Dạy học tích cực là gì? Phương pháp và các kỹ năng dạy học tích cực

Việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học đã được ứng dụng từ rất sớm tại nhiều quốc gia trên thế giới và mang lại những tín hiệu khả quan. Để hiểu rõ về phương pháp dạy học tích cực là gì? Các kỹ năng dạy học tích cực bao gồm những gì, chúng ta hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Dạy học tích cực là gì?

Phương pháp dạy học tích cực (Tiếng Anh: Active learning) là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo ở người học.

Phương pháp dạy học tích cực hướng đến việc hoạt động hóa, tích cực hóa nhận thức của người học cụ thể là tập trung vào việc phát huy tính tích cực của người học chứ không phải tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy như các phương pháp dạy học truyền thống. Để áp dụng phương pháp này, giáo viên phải nỗ lực nhiều trong quá trình dạy học.

day_hoc_tich_cuc_la_gi_luanvan2s
Dạy học tích cực là gì?

Có thể bạn quan tâm:

Dạy học tích hợp là gì? Thế nào là phương pháp dạy học tích hợp?

Kho đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mới nhất 2021

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực

Hai yếu tố cốt lõi quyết định đến định hướng đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực là sự tham gia và cảm giác thoải mái.

Sự tham gia: là đề cập đến cường độ của hoạt động, sự tập trung say mê với mọi vật xung quanh để trở nên hăng hái, yêu thích khám phá và vượt qua những giới hạn khả năng của mỗi người học.

Sự tham gia sẽ thể hiện học sinh tận dụng và khai thác môi trường học tập và kiến thức như thế nào. Nếu học sinh tập trung cao độ, miệt mài, say sưa giải quyết các nhiệm vụ học tập bỏ qua yếu tố thời gian thì có thể khẳng định quá trình học tập tích cực đang diễn ra, học sinh tiếp thu kiến thức tốt.

Có 5 yếu tố tăng cường sự tham gia của học sinh, gồm:

  • Không khí học tập và mối quan hệ trong nhóm/lớp: Môi trường học tập thân thiện, mang tính kích thích được thể hiện thông qua không gian lớp học như việc bố trí bàn ghế, trang trí trên tường, cách sắp xếp không gian lớp học, quan tâm tới sự thoải mái về tinh thần,không căng thẳng, nặng nề,…

  • Sự phù hợp về mức độ phát triển của học sinh: Các nhiệm vụ,hoạt động học tập cần có sự phân hóa, quan tâm đến sự khác biệt về nhịp độ học tập, trình độ phát triển giữa các đối tượng học sinh khác nhau, các yêu cầu đối với học sinh cần rõ ràng, tránh tình trạng mơ hồ, đa nghĩa, khuyến khích các em học sinh hỗ trợ lẫn nhau, quan sát học sinh để tìm ra phong cách và sở thích học tập của từng em,…

  • Sự gần gũi với thực tế: các nội dung, nhiệm vụ học tập cần gắn với các mối quan tâm của học sinh và thế giới thực tại xung quanh, cần tận dụng cơ hội để học sinh tiếp xúc với các tình huống thực tế,..

  • Mức độ và sự đa dạng của hoạt động: Trong các hoạt động học tập, cần hạn chế tối đa thời gian chết và thời gian chờ đợi, cần tạo ra các thời điểm hoạt động và trải nghiệm tích cực, thay đổi xen kẽ giữa các hoạt động và nhiệm vụ học tập,…

  • Phạm vi tự do sáng tạo: Học sinh được tạo điều kiện chọn hoạt động theo sở thích, được tham gia xây dựng kế hoạch và đánh giá bài học, học sinh được khuyến khích tự do xác định quá trình thực hiện và lựa chọn sản phẩm,…

  • Cảm giác thoải mái:

    Dạy học tích cực

    chỉ thực sự diễn ra khi  học sinh cảm nhận được cảm giác thoải mái, tức là cảm giác như được ở nhà, được quan tâm, cảm thấy an toàn và được thể hiện bản thân và cảm giác bình yên. Đây là dấu hiệu thể hiện sự phát triển tâm lý tốt và chỉ tồn tại khi học sinh tự tin vào bản thân. Một trong các yếu tố để tạo ra sự thoải mái và tính hài hước. Điều này giúp nhìn rõ mọi sự việc trong khả năng nhận thức, giúp vượt qua những tình huống khó khăn, mang lại sức mạnh và tầm nhìn để tìm ra giải pháp mới. Học sinh học tập hiệu quả khi có một cộng đồng học tập gắn kết và có sự quan tâm lẫn nhau và đây cũng là nền tảng cho cảm giác thoải mái ở học sinh. Các giáo viên nên quan tâm đến từng học sinh với tư cách là những cá nhân độc lập và với tư cách người học.

phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_luanvan99
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực

Các phương pháp dạy học tích cực

Dạy học theo nhóm

Bản chất: Việc học theo nhóm giúp học sinh tập trung vào điểm mạnh của từng người  và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. Phương pháp này được sử dụng để khai thác vốn kiến thức mà các em đã tích lũy, những hiểu biết thực tế trong đời sống và việc vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Lợi ích của công việc dạy học nhóm: Giúp học sinh làm việc hợp tác; Cho phép học sinh học hỏi lẫn nhau; Khuyến khích sự tham gia hoạt động của học sinh; Giúp học sinh tôn trọng điểm yếu và điểm mạnh của người khác; Khuyến khích phát triển tính tự quản, khả năng xoay xở và tôn trọng bản thân; Khuyến khích học sinh giải quyết vấn đề về bất đồng quan điểm.

Vai trò của giáo viên trong dạy học theo nhóm: Để đạt kết quả cao, giáo viên phải biết tổ chức nhóm, hướng dẫn thực hiện, phân bố thời gian hợp lý để có thể giải đáp những thắc mắc của học sinh trước khi chính thức đi vào hoạt động. Nhiệm vụ của giáo viên là nhận biết tiến trình hoạt động của các nhóm từ đó có thể có những can thiệp kịp thời để mang lại hiệu quả. Do đó, giáo viên cần chú ý đến hoạt động mà giáo viên yêu cầu lớp thực hiện, không tranh thủ làm việc riêng khi học sinh đang thảo luận và lắng nghe quá trình trao đổi của học sinh trong nhóm.

Vai trò của học sinh trong dạy học theo nhóm: Tích cực hoạt động nhận thức của mình, biến người học từ đối tượng tiếp thu tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức, chủ động chiếm lĩnh tri thức và nâng cao niềm tin của mình vào việc học tập.

Dạy học theo hợp đồng

Là hoạt động học tập trong đó mỗi học sinh được giao một hợp đồng trọn gói bao gồm các nhiệm vụ, bài tập bắt buộc và tự chọn khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Học sinh chủ động và độc lập quyết định về thời gian cho nhiệm vụ, bài tập và thứ tự thực hiện.

Đặc điểm của dạy học theo hợp đồng: Đây là hình thức dạy học mang tính cá thể hóa, tạo điều kiện phân hóa trình độ của học sinh. Qua đó có thể khuyến khích học sinh phát triển tối đa năng lực học tập, năng lực xã hội và tự kiểm soát , tự đánh giá kết quả học tập của mình. Thông qua phương pháp này, giáo viên có thể quản lý và kiểm soát, thẩm định, đánh giá năng lực học tập của mỗi học sinh.

Học theo hợp đồng chủ yếu được sử dụng cho những nội dung luyện tập, ôn tập, diễn ra theo hình thức theo cặp hoặc theo nhóm.

Vai trò của giáo viên trong dạy học theo hợp đồng: Trong học theo hợp đồng, giáo viên là người thiết kế, xây dựng các nhiệm vụ,bài tập trong hợp đồng, tổ chức hướng dẫn học sinh nghiên cứu, ký kết và thực hiện hợp đồng theo năng lực, trình độ và nhịp độ học tập của từng cá nhân.

Vai trò của học sinh: Học sinh là người thực hiện nội dung học tập theo khả năng của mình, học sinh có thể quyết định nhiệm vụ nào cần thực hiện trước và dành bao nhiêu thời gian cho nhiệm vụ đó. Học sinh cần tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập với sự hỗ trợ của giáo viên hoặc của học sinh khác.

cac_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_luanvan2s
Các phương pháp dạy học tích cực là gì?

Dạy học theo dự án

Dự án là một dự định, một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiện thời gian, phương tiện tài chính, nhân lực,vật lực xác định nhằm đạt được mục đích đề ra.

Đặc điểm của dạy học theo dự án: dạy học theo dự án cần định hướng theo thực tiễn, có ý nghĩa thực tiễn với xã hội, gây được hứng thú cho người học, mang tính phức hợp, nâng cao tính tự lực của người học,..

