Dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không? Nguyên nhân, cách khắc phục | Huggies

Dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không? Nguyên nhân để xảy ra hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ? Đó là nỗi lo lắng của rất nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai. Vậy điều này có gây nguy hiểm không và làm cách nào để xử lý hiện tượng bé bị dây rốn quấn cổ? Hãy cùng Huggies tìm câu trả lời trong bài viết bên dưới đây.

>>> Tham khảo thêm:

Dây rốn là gì? Dây rau có phải dây rốn không?

Dây rốn hay còn gọi là dâu rau là một bộ phận cơ thể có nhiệm vụ vận chuyển máu, chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ đến cơ thể bé thông qua bánh nhau. Dây rốn là ống dẫn hai đầu đóng vai trò quan trọng cho cả mẹ và bé, nếu ống dẫn có vấn đề, cả mẹ và bé đều có thể gặp nguy hiểm. Đặc biệt là trong bụng mẹ, bé có thể bị thiếu oxy, dưỡng chất dễ dẫn đến suy thai, lưu thai non.

Dây rốn có độ dài trung bình từ 50 đến 60cm. Sự chuyển động của phôi thai sẽ khiến dây rốn bị căng và dài thêm. Dây rốn dài sẽ dễ khiến bé bị quấn chân, cổ, tay hoặc bị thắt nút. Gây nguy cơ tắc nghẽn mạch máu liên tục bào thai hoặc từng phần. 

Theo thống kê hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng khá phổ biến. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào, tuần thai nào trong thai kỳ và có thể quấn 1 vòng hay nhiều vòng. Cứ 10 mẹ mang thai sẽ có 3 mẹ gặp phải tính trạng này. Tỷ lệ bé bị dây rốn quấn cổ khoảng 12% ở thai từ tuần 24 đến tuần 26 và 37% ở thai đủ tháng. 

>>> Tham khảo: Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối theo tuần mẹ bầu nên biết

Vì đây là hiện tượng thường gặp và hầu như cũng không liên quan đến đến tỷ lệ mắc bệnh hay tử vong chu sinh. Chính vì thế mà các bác sĩ thưởng không đề cập đến trừ các trường hợp nguy hiểm. Các mẹ bầu đừng quá lo lắng mà hãy chăm sóc thật tốt sức khỏe thật tốt. Khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế để nắm bắt được tình hình thai nhi.

Hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng không quá nguy hiểm đến thai nhi

Hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng không quá nguy hiểm đến thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ có biết:

Về vấn đề dây rốn quấn cổ 1 vòng ở thai nhi, các mẹ đừng quá lo lắng mà hãy giữ một sức khỏe thật tốt. Bên cạnh đó, mẹ có thể chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho bé ngay từ bây giờ. Chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Bên cạnh đó, hãng tã, bỉm Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)

Làm sao phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng?

Hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng chỉ có thể chẩn đoán bằng cách siêu âm thai nhi. Khi siêu âm ở bệnh viện phụ sản, có thể thông qua hình ảnh trên thiết bị và phát hiện kịp thời.

Tuy nhiên các mẹ đừng nên quá lo lắng nếu phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng. Vì tình trạng này sẽ biến mất sau vài ngày hoặc trước khi bé được sinh ra. 

Nếu hiện tượng này kéo dài đến khi sinh thì bé vẫn có thể được sinh ra bằng phương pháp sinh nở an toàn. Miễn là tình trạng không quá nguy hiểm đến sự sống của bé và mẹ. Ngược lại nếu bác sĩ nhận thấy tình trạng bé bị dây rốn quấn cổ có thể gây nguy hiểm cho quá trình sinh nở. Họ sẽ theo dõi chặt chẽ để đề phòng biến chứng và đề nghị bạn sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Siêu âm giúp mẹ phát hiện tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng ở thai nhi

Siêu âm giúp mẹ phát hiện tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng ở thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)

Trong thời gian đầu mang thai, các mẹ có thể tìm hiểu kỹ hơn về các loại xét nghiệm và siêu âm cũng như thời điểm siêu âm lần đầu để chuẩn bị tốt hơn tâm lý, mẹ bầu hãy tham khảo thêm qua video dưới đây:

Nguyên nhân khiến em bé bị dây rốn quấn cổ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bé bị dây rốn quấn cổ 1 vòng. Thế nhưng phần lớn là do dây rốn dài hơn thai nhi hoặc thai nhi nhỏ. Dẫn đến mỗi khi bé di chuyển quá mức trong túi ối rất dễ bị rối và quấn dây rốn.

