọng dẫn đến sự thành công trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Kết hợp hài hòa giữa chăm sóc, giáo dục trẻ đó là giáo viên phải biết lập kế hoạch theo đúng thời gian biểu của lớp mình và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi cũng như đặc điểm nhận thức của trẻ. Đối với trẻ lớp nhóm thì sinh hoạt của các cháu phải luôn có sự hướng dẫn bảo ban của người lớn, chính vì vậy mà việc chăm sóc, giáo dục các cháu phải luôn được tiến hành thường xuyên trong suốt thời gian cháu ở trường Ngoài ra muốn thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục các cháu ở lớp nhóm thành đổi mới hiện nay thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải luôn tự học hỏi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình để nâng cao chất lượng giáo dục , gắn các hoạt động chăm sóc, giáo dục treẻ ào trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, trong từng sinh hoạt của trẻ. Chính vì vậy trong suốt những năm học qua tôi luôn cố gắng nâng cao trình độ để thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Đồng thời thường xuyên phối hợp chặt trẻ với các bậc phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh, bảng phụ huynh cần biết, qua các giờ đón trẻ và trả trẻ hàng ngày để hiểu được đặc điểm của từng trẻ, đồng thời cũng giúp cho phụ huynh hiểu được chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường và dinh dưỡng hợp lý đối với trẻ đẻ trẻ được phát triển một cách toàn diện cả ở nhà và ở trường từ đó chất lượng chăm sóc, giáo dục các cháu lớp tôi ngày càng nâng lên. Phần 2: Các biện pháp để giải quyết vấn đề Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ nhà trẻ Những thông tin trên mạng, những quyển sách của các nhà khoa học viết về việc chăm sóc - giáo dục cho trẻ ở lứa tuổi này) với trẻ 24 - 36 tháng tuổi, việc nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ là rất cần thiết, không những tạo cho trẻ có được tính nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát, sáng tạo trong khi trẻ thực hiện các hoạt động ở trên lớp cũng như trong các hoạt động khác mà còn góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Muốn trẻ hào hứng tham gia và yêu thích các môn học thì cô giáo phải xây dựng được nề nếp, thói quen tốt trong học tập, dạy cho trẻ cáchngồi học đúng tư thế, cách trẻ trả lời các câu hỏi của cô, cách sử dụng các đồ dùng trực quan khi tham gia các hoạt động như thế nào, giáo dục khi đón trẻ và trả trẻ. Trẻ 24 - 36 tháng tuổi trẻ ở độ tuổi này đã hiểu lời nói, khi đến lớp trẻ có nề nếp, có khả năng tự lập, nên khi đón và trả trẻ, cô hướng dẫn trẻ tự làm một số việc với thái độ vui vẻ ( biết cất mũ, dép gọn gàng đúng nơi quy định, biết chào cô, chào bố mẹ và các bạn...). Giáo dục cho trẻ ăn: trước khi cho trẻ ăn, cô chuận bị khăn mặt,bát,thìa,cốc,nước,kê bàn ghế và cô nhắc nhở trẻ rửa tay sạch, đeo yếm ăn. cô giáo cần tạo cho trẻ không khí vui vẻ, tỉnh táo trước khi ăn. không để trẻ phải chờ đợi bữa ăn quá lâu, trẻ yếu và ăn chậm được cô quan tâm nhiều hơn. đối với nhuwnhx trẻ quá mairchowi không chịu vào bàn ăn, cô có thể nhẹ nhàng đư trẻ vào bàn ăn. nếu đứa trẻ đó vẫn không chịu thì cô bế nó vào bàn ăn mặc dù nó hờn khóc nhưng cô vẫn âu yếm dỗ dành trẻ. giáo dục trẻ trong khi ăn: Cô vui vẻ nhẹ nhàng động viên trẻ ăn, tập chung chăm sóc giờ ăn cho trẻ. Với trẻ bé chưa biết tự xúc thì cô xúc cho trẻ ăn. Trẻ lớn hơn cô để trẻ tự xúc. Tập đần cho trẻ có thói quen tự xúc cơm ăn, tập cầm thìa bằng tay phải, cô hướng dẫn trẻ xúc gọn gàng, tránh đổ vãi... Khi trẻ ăn thường có những tình huống xảy ra trong bữa ăn, chẳng hạn đang ăn trẻ đứng lên chạy đi chơi, cô có thể gọi trẻ vào bàn ăn tiếp. Còn nếu trẻ không muốn ăn, thì