Dạy học sinh cá biệt – Hãy khôn ngoan và dạy trên tình yêu thương

Học sinh cá biệt là những nhân tố xấu ảnh hưởng đến chất lượng học tập, thành tích cũng như là sự rèn luyện của lớp học và nhà trường. Điều này có lẽ ai cũng hiểu và nhìn thấy rõ. Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết cách dạy học sinh cá biệt. Ta đã vô tình tạo nên những đối tượng bất ổn cho xã hội và là mối lo của các gia đình. 

Vậy làm sao để giáo dục được những học sinh cá biệt, giúp cho họ hiểu được những hành vi không đúng của mình? 

Những biểu hiện của học sinh cá biệt

Thông thường, những học sinh được đánh giá là cá biệt sẽ có một số biểu hiện như sau:

  • Ý thức kỷ luật kém, không tôn trọng thầy cô, vô lễ với thầy cô, người lớn. 

  • Những đối tượng có trình độ học yếu kém, lười biếng trong việc học. 

  • Thành lập, tham gia các băng nhóm bắt nạt bạn bè

  • Hành vi gây sự: đánh bạn, bạo lực với bạn bè

  • Thường xuyên tham gia các các trò mạo hiểm, không đúng với quy tắc chuẩn mực của xã hội. 

>>> Xem thêm: Cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học hiệu quả và tích cực nhất

Nguyên nhân khiến học sinh trở nên cá biệt

  • Tâm sinh lý: Ở lứa tuổi vị thành niên, các bạn trẻ sẽ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Hay nói cách dễ hiểu, tâm lý của các bạn ở lứa tuổi này không được ổn định, dẫn đến những hành vi, hành động thiếu ý thức. 

  • Thích thể hiện bản thân, thể hiện cái tôi, khẳng định mình, gây sự chú ý hay thích thu hút ánh nhìn của mọi người. 

  • Hội chứng tăng động. 

  • Ức chế trong tâm lý nhưng chưa được tháo gỡ. 

  • Nguyên nhân từ sự không có yêu thương từ gia đình. 

  • Muốn thể hiện suy nghĩ của mình qua hành động vào muốn mọi người tìm đến bản thân thay vì bản thân tìm đến mỗi người. 

  • Cách cư xử của giáo viên khiến nhiều bạn trở nên ức chế và có những hành vi không đúng. 

  • Nhiều nguồn thông tin không chính thống và sai lệch ảnh hưởng đến tâm lý và suy nghĩ của học sinh rất nhiều. 

Cách dạy học sinh cá biệt

Thực tế, nhiều giáo viên cảm thấy việc giáo dục học sinh cá biệt là những cuộc chiến gay go và đầy trải nghiệm khi phải đối mặt với thái độ bất cần và không quan tâm của các học sinh cá biệt. 

Tuy nhiên, tất cả những hành vi đó đều có một thông điệp nào đó muốn truyền tải đến người nghe, gia đình và giáo viên. Chỉ là chúng ta chưa tìm được cách mở tâm sự của những đối tượng đó ra mà thôi. 

Do đó, bản thân gia đình và nhà trường phải biết cách dạy học sinh cá biệt để có thể hiểu rõ vấn đề và khiến học sinh chia sẻ sự khó khăn của mình. 

Đối với gia đình

Bố mẹ nên tôn trọng con, dành nhiều thời gian chất lượng bên con để nghe những tâm tư của con mình. Bố mẹ không chỉ là những người cha, người mẹ mà là người thầy, người cô và người bạn. Thay vì để con tự mình bơi giữa đời và không biết chọn lọc thông tin, tin tức để học. Bố mẹ sẽ là người định hướng và dìu dắt con đi đúng hướng. 

Vai trò của bố mẹ trong cách dạy những học sinh cá biệt rất lớn. Bởi lẽ, hầu hết, nguyên nhân khiến các bạn có biểu hiện không đúng đều do tâm lý và suy nghĩ. Và bố mẹ là người tiếp xúc với con cái mỗi ngày. Thay vì chạy đuôi với cuộc sống, công việc. Hãy dành những thời gian vui vẻ với những đứa trẻ nhà mình. Hãy chia sẻ và dạy con thông qua cách chơi, cách nói chuyện để con cảm nhận được tình yêu thương gia đình, trở thành một người ấm áp thay vì những hành động cục xác, cá biệt, không quan tâm đến cảm xúc của người khác. 

Đối với nhà trường

Hãy tìm ra nguyên nhân khiến học sinh có những hành vi cá biệt

Không một ai khi sinh ra đã cá biệt. Sự cá biệt có thời gian hình thành và phát triển với lý do xuất phát điểm. Để có thể dạy học sinh cá biệt, bạn cần phải hiểu rõ nguyên nhân cũng như tâm sinh lý của những đối tượng này. Từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp để học sinh ý thức được việc mình làm và chịu ngoan ngoãn hơn. 

Luôn công bằng trong tất cả mọi chuyện

Học sinh cá biệt cũng có những suy nghĩ của riêng họ. Và việc thiếu công bằng trong cuộc sống hầu như ai cũng thấy. Hầu hết học sinh cá biệt thường bị mất đi niềm tin lẽ phải và công lý. Họ trở nên cứng đầu và cảm thấy thế giới thật bất công với mình. Từ đó sẽ cố gắng theo đuổi công lý của chính bản thân. 

Do đó, nếu bạn thể hiện sự mất công bằng và thiên vị đối với một học sinh nào đó. Điều này không phải răn đe rằng người học giỏi luôn xứng đáng. Mà ngược lại, các bạn học sinh cá biệt sẽ thấy rằng công lý thật sự không tồn tại và chính bản thân họ sẽ càng cố gắng phấn đấu với công lý mà mình tự đưa ra. 