Ngoài ra các nguyên nhân khác có thể kể đến như: 

Dây rốn không đủ mềm

Dây rốn vốn được bao phủ bởi một lớp sáp mềm, dẻo và trơn được gọi là thạch Wharton. Lớp sáp này giúp dây rốn không bị thắt nút và quấn cổ hay tay chân bé mỗi khi cử động hay luồn lách nhào lộn trong bụng mẹ. Nếu dây rốn không đủ mềm và lớp sáp không đủ trơn rất dễ gia tăng nguy cơ bị rốn bị thắt nút hoặc quấn quanh cơ thể bé.

Mẹ vận động mạnh

Thai nhi thường có xu hướng quay đầu nếu mẹ vận động và làm việc quá sức. Điều này dễ dẫn đến việc dây rốn sẽ quấn quanh bé và thắt chặt lại khi bé trở đầu.

Có quá nhiều nước ối

Theo các bác sĩ việc mẹ bầu bị dư ối hoặc đa ối cũng rất dễ tăng khả năng thai nhi bị dây rốn quấn cổ, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị dây rốn quấn cổ là do dây rốn dài hơn mức bình thường

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị dây rốn quấn cổ là do dây rốn dài hơn mức bình thường (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo:Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng?

Thực tế không có biện pháp nào để tránh tình trạng dây rốn bị quấn cổ. Quan niệm về việc mẹ bầu giơ cao tay hay đeo trang sức quanh cổ là sai lầm. 

Những cản trở về tuần hoàn dây rốn rất nguy hiểm cho thai. Thế nhưng việc rốn quấn cổ thai nhi vốn là một hiện tượng bình thường của thai. Khi mắc phải hiện tượng này, mẹ bầu cần giữ bình tĩnh vì thật sự nó không quá nguy hiểm đến thai nhi. Việc mẹ cần làm là đến khám thai định kỳ theo đúng lịch khám mà bác sĩ quy định để thường xuyên theo dõi tình trạng thai nhi qua máy. Khi thấy bé đạp ít hoặc đạp quá nhiều thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra.

Nhiều sản phụ sẽ gặp tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn cổ ở tháng thứ 7 hoặc tuần thai thứ 30, tuy nhiên ở thời điểm này thì có thể ít lo lắng hơn. Khi thai đã lớn, việc tháo dây rốn quẩn quanh cổ không dễ dàng, đặc biệt là khi thai 32 tuần dây rốn quấn cổ 1 vòng, hay thai 36 – 37 tuần dây rốn quấn cổ 1 vòng. Lúc này, các mẹ bầu nên an tâm và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, kết hợp với bác sĩ để chăm sóc thai tốt hơn.

Bên cạnh đó mẹ cũng cần tránh các hoạt động mất sức hoặc gây chóng mặt trong thời gian mang thai, tìm đến sự tư vấn của bác sĩ về những thông tin mang thai cần lưu ý.. Vì một trong những nguyên nhân dẫn đến bé bị dây rốn quấn cổ 1 vòng là do hoạt động quá sức của mẹ.

Biến chứng do dây rốn quấn cổ

Hầu hết những trường hợp bị dây rốn quấn cổ 1 vòng đều không để lại biến chứng nguy hiểm. Nếu quá lo lắng mẹ bầu có thể thường xuyên đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Theo dõi tình hình thai nhi và trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn hữu ích. Thông thường, nếu bị dây rốn quấn cổ có thể dẫn đến những sự cố như:

Dấu hiệu nhịp tim bất thường

Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng. Khi dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện, mẹ sẽ cảm nhận được những cơn co thắt dữ dội, đây cũng là nguyên nhân khiến dây rốn ở cổ bé bị quấn chặt lại và làm nhịp tim giảm. 

Vậy dây rốn quấn cổ 1 vòng sinh thường được không? Trong quá trình sinh thường, nếu nhịp tim của bé giảm mạnh và có dấu hiệu suy thai thì bác sĩ sẽ chuyển hướng sang sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bé.

>> Tham khảo:Thai mấy tuần có tim thai: Dấu hiệu & Thời điểm siêu âm lần đầu tốt nhất

Rủi ro thai chết lưu

Quá trình vận chuyển máu và chất dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở. Dẫn đến thai nhi bị thiếu cân, thiếu máu. Nguy hiểm nhất là có thể bị tử vong trong bụng mẹ.