không cần cho trẻ ăn và đặc biệt cô không nên chạy theo để xúc cho trẻ ăn... Cô có thể xử lí kịp thời khi trẻ đang ăn bị ho, sặc... Giáo dục trẻ sau khi ăn xong : cô cho trẻ đi vệ sinh, uống nước và lau đầu cho trẻ. Giáo dục cho trẻ ngủ: trong quá trình ngủ, cô rèn cho trẻ kĩ năng tự phục vụ như cùng cô chuẩn bị chỗ ngủ, tự đi vệ sinh trước và sau khi ngủ, biết tự leo lên giường ngủ, không nói chuyện, không trêu chọc bạn,... luyện cho trẻ thói quen trèo lên giường là nằm ngủ ngay và khi dậy tỉnh táo không khóc nhè... Giáo dục vận động cho trẻ: có thể tổ chức cho trẻ vận động trong những giờ luyện tập có chủ định, trong những giờ chơi các trò chơi vận động và trong các khoảng thời gian khác trong ngày (trong khi ăn, mặc quần áo và đi dạo chơi,...) Giáo dục cho trẻ vận động ngoài giờ luyện tập : Nhu cầu vận động cho trẻ ở lứa tuổi này là rất lớn, vì vậy hằng ngày cô giáo luôn chú ý cho trẻ luyện tập thêm ngoài giờ luyện và chủ định. Trong các giờ chơi, giờ đi dạo, trong lúc ăn, trong lúc mặc quần áo, có thể tạo ra các tình huống để cho trẻ ôn luyện các vận động đã được tập trong giờ chơi. Ngoài ra tăng cường sử dụng các loại trò chơi vận động ( trong đó có các trò chơi dân gian) để thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ, tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái vui vẻ. Giáo dục trẻ các trò chơi nhận biết thao tác với đồ vật, đồ chơi: đây là phương tiện chủ yếu và là phương tiện tốt nhất để phát triển hoạt động nhạy cảm cho trẻ. nhờ được chơi, được luyện tập với đồ chơi và đồ vật, vật liệu chơi khác nhau về màu sắc, độ lớn, hình dáng, vật liệu, cũng như khác nhau về ý nghĩa sử dụng, cách thức sử dụng mà trẻ được làm quen với thuộc tính, đặc tính thực của nhiều vật. Cùng với sự hướng dẫn của cô giáo, thông qua nội dung trò chơi thao tác với đồ vật, trẻ nắm được những chi thức, kĩ năng khác nhau, hình thành cho trẻ năng lực học tập, biết chú ý lắng nghe sự chỉ dẫn bằng lời nói của cô. thông qua các trò chơi này, trẻ học được cách sử dụng được đồ vật, công cụ,... ví dụ trẻ có thể so sánh giữa các vật với nhau vật này to hơn, vật kia nhỏ hơn,... ) Trẻ có thể biết một số trò chơi thao tác nhận biết sau đây: Trò chơi nhận biết, phân biệt màu sắc, hình dạng và kích thước đồ vật VD: Trò chơi dạy trẻ nhận biết ba màu ( xanh, đỏ, vàng )- Trò chơi phân biệt hình dạng ( Tròn, vuông )-Trò chơi phân biệt kích thước ( To, nhỏ)-Trò chơi phát triển các giác quan ( thị giác, thính giác, xúc giác)- Phát triển các vận động khéo léo của đôi bàn tay ( cầm, nắm,xếp,đặt,xâu,xỏ,...)-trò chơi sử dụng đồ vật: Trẻ chơi với các đồ chơi, đồ vật khác nhau như bóng, xúc sắc, vòng, búp bê, chút chít,... và chơi với các vật hiện có sẵn trong thiên nhiên như cát, sỏi, hoa quả, lá cây,... Ngoaifra cô chuẩn bị và mang đến cho trẻ những thứ đồ chơi để thay thế cho đồ vật thật, nhưng đồ chơi phải có màu sặc sỡ, đảm bảo yêu cầu vệ sinh và trẻ có thể hành động tự do và mày mò sử dụng chúng. VD: Một cái ô tô bằng gỗ có thể tháo ra lắp vào hoặc đưa đi đẩy lại theo ý thích của trẻ Ngoài những đồ chơi thay thế cho vật thật, cô còn cho trẻ chơi đồ chơi lắp ráp, xếp hình. loại đồ chơi này đòi hỏi trẻ phải chú ý đến hình dạng, đặc tính của đồ chơi làm sao có thể xếp chúng với nhau theo những tương quan nhất định trong không gian,... có nghĩa là đòi hỏi trẻ phải biết quan sát thì mới chơi với đồ chơi ấy được. VD: Muốn tháo lắp vòng từ vòng to nhất đến vòng nhỏ nhất thì đứa trẻ phải chú ý đến kích thước to nhỏ của vòng để sau đó lắp vào hoặc tháo ra theo như cô làm hoặc theo yêu cầu của cô đề ra với trẻ Được sống trong thế giới đồ vật, và được hoạt động với sợ hướng dẫn khuyến khích của cô giáo là con đường tốt nhất để