Vai trò của giáo viên trong dạy học theo dự án: Trong phương pháp này, giáo viên không giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học mà trở thành người hướng dẫn, giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợi nhất cho các em trong quá trình học tập theo hướng tích cực.

Vai trò của học sinh: Học sinh là người quyết định cách tiếp cận vấn đề và phương pháp cũng như các hoạt động cần tiến hành để giải quyết vấn đề. Học sinh tập giải quyết vấn đề trong cuộc sống thực bằng các kỹ năng của người lớn thông qua làm việc nhóm, là người lựa chọn nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phân tích, và tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc của mình.

Một số các kĩ thuật dạy học tích cực là gì?

Đầu tiên, kỹ thuật dạy học được biết đến là toàn bộ những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên trong các tình huống hành động nhỏ nhằm mục tiêu thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. 

Các kĩ thuật dạy học tích cực đề cập đến tất cả các kĩ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực, kích thích tư duy, sự sáng tạo cũng như sự cộng tác của học sinh vào quá trình học tập. Một số các kĩ thuật dạy học tích cực phổ biến kể đến như:

  • Kĩ thuật động não

  • Kĩ thuật XYZ

  • Kĩ thuật “bể cá”

  • Tranh luận ủng hộ – phản đối

  • Kĩ thuật “3 lần 3”

  • Lược đồ tư duy

  • Kĩ thuật khăn trải bàn

  • Kĩ thuật “Các mảnh ghép”

  • Kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi

  • Kĩ thuật chia nhóm

  • Kĩ thuật đặt câu hỏi

  • Kĩ thuật “Viết tích cực”

  • Kĩ thuật “Đọc tích cực”

  • Kĩ thuật KWL

cac_ki_thuat_day_hoc_tich_cuc_luanvan2s
Các kĩ thuật dạy học tích cực là gì?

Bạn đang thực hiện đề tài luận văn về dạy học tích cực? Bạn cần sự hỗ trợ trong quá trình viết luận văn hoặc bạn không có thời gian thực hiện đề tài? Tham khảo dịch vụ hỗ trợ & viết luận văn thuê của chúng tôi tại đây

Vai trò của phương pháp dạy học tích cực là gì?

Đối với giáo viên

Trong dạy học tích cực, học sinh là chủ thể trung tâm của mọi hoạt động, giáo viên chỉ giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn. Việc nắm vững cách sử dụng và vận dụng linh hoạt các kỹ thuật dạy học sẽ giúp giáo viên tương tác tốt hơn với học sinh, tạo điều kiện để học sinh làm việc, chiếm lĩnh tri thức. Trên cơ sở đó, giáo viên điều chỉnh, bổ sung và đánh giá quá trình học tập của học sinh.

Việc áp dụng kỹ thuật dạy học tích cực yêu cầu giáo viên luôn chủ động trong mọi tình huống, bám sát học sinh, phát hiện ra những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh để kịp thời tác động, khắc phục.

Khi vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, giáo viên luôn không ngừng học hỏi, mở mang kiến thức để trở thành người hiểu biết, người nghe tích cực và là người phối hợp làm cho mọi cái cùng một lúc đều thuận lợi hơn.

Đối với học sinh

Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực sẽ giúp cho học sinh xác định được nhiệm vụ, động cơ, ý thức, tự giác học tập, biết đánh giá nhìn lại quá trình học tập và tự điều chỉnh cách học của mình.

Việc vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách khoa học, tiết kiệm “bộ nhớ” trong não. Hơn nữa, việc ghi nhớ mang tính hệ thống hơn sẽ giúp việc tái hiện kiến thức và vận dụng kiến thức linh hoạt hơn.

Kỹ thuật dạy học tích cực giúp tích cực hóa hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của học sinh.

Tích cực hóa, tăng cường sự tham gia của người học, tạo điều kiện cho người học phát triển tối đa khả năng học tập sáng tạo, giải quyết vấn đề.

Đem lại hứng thú cho học sinh, tạo niềm vui trong học tập. Điều này sẽ trở thành niềm hạnh phúc giúp các em tự khẳng định minh và nuôi dưỡng khả năng sáng tạo.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu bản chất phương pháp dạy học tích cực là gì cũng như các vấn đề khác xoay quanh phương pháp này. Có thể nói, dạy học tích cực là phương pháp dạy học mới mẻ và lấy học sinh làm trọng tâm. Điều này sẽ giúp học sinh trở nên chủ động, tự tin và có trách nhiệm với bản thân mình hơn.