Rủi ro khó sinh

Dây rốn quấn cổ 1 vòng nên sinh thường hay sinh mổ? Đến khi mẹ chuyển dạ việc bị dây rốn quấn cổ làm cho thai nhi bị treo lên cao, khó lọt để lọt cổ tử khỏi tử cung để ra ngoài. Nếu xảy ra tường hợp này bác sĩ sẽ nhanh chóng xử lý dây rốn để không gây nguy hiểm cho bé. 

Nguy cơ mổ lấy thai

Trong trường hợp dây rốn quấn chặt dẫn đến việc bé bị thiếu oxy. Các bác sĩ sẽ tiến hành đẻ mổ để đảm bảo an toàn hơn.

Nguy cơ trẻ mắc bệnh sau sinh

Sau khi sinh nếu mẹ phát hiện bé có dấu hiệu co giật, run tay chân. Hãy đưa bé đi khám ngay để có những biện pháp chữa trị kịp thời.

Tham khảo:Xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Những biến chứng trẻ và mẹ có thể gặp khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng

Những biến chứng trẻ và mẹ có thể gặp khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng (Nguồn: Sưu tầm)

Tràng hoa quấn cổ quan niệm nhân gian có ý nghĩa gì?

Dây rốn quấn cổ hay tràng hoa quấn cổ là tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng hoặc nhiều vòng. Đặc biệt là vào những tháng ở cuối thai kỳ. Một số trường hợp xảy ra vào khoảng thai kỳ tháng thứ 5 đến thai tháng thứ 6. 

Hiện tượng này xảy ra do thai nhi thường xuyên cử động trong không gian tử cung chật hẹp của mẹ. Để phát hiện bé có bị tràng hoa quấn cổ không thì cần phải siêu âm mới biết được chính xác. 

Một số trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ không quá lo ngại. Thế nhưng, vẫn có những trường hợp quấn chặt gây thiếu oxy, khó thở. Dẫn đến bé đạp mạnh, đạp nhiều lần và bất thường hơn. Nếu xảy ra tình trạng đó mẹ cần đến ngay bác sĩ để có những biện pháp xử lý kịp thời cho thai nhi.

Thai nhi bị tràng hoa quấn cổ thì sẽ thông minh? Nhiều mẹ tin rằng những thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng thì sau khi sinh sẽ thông minh, học giỏi. Trên thực tế, việc bị dây rau quấn cổ sẽ khiến quá trình vận chuyển dưỡng chất nuôi thai nhi gặp khó khăn, gây nguy cơ nhẹ ký và thiếu máu sau này. 

Cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng theo quan niệm dân gian

Mẹo chữa dây rốn quấn cổ 1 vòng được lưu truyền trong dân gian:

  • Không đeo quá nhiều trang sức khi mang thai vì việc đeo nhiều vòng được cho là liên tưởng đến các tràng hoa quấn quanh cổ thai nhi.
  • Kiêng bước qua võng hoặc dây vì võng được đan bằng những sợi dây dài. Giống với việc dây rốn dài để dẫn đến hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng. Nhưng trên thực tế chưa có ai chứng minh được điều này. Hiểu đơn giản là mẹ bầu không nên bước qua các chướng ngại vật để tránh nguy cơ bị vấp, té ngã.

Mẹo dân gian gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng

Mẹo dân gian gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ cần lưu ý những điều sau khi áp dụng các mẹo chữa dây rốn quấn cổ thai nhi 1 vòng theo dân gian:

  • Hạn chế bò khi vừa kết thúc bữa ăn hoặc khi đang mệt.
  • Thực hiện bò chậm rãi. tránh tình trạng bị chóng mặt.
  • Nếu trong lúc bò mẹ phát hiện thai nhi có dấu hiệu bất thường thì hãy đến số lần bé cử động, nếu sau 2 giờ mà bé chỉ cử động khoảng 3 lần thì mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức.

>> Tham khảo thêm:

Thực tế cho thấy không có giải pháp nào để tránh việc bé bị dây rốn quấn cổ. Nếu thấy lo lắng hãy đến thăm khám để nhận được tư vấn của bác sĩ. Cũng như theo dõi tình hình thai nhi thông qua việc siêu âm. Huggies hy vọng với những gì đã chia sẻ các mẹ sẽ phần nào an tâm hơn khi gặp hiện tượng bé bị dây rốn quấn cổ 1 vòng. Hãy giữ gìn sức khỏe thật tốt và chờ đợi ngày bé cưng được ra đời. 

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies để giúp ích cho thai kỳ của mẹ nhiều hơn.