trẻ lớn lên Khi hướng dẫn trẻ, cô luôn dạy trẻ biết cách làm như thế nào với đồ vật, đồ chơi. Dạy trẻ biết cái gì nên làm, cái gì nên tránh, làm thế nào thì đúng, làm thế nào thì sai. Đặc biệt cô không nên nóng vội có thể làm thay cho trẻ khi thấy trẻ còn lóng ngóng và cái chính là qua việc sử dụng với đồ vật, với công cụ, trẻ nắm được nguyên tắc một cách cơ bản Động tác làm mẫu của cô rất quan trọng, kết hợp với lời nói rõ ràng, mạch lạc. Sau đó cho trẻ thực hành làm, yêu cầu trẻ làm từng động tác theo hướng dẫn của cô VD: Cô hướng dẫn trẻ động tác thứ nhất, xâu vòng thứ nhất, ( Lắp vòng thứ nhất, xâu vòng thứ nhất...đặt vật thứ nhất suống bàn...) Trẻ làm theo cô động tác thứ nhất. sau đó cô hướng dẫn sang động tác thứ hai và cứ thế cô cho trẻ làm theo. Nếu trẻ nào chưa có khả năng làm theo cô từng động tác thì cô vẫn phải cầm tay trẻ để cùng thực hiện động tác. Giáo dục phát triển ngôn ngữ: Trong giao tiếp hàng ngày, cô cũng dạy cho trẻ tập nói chẳng hạn cô thường xuyên nói chuyện với trẻ, đặt câu hỏi để gợi ý trẻ, để trẻ kể về các sự việc diễn ra trong ngày hoặc gợi hỏi tên trẻ, tên cô, tên các bạn trong lớp. Trong các giờ tập nói, cô cho trẻ làm quen với một số đồ vật, hoa quả, động vật nhà nuôi,... thông qua những giờ chơigoij tên vật, tên động vật nuôi hoặc gọi tên hoa quả... VD: Chơi những trò chơi gọi tên với những bức tranh hoặc những vật thật. Cô có thể hỏi" Kia là cái gì?" đồng thời làm cho đứa trẻ tập trung chú ý vào bức tranh * Nghiên cứu tài liệu Tôi thường xuyên nghiên cứu các tài liệu về chuyên đề làm quen với toán, để có kiến thức trắc xâu về môn toán, nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân, và có biện pháp dạy trẻ “ Làm quen với toán” phù hợp với lứa tuổi. Nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với toán ở lớp 3 tuổi B trường Mầm non Yên Lập đạt kết quả cao. * Hình thức tổ chức mọi lúc mọi nơi Tôi luôn tận dụng mọi hình thức này bởi đây là thời điểm thích hợp nhất và bổ ích để giúp trẻ khắc sâu kiến thức ở trường tôi đã tiến hành một số bước sau: Giờ thể dục buổi sáng: Cho trẻ đếm và tập đếm. Giờ điểm danh: Cho trẻ đếm số bạn nghỉ trong tổ so sánh xem tổ nào có bạn nghỉ ít hơn và ít hơn là bao nhiêu. Giờ hoạt động ngoài trời: Gắn với từng chủ đề để có cách củng cố bài khác nhau. Ví dụ: Với chủ đề thực vật. Tôi cho trẻ đếm số cây trong bồn hoa, hoặc cho trẻ nhặt lá rụng, chơi với lá. Ví dụ: hai bạn CẩmTú và bạn ThảoNhi nhặt cho cô ba chiếc lá vàng, sau khi nhặt đủ 3 lá vàng cô nói cô cho bạn Cẩm Tú 2 lá vàng, bạn Thảo Nhi còn bao nhiêu? ( Trẻ trả lời ) cô gợi ý để trẻ đoán số lá của bạn Thảo Nhi yêu cầu mỗi trẻ đi nhặt thêm lá để cho mỗi bạn có đủ 3 lá vàng. Giờ ăn: Cho trẻ đếm trong tổ có bao nhiêu bạn và chia số bát, thìa tương ứng với mỗi bạn sau đó báo với cô ví dụ: Tổ hoa mai có 3 bạn thì sẽ được chia 3 cái thìa, 3 cái bát. Trong chủ đề chơi cũng có các góc có thể tận dụng cho trẻ ôn luyện củng cố kỹ năng đã học qua chơi ví dụ: Ở góc chơi bán hàng trẻ phải đếm các mặt hàng của mình, người mua hàng phải đếm xem người bán hàng đã bán đủ số hàng của mình yêu cầu chưa? Giờ ngủ trưa: Tôi cho trẻ đếm đủ số gối từng tổ * Tuyên truyền với phu huynh Đây là một hình thức rất quan trọng giúp trẻ củng cố kiến thức ở gia đình, tôi trao đổi thường xuyên với phụ huynh để phụ huynh nắm được lịch học của con mình và phương pháp dạy trẻ làm quen với toán theo chương trình đổi mới. Một mặt vận động phu huynh sưu tầm ủng hộ các loại tranh ảnh phục vụ cho việc học của con, hoặc có thể treo bảng tuyên truyền với phu huynh trên đó có kẻ các ô mục theo từng chủ đề cố gắn các mẫu tương ứng với biệu tượng làm quen với toán. Cũng có thể tuyên truyền với phụ huynh biết được