Dây rốn quấn cổ gây nguy hiểm tới thai nhi như thế nào?

Dây rốn quấn cổ là hiện tượng có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, thậm chí là khi chuyển dạ hay trong quá trình sinh. Điều này gây ra sự bất an và lo lắng cho các mẹ bầu. Cụ thể của hiện tượng dây rốn quấn cổ này ra sao, cùng chuyên mục Góc chuyên gia của AVAKids tìm hiểu chi tiết nhé!

1Dây rốn quấn cổ là gì?

Dây rốn quấn cổ hay tràng hoa quấn cổ là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một hoặc nhiều vòng khi đang ở trong bụng. Hiện tượng này thường dễ xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ, một số khác là khoảng thai kỳ tháng thứ 5 đến thai tháng thứ 6. 

Nguyên nhân là do vào thời điểm này, thai nhi vận động và xoay nhiều nhưng không gian tử cung lại chật hẹp khiến dây rốn bị cuốn theo chiều và tạo thành những vòng quấn xung quanh cổ. Tuy nhiên, để biết chính xác thai nhi có bị tình trạng này không thì cần phải tiến hành siêu âm.

Dây rốn quấn cổ là gì?

Dây rốn quấn cổ thường diễn ra vào cuối thai kỳ

Có thể bạn quan tâm: Khám thai 3 tháng cuối đặc biệt quan trọng nên mẹ không thể bỏ qua

2Nguyên nhân gây ra hiện tượng dây rốn quấn cổ

Dây rốn quấn cổ là tình trạng thường gặp ở thai nhi với tỷ lệ khoảng 12% đối với thai từ 24  -26 tuần, 37% với thai đủ tháng. Thai nhi gặp hiện tượng này thường do một số nguyên nhân sau:

  • Dây rốn thai nhi không đủ mềm: Về mặt sinh học, dây rốn được được bao bởi một lớp thạch Wharton mềm, dẻo và trơn giúp hạn chế hiện tượng bị thắt nút và quấn cổ khi thai nhi cử động mạnh trong bụng.
  • Mẹ bầu vận động, lao động mạnh và quá sức: Mẹ bầu thường xuyên làm việc nặng, thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu xuống, dẫn tới dây rốn dễ bị quấn quanh người và cổ con.
  • Mẹ bầu bị dư nước ối hoặc đa ối: Mẹ bầu có quá nhiều nước ối làm tăng nguy cơ thai nhi bị dây rốn quấn cổ, đặc biệt là vào những tháng cuối kỳ.
  • Dây rốn dài: Những thai nhi có dây rốn dài hơn độ dài trung bình là 56cm thường dễ làm rối dây rốn, thắt nút dây rốn khiến nguy cơ bị quấn cổ cao hơn.

Có thể bạn quan tâm: Nước ối màu xanh cảnh báo điều gì cho các mẹ bầu?

3Dấu hiệu nhận biết hiện tượng dây rốn quấn cổ

Dựa vào siêu âm 

Một số trường hợp dây rốn quấn quanh cổ rất nguy hiểm, có thể gây thiếu oxy, khó thở cho thai nhi. Qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ dễ dàng chẩn đoán được vị trí của dây rau và kiểm tra chính xác được thai nhi có đang bị dây rốn quấn cổ hay không.

Do vậy, mẹ bầu cần tuân thủ theo lịch khám thai định kỳ để được khám, siêu âm thai và có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Phát hiện dây rốn quấn cổ dựa vào siêu âm thai

Phát hiện dây rốn quấn cổ dựa vào siêu âm thai

Dựa vào thai máy 

Ngoài siêu âm, dựa vào tình trạng thai máy bố mẹ cũng có thể xác định được thai nhi có đang bị dây rốn quấn cổ hay không. Đặc biệt là trong hai tháng cuối thai kỳ khi mà trẻ cử động mạnh và có chu kỳ hơn.

Cụ thể, nếu thai nhi đạp mạnh, nhiều lần và bất thường hơn mẹ cần lưu ý vì rất có thể trẻ đã bị dây rốn quấn cổ quá chặt khiến bé khó khăn di chuyển, thiếu oxy để thở nên có phản ứng hoảng loạn, cử động mạnh. 

Có thể bạn quan tâm: Nhau bám mặt trước là gì? Có nguy hiểm không?

4Dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ đều không để lại biến chứng nguy hiểm. Do vậy mẹ bầu không cần quá lo lắng, tuy nhiên để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ nên thường xuyên thăm khám và trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn hữu ích. Dây rốn quấn cổ có thể dẫn đến các sự cố sau:

  • Sự trì trệ của quá trình vận chuyển máu và chất dinh dưỡng nuôi thai nhi. Thai nhi sẽ bị thiếu cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong.
  • Khiến thai nhi bị treo lên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài khi sinh. 
  • Dây rốn quấn chặt vào cổ thai nhi gây thiếu oxy và khó thở, mẹ cần thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm hiện tượng này và có phương pháp can thiệp phù hợp.
  • Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu co giật, run tay chân sau sinh, mẹ cần báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.
  • Ảnh hưởng tới nhịp tim thai nhi và sự phát triển về thể chất, trí não của trẻ sau sinh.

