Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp có gì khác biệt ? – Việt Luật – Chuyên Thành lập công ty & Đầu tư nước ngoài

Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trong đối với sự phát triển của mỗi quốc gia nhất định. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI). Vậy đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp có gì khác biệt ?

Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp có gì khác biệt ?Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp có gì khác biệt ?

 

Đầu tư trực tiếp

Đầu tư gián tiếp

Khái niệm

Là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tự trực tiếp nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng  phần vốn góp của mình trong hoạt động đầu tư kinh doanh

Là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư, nhưng không nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình mà thông qua một bên thứ ba giúp mình thực hiện hoạt động đầu tư hoặc kinh doanh

Hình thức

– Thành lập tổ chức kinh tế;

– Thực hiện dự án đầu tư;

– Theo hợp đồng BBC;

– Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Đầu tư cổ phần, mua cổ phần, phần vốn góp

Quyền kiểm soát

Nắm quyền quản lý, kiểm soát trực tiếp. Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi

Mua chứng khoán và không nắm quyền kiểm soát trực tiếp. Bên tiếp nhận đầu tư (vốn) có toàn quyền chủ động trong kinh doanh

Phương tiện đầu tư

Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của pháp luật từng nước

Số lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị khống chế ở mức độ nhất định tùy theo từng nước; thường là < 10%

Xu hướng đầu tư

Hướng đầu tư từ nước phát triển sang nước đang phát triển

Hướng đầu tư từ các nước phát triển với nhau hoặc đang phát triển hơn là luân chuyển các nước kém phát triển

Rủi ro và lợi nhuận

Rủi ro theo tỉ lệ vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ phải chịu phần rủi ro mà mình đã đầu tư vào doanh nghiệp. Lợi nhuận thu được theo lợi nhuận của công ty và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn,  nhà đầu tư sẽ được hưởng và chia theo tỉ lệ phần góp của mình

Rủi ro ít, bên nhận đầu tư sẽ phải gánh chịu rủi ro. Lợi nhuận thu được chia theo cổ tức hoặc việc bán Chứng khoán thu chênh lệch

Thủ tục đầu tư

Nhà đầu tư phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải thực hiện các thủ tục thành lập tổ chức kinh tế sau đó mới thực hiện góp vốn

Nhà đầu tư tiến hành góp vốn và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế

Đăng ký góp vốn

Không có quy định

Nhà đầu tư thuộc Khoản 2 Điều 26 Luật đầu tư 2020 phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn

Thư Viện Pháp Luật.