con mình học đếm số lượng mấy thong qua các việc làm vừa sức ở nhà, vừa động viên trẻ có ý thức giúp đỡ bố mẹ vừa ôn đươc kiến thức cho con mình. Phần 3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm * Chất lượng giáo dục trẻ: Trẻ được trải nghiệm, hứng thú tham gia vào các hoạt động tập thể như tham quan dã ngoại, ngày hội khai giảng năm học mới, ngày lễ như têt Trung thu, ...giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, vui chơi; hứng thú hơn với các tiết học vì thế mà nhận thức của trẻ cũng tốt hơn rất nhiều, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát. Giáo viên tích cực, chủ động tìm tòi, biết tận dụng tài nguyên giáo dục trên internet làm phong phú việc thiết kế bài giảng. Năm vừa qua nhà trường tổ chức thao giảng dự giờ 9 hoạt động trong đó có 7 tiết ứng dụng công nghệ thông tin, ngoài ra có giáo viên rất sáng tạo tích cực học hỏi trong hoạt động dạy trẻ hàng ngày đã có ít nhât 2 giáo án điện tử/ 1 chủ đề để tổ chức hoạt động dạy học phù hợp với khả năng, điều kiện và tình hình thực tế để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. - Đại đa số giáo viên không còn dạy theo lối cô nói gì trẻ làm theo cô cái đó mà đa số lấy năng lực của trẻ làm trung tâm để hướng trẻ vào tham gia các hoạt động 1 cách tích cực có hiệu quả. - Nhà trường tổ chức tốt ngày hội ngày lễ đặc biệt là ngày Hội xuân, tết Trung thu, ngày hội đến trường, ngày khai giảng với sự tham gia của đông đủ cha mẹ trẻ, trẻ, và CBGV toàn trường đã thu được kết quả rất tốt, cha mẹ các cháu rất quan tâm háo hức đón chờ, ngoài ra hoạt động tham quan ngoại khóa của trẻ được quan tâm đó là những buổi tham quan trường TIểu học, thắp hương tưởng niệm anh hùng liệt sỹ....nhằm giáo dục trẻ tình cảm uống nước nhớ nguồn lòng tự hào dân tộc... Bên cạnh những việc đã làm được, trong năm học vừa qua trong chương trình CSGD Trẻ vẫn còn những hạn chế nhất định đó là một số giáo án sao chép chưa thực sự đầu tư vào tiết dạy. Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi tuy đã tăng nhưng chưa thực sự nổi bật, điểm đạt chưa cao, chưa bứt phá đúng với khả năng thực sự của một số ĐC. Công tác kiểm tra đánh giá còn ít, hoạt động của tổ chuyên môn còn dè dặt, có lúc vẫn nể nag, hình thức. Để phát huy những ưu điểm và khắc phục tồn tại nhăm nâng cao chất lượng CSGD trẻ tập thể nhà trường, cá nhân CBGV chúng ta cần phải làm gì? Và làm NTN? Tôi xin phép đưa ra một số giải pháp thực hiện sau đây: Trước hết tập thể đoàn kết thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt khung chương trình GDMN mới theo sự chỉ đạo của PGDDT. Ban giám hiệu cần tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức các hoạt động CSGD của nhà trường. Toàn thể CBGV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp do phòng, nhà trường tổ chức. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng tại chỗ, tổ chức thao giảng tại trường, theo cụm, và dự giờ lẫn nhau để nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm góp ý, rút kinh nghiệm. Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, gần gũi, an toàn, phù hợp với từng chủ đề. Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, đảm bảo giờ nào việc nấy. Có kế hoạch cụ thể cho bản thân mình trong công tác giảng dạy. Làm tốt công tác UDCNTT trong giảng dạy, các lớp điểm chú ý xây dựng nổi bật chuyên đề điểm mà lớp mình được phân công. Thực hiện đánh giá trẻ theo ND CT GDMN, đặc biệt là làm tốt công tác phổ cập, đánh giá trẻ 5 tuổi theo bộ chuẩn bằng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, xây dựng bộ công cụ đánh giá phù hợp, cùng với các bậc phụ huynh tham gia vào qúa trình đánh giá sao cho chính xác để từ đó các ĐC đưa ra ND GD phù hợp với dự