Đầu tư gián tiếp là gì? các hình thức đầu tư gián tiếp vào việt nam – Luật L24H

Đầu tư gián tiếp là một trong những hình thức đầu tư chủ đạo của xã hội ngày nay bên cạnh đầu tư trực tiếp, nó góp phần cho sự phát triển về mặt kinh tế. Song nhiều người không hiểu rõ về các quy định về đầu tư gián tiếp dẫn đến nhiều rủi ro khi đầu tư gián tiếp. Vì thế mời Quý độc giả tham khảo bài viết bên dưới của Luật L24H để hiểu rõ hơn về đầu tư gián tiếp.

Đầu tư gián tiếp

Đầu tư gián tiếp

Khái niệm về đầu tư gián tiếp

Đầu tư gián tiếp là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư nhưng không nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình mà thông qua một bên thứ ba giúp mình kiểm soát, thực hiện dự án đầu tư. Căn cứ theo Luật đầu tư năm 2020 thì các hình thức đầu tư gián bao gồm các hình thức: đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn (Không bao gồm trường hợp mua cổ phần, phần vốn góp mà theo đó nhà đầu tư có quyền trong hoạt động đầu tư kinh doanh).

Khái niệm đầu tư gián tiếp

Khái niệm đầu tư gián tiếp

Các hình thức đầu tư gián tiếp

Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
  • Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác

Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

  • Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
  • Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
  • Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác

Cơ sở pháp lý: Điều 25 Luật Đầu tư năm 2020

Hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các hình thức sau đây:

  • Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp không thuộc hình thức đầu tư trực tiếp tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-NHNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam và không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.
  • Góp vốn, mua, bán cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán
  • Mua, bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • Mua bán các giấy tờ có giá khác bằng đồng Việt Nam do người cư trú là tổ chức được phép phát hành trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và các tổ chức được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo các quy định của pháp luật về chứng khoán; ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
  • Góp vốn, chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Cơ sở pháp lý: Điều 5 Thông tư 05/2014/TT-NHNN, khoản 2 Điều 14 Thông tư 06/2019/TT-NHNN

Hình thức đầu tư gián tiếp

Hình thức đầu tư gián tiếp

Nguyên tắc chung khi đầu tư gián tiếp

Mọi hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam phải được thực hiện thông qua 01 (một) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp mở tại 01 (một) ngân hàng được phép.

Khi thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam dưới các hình thức trên, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại Thông tư này, các quy định của pháp luật về mở và sử dụng tài khoản thanh toán, quy định tại Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán, các quy định hiện hành của pháp Luật liên quan đến hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam và hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Số dư trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài không được chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Sự khác nhau giữa đầu tư gián tiếp và trực tiếp

Thứ nhất, về khái niệm đầu tư trực tiếp là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tự trực tiếp nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Còn đầu tư gián tiếp là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư nhưng không nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình mà thông qua một bên thứ ba giúp mình kiểm soát, thực hiện dự án đầu tư.

Thứ hai, về quyền kiểm soát đầu tư trực tiếp nắm quyền quản lý, kiểm soát trực tiếp không thông qua bên thứ ba còn đầu tư gián tiếp không nắm quyền quản lý và kiểm soát phải thông qua bên thứ ba để giúp quản lý và kiểm soát

Thứ ba, về hình thức đầu tư gián tiếp bị hạn chế hơn so với đầu tư trực tiếp. Đầu tư gián tiếp chỉ có các hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn (Không bao gồm trường hợp mua cổ phần, phần vốn góp mà theo đó nhà đầu tư có quyền trong hoạt động đầu tư kinh doanh). Còn đầu tư trực tiếp có thể đầu tư theo các hình thức thành lập tổ chức kinh tế; thực hiện dự án đầu tư; theo hợp đồng BBC; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

Thứ tư, về thủ tục đầu tư đối với đầu tư trực tiếp nhà đầu tư phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải thực hiện các thủ tục thành lập tổ chức kinh tế sau đó mới thực hiện góp vốn còn đối với đầu tư gián tiếp nhà đầu tư tiến hành góp vốn và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Ưu và nhược điểm của đầu tư gián tiếp

Ưu điểm

  • Hạn chế được rủi ro hơn so với đầu tư trực tiếp bên nhận đầu tư sẽ phải gánh chịu rủi ro.
  • Lợi nhuận tương đối ổn định.
  • Chủ đầu tư giảm thiểu được rủi ro khi cổ phiếu và trái phiếu được phát hành cho rất nhiều người.

Nhược điểm

  • Vì đầu tư gián tiếp không nắm quyền trực tiếp kiểm soát và quản lý việc đầu tư nên lợi ích thu được thường thấp.
  • Hiệu quả dùng vốn không cao.
  • Đầu tư gián tiếp làm giảm cơ hội học hỏi kỹ năng và kinh nghiệm quản lý.

Luật sư tư vấn về đầu tư gián tiếp

  • Các vấn đề pháp lý của việc đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam
  • Hình thức đầu tư gián tiếp
  • Rủi ro khi đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam
  • Điều kiện để đầu tư gián tiếp
  • Thủ tục đầu tư gián tiếp

Đầu tư gián tiếp không còn quá xa lạ, song quy định của việc đầu tư gián tiếp còn khá rắc rối và phức tạp. Bài viết đã nêu ra được đầu tư gián tiếp là gì và các hình thức đầu tư của nói. Tuy nhiên nếu độc giả còn có sự thắc mắc và có nhu cầu đầu tư gián tiếp có thể liên hệ Luật sự tư vấn của Luật L24H qua số Hotline 1900.633.716 để được tư vấn giải đáp. Xin cảm ơn quý độc giả.

Scores: 4.5 (46 votes)

Thank for your voting!