Vậy nên, là một giáo viên, đừng bao giờ coi nhẹ các lời khen – chê, hãy sử dụng nó một cách đúng lúc, đúng vấn đề. Hãy xử phạt những hành động không đúng, nhưng hãy khen thưởng nếu học sinh có hành vi tốt. Lời khen và phần thường đôi lúc sẽ là động lực giúp các em cá biệt thấy được giá trị của mình trong lớp học, thấy được thành tích của mình được công nhận và điều này chính là đôi cánh mạnh mẽ biến đổi nhân cách của một con người. 

Đừng bao giờ luôn khen ngợi và bỏ quan những lỗi nhỏ đối với học sinh giỏi. Hãy công bằng trừng phạt nếu bất cứ học sinh nào làm sai. 

Luôn cho học sinh biết mình yêu thương học sinh như thế nào 

Theo chia sẻ của các thầy cô lâu năm trong nghề giá, hầu hết lý do khiến học sinh có những hành động cá biệt thường xuất phát từ bên ngoài. Theo thời gian, những nguyên nhân đó tạo nên sự tổn thương bên trong suy nghĩ và tâm hồn của học sinh ở mọi lứa tuổi. 

Phần lớn là tình sự yêu thương và quan tâm của những người mà họ họ yêu quý. Do đó, là giáo viên hằng ngày tiếp xúc với học sinh của mình. Đừng che đậy sự yêu thương mà bạn muốn dành cho những đối tượng này. Hãy phơi bày tất cả để học sinh nhận thấy sự ấm áp, tình yêu từ giáo viên của mình. Hãy cho học sinh cảm nhận họ không hề cô đơn. Bên cạnh họ còn bạn bè và giáo viên yêu thương họ. Chỉ cần cho đi tình thương, giáo viên sẽ nhận được tình thương từ học sinh của mình. 

Luôn nghĩ mình là tất cả đối với học sinh 

Nếu nguyên nhân xuất phát từ gia đình. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ có giáo viên là người mà học sinh có thể dựa vào, giáo viên là gia đình, là người bạn, là người thân, là người giải quyết các cuộc ẩu đả, là người tâm sự của các em. 

Do đó, là giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, hãy cố gắng xuất hiện những lúc mà học sinh cần. Hãy cho học sinh thấy được “Học sinh nên tìm đến ai khi gặp khó khăn, khi cô đơn và khi buồn nhất”. 

Một mẹo nhỏ dành cho các giáo viên khi dạy học sinh cá biệt là luôn chuẩn bị trong mình những viên kẹo, một ít khăn giấy, thậm chí kể cả băng vệ sinh khi học sinh cần”. Điều này sẽ khiến học sinh cảm nhận được sự quan tâm từ bạn và thấu hiểu bạn hơn. 

>>> Xem thêm: Cách giải tỏa cơn tức giận và kiểm soát tốt tâm trạng của bản thân

Học sinh cá biệt không hề cá biệt

Một cách dạy học sinh cá biệt bạn có thể áp dụng. Đó chính là đừng bao giờ suy nghĩ học sinh cá biệt là những người cá biệt. 

Thông thường, thầy cô thường xem qua lý lịch và hồ sơ của từng học sinh trước khi nhận lớp. Khi đọc đến lời nhận xét và đánh giá của các thầy cô cũ, giáo viên sẽ vô tình đặt mác cá biệt dành cho học sinh không có nhận xét tốt và mang sẵn tâm lý đề phòng, và đưa ra các giải pháp ngay từ khi gặp mặt. 

Tuy nhiên, điều này hoàn toàn khiến mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cá biệt ngày càng xa nhau hơn mà thôi. Hãy luôn suy nghĩ tất cả các đối tượng học sinh đều giống nhau. Không thiên vị hay yêu thích bất cứ học sinh nào và học sinh cá biệt cũng như các học sinh khác. Không có gì khác biệt cả. Thay vì gọi “học sinh cá biệt”, bạn hãy thay đổi cách nói thành “học sinh đặt biệt”. Thay vì có ý dè chừng và tìm cách đối phó. Bản thân bạn phải đặt tình thương và sự quan tâm, chia sẻ đối với các đối tượng nhiều hơn. Hãy thử cách dạy học sinh cá biệt này đi. Bạn sẽ thấy hiệu quả lắm đấy. 

Những cách dạy học sinh cá biệt trên không thể áp dụng với tất cả các đối tượng cá biệt trong học đường. Bởi lẽ, mỗi người có một suy nghĩ, hành vi và hành động khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các học sinh cá biệt đều xuất phát từ bên ngoài như: tình cảm gia đình, tình yêu thương và cuộc sống bất công. Do đó, bản thân người làm cha, làm mẹ hay giáo viên phải có sự quan tâm và giúp học sinh thấy được tình yêu thương của mình. 

Hy vọng với những thông tin và kinh nghiệm về cách dạy học sinh cá biệt ở trên, giáo viên cũng như ba mẹ có thể thấu hiểu hành vi của con/ học sinh mình hơn. Từ đó lựa chọn cho mình những phương pháp phù hợp với tình đối tượng, tính cách cá biệt của con trẻ. Hãy nhớ, không nên sử dụng các phương pháp đòn roi, bỏ rơi hay cho con thấy mình không quan trọng. Điều đôi lúc là giọt nước tràn ly khiến biểu hiện và hành vi của con/ học sinh đi theo chiều hướng ngày càng tệ hơn nhiều đấy.  Trên đây là bài chia sẻ của Seoul Academy – Trường đào tạo thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam. 

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!