Có thể bạn quan tâm: Nước ối đục có nguy hiểm không? Những điều mẹ bầu cần biết

5Mẹ cần làm gì khi dây rốn quấn cổ thai nhi?

Thực tế không có biện pháp nào ngăn chặn tuyệt đối hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi. Dù tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe của thai nhi nhưng đây vốn là hiện tượng bình thường. Do vậy, mẹ bầu nên giữ sự bình tĩnh, thực hiện thăm khám thai định kỳ theo yêu cầu và tư vấn của bác sĩ.

Tránh những hoạt động mất sức vì đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng dây rốn cuốn cổ thai nhi, ngay khi phát hiện bé đạp ít hơn hoặc quá nhiều thì cần tới ngay bệnh viện kiểm tra nhé! 

Dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không?

Dây rốn quấn cổ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe của thai nhi

Có thể bạn quan tâm: Chia sẻ cho mẹ kinh nghiệm khám thai định kỳ tại Bệnh viện Hùng Vương

6Biện pháp hạn chế tình trạng tràng hoa quấn cổ

Tránh xoa bụng thường xuyên

Để hạn chế tối đa hiện tượng dây rốn quấn cổ mẹ bầu cần tránh xoa bụng thường xuyên bởi hành động này khiến bé chuyển động, cuộn tròn nhiều hơn nguy cơ bị dây rốn quấn quanh mình và cổ cũng cao hơn.

Có thể bạn quan tâm: Xoa bụng cũng là một trong những điều cần tránh khi thực hiện thai giáo 3 tháng đầu

Tránh hoạt động mạnh

Hoạt động mạnh và quá sức là điều kiêng kỵ với tất cả mẹ bầu, nó không chỉ khiến sức khỏe giảm sút mà còn tăng nguy cơ tràng hoa quấn cổ ở thai nhi.

Hạn chế ngủ muộn

Trong giai đoạn thai kỳ mẹ bầu thường bị khó ngủ dẫn tới ngủ muộn. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý mà còn làm gián đoạn đi đồng hồ sinh học của trẻ khiến bé hoạt động nhiều hơn bình thường, nguy cơ bị dây rốn quấn cổ cũng cao hơn.

Ngủ đúng tư thế

Khi mang thai các mẹ được khuyến cáo nên nằm theo tư thế nghiêng một bên sang bên trái giúp máu lưu thông tốt hơn để cung cấp oxy cho thai nhi và giúp giảm nguy cơ bị dây rốn quấn cổ.

Có thể bạn quan tâm: Bầu nằm nghiêng phải được không ? Một số điều mẹ cần chú ý

Ngủ đúng tư thế giúp giảm nguy cơ thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Ngủ đúng tư thế giúp giảm nguy cơ thai nhi bị dây rốn quấn cổ

7Giải đáp các thắc mắc liên quan

Dây rốn quấn cổ có gây tổn thương não của thai nhi không?

Theo khảo sát cho thế cứ 3 trẻ được sinh ra thì có 1 trong số đó sẽ bị dây rốn quấn cổ và hầu như không gây hại gì. Tuy nhiên, khi dây rốn quấn cổ nhiều vòng hoặc quá chặt khiến oxy và máu lên não bị chặn đứng hoàn toàn, khiến não bộ thai nhi tổn thương, thậm chí là tử vong. 

Có nên áp dụng mẹo dân gian chữa dây rốn quấn cổ không?

Thực tế có khá nhiều bé tự tháo được dây rốn khi ở tuần thai thứ 18 – 25 nhờ sự vận động thường xuyên của thai nhi. Do vậy, các mẹo dân gian chữa dây rốn quấn cổ là hoàn toàn không có tác dụng, thay vào đó mẹ bầu cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và thăm khám đều đặn.

Xem thêm: 

  • ABO không tương thích là gì? Tại sao nhóm máu của trẻ khác hoàn toàn với cha mẹ?
  • Cách nhận biết rỉ nước ối và giải đáp một số thắc mắc liên quan
  • Biến chứng thai sản là gì ? Dấu hiệu cho thấy mẹ bầu cần đi khám thai ngay lập tức!

Hiện tượng dây rốn quấn cổ là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, để giảm thiểu những biến chứng không mong muốn của hiện tượng này, mẹ bầu cần đến các bệnh viện phòng khám sản phụ khoa uy tín để thực hiện kiểm tra và theo dõi định kỳ.

Các bài viết của AVAKids/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tổng hợp Tạ An Ninh

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm