Đấu trường 100 là gì? Chi tiết về Đấu trường 100 mới nhất 2021 | LADIGI

Đấu trường 100

Định dạng
Trò chơi truyền hình

Giám chế

Đài Truyền hình Việt Nam
Sóng Vàng Production

Đạo diễn
Thiên Trường

Dẫn chương trình
Thái Hồng Tuấn

Quốc gia
Việt Nam

Sản xuất

Nhà sản xuất
Lâm Văn Tư

Thời lượng
60 phút (có quảng cáo)

Trình chiếu

Kênh trình chiếu

VTV3, VTV4, VTV9

Định dạng hình ảnh

1080i (HDTV)

Phát sóng
7.7.2006 – 28.12.2015

Thông tin khác

Chương trình liên quan

Rung chuông vàng
1 vs 100 phiên bản của Hoa Kỳ
Een Tegen 100 (Hà Lan)

Đấu trường 100 là một gameshow do Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP.HCM[1] và Ban Thể thao Giải trí và Thông tin kinh tế[2] – Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Sóng Vàng Production sản xuất, được mua bản quyền format của Công ty Endemol, Hà Lan và là phiên bản Việt Nam của chương trình 1 vs. 100. Chương trình sử dụng format của Hà Lan từ số đầu tiên ngày 7/7/2006 đến ngày 16/7/2012, còn từ ngày 23/7/2012 đến số cuối cùng vào ngày 28/12/2015 thì lại sử dụng format của Mỹ. Cuộc chơi diễn ra giữa hai phe: một người chơi chính và 100 người chơi phụ, bằng hình thức là một cuộc đua khảo nghiệm kiến thức. Chương trình được phát sóng vào lúc 21h00 tối thứ 6 hàng tuần từ 7/7/2006 đến ngày 28/12/2007, từ ngày 4/1/2008 đến ngày 11/7/2008 thì chương trình thay đổi sang khung giờ là 22h tối thứ 6 hàng tuần. Từ ngày 14/7/2008 đến ngày 28/12/2015, chương trình chuyển sang phát sóng vào lúc 20h tối thứ 2 hàng tuần. Đây là gameshow có số người tham dự trực tiếp đông nhất tại Việt Nam (trong phạm vi một gameshow, tính đến thời điểm 2006). Thái Tuấn là người dẫn dắt chương trình trong suốt thời gian phát sóng.[3]

Mục lục

  • 1

    Luật chơi

    • 1.1

      Format từ 7.7.2006 – 16.7.2012

      • 1.1.1

        Nội dung

      • 1.1.2

        Tính điểm

      • 1.1.3

        Trợ giúp

    • 1.2

      Format từ 23.7.2012 – 28.12.2015

      • 1.2.1

        Nội dung

      • 1.2.2

        Thang tiền thưởng

      • 1.2.3

        Trợ giúp

  • 2

    Những chuyển biến mới nhất

    • 2.1

      Về đồ họa

    • 2.2

      Về sân khấu

    • 2.3

      Về người chơi

    • 2.4

      Về mức tiền thưởng

  • 3

    Giải thưởng

  • 4

    Phát sóng

    • 4.1

      Phát chính

    • 4.2

      Phát lại

    • 4.3

      Tạm ngừng phát sóng

  • 5

    Nhà tài trợ

  • 6

    Kết thúc sứ mệnh

  • 7

    Xem thêm

  • 8

    Tham khảo

Luật chơi

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

Format từ 7.7.2006 – 16.7.2012

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

Nội dung

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

Có bốn chủ điểm chính để đưa ra các câu hỏi: Lịch sử – Địa lý, Khoa học – Đời sống, Văn hóa – Xã hội và Thể dục – Thể thao. Người chơi chính (NCC) chọn cấp độ dễ hoặc khó cho câu hỏi. Các câu hỏi được đưa ra dưới dạng trắc nghiệm với 3 phương án trả lời A, B và C. Sau khẩu lệnh của MC, tất cả những người cùng chơi còn lại sẽ có 6 giây để bấm nút A, B, C tương ứng với câu trả lời lựa chọn, những người cùng chơi trả lời sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi (tương tự như gameshow Rung chuông vàng, cũng có 100 sinh viên nhưng không có NCC).

Sau khi hết 6 giây dành cho những người cùng chơi, NCC sẽ trả lời, không giới hạn thời gian suy nghĩ. NCC sẽ nói ở 1 trong 3 đáp án để chốt phương án trả lời của mình.

Tính điểm

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

Với mỗi câu hỏi mà người chơi trả lời đúng khi không dùng quyền giải thoát, người chơi sẽ tăng quỹ điểm của mình lên như sau:

  • x

    {displaystyle x}

    x

  • y

    {displaystyle y}

    y

    y

    x

    {displaystyle yleq x}

    {displaystyle yleq x}

  • Điểm của người chơi tăng lên

    1000
    x

    ×
    y

    {displaystyle {dfrac {1000}{x}}times y}

    {displaystyle {dfrac {1000}{x}}times y}

  • Số điểm đã ghi nhân với 10.000 đồng sẽ là số tiền thưởng.

NCC sẽ phải chia tay với chương trình sau khi trả lời sai ở bất kỳ câu hỏi nào. Trong những năm đầu tiên, nếu đã loại được từ 80 đến 99 người trước khi thua cuộc, NCC vẫn được phần thưởng an ủi 2.000.000 đồng[4]. Những người cùng chơi trả lời đúng trong câu hỏi trả lời sai trước đó của NCC sẽ được máy tính lựa chọn ngẫu nhiên để là khán giả may mắn trở thành NCC tiếp theo. Nếu chỉ có một người cùng chơi trả lời đúng trong câu hỏi đó, ngay lập tức người cùng chơi đó sẽ là NCC tiếp theo. Nếu không ai trả lời đúng câu hỏi đó thì từ đây cho khi hết thời lượng chương trình, tất cả 101 người cùng chơi sẽ được máy tính lựa chọn để có 1 người trở thành NCC. Trong trường hợp NCC chưa hoàn thành lượt chơi mà thời lượng đã hết, người chơi sẽ tiếp tục lượt chơi của mình vào tập sau. Những điều này đã được áp dụng ngay từ số phát sóng đầu tiên của chương trình.

Trợ giúp

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

NCC có 3 lần xin giải thoát, khi đó quỹ điểm đang có sẽ bị giảm đi lần lượt 25%, 50% và 75% (điểm sau khi giảm cũng được làm tròn đến hàng đơn vị). Khi xin giải thoát, NCC sẽ được miễn trả lời câu hỏi đó nhưng sẽ không được nhận tiền thưởng từ người cùng chơi.

NCC cũng có 1 quyền gấp đôi số điểm thưởng. Theo đó, số điểm của người cùng chơi sẽ được nhân đôi trước khi cộng với quỹ điểm mà NCC đang có. Tuy nhiên sẽ không được phép chọn quyền giải thoát sau khi chọn quyền nhân đôi số điểm của câu hỏi đó.

Khi chưa có điểm nào trong quỹ, NCC chưa được phép dùng các quyền giải thoát và quyền gấp đôi số điểm.

Các quyền giải pháp này đã chính thức được thay thế bằng các quyền trợ giúp từ ngày 23/7/2012 như là một phần trong kế hoạch điều chỉnh format của chương trình sau 6 năm lên sóng.

Format từ 23.7.2012 – 28.12.2015

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

Nội dung

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

Nội dung nói chung tương tự như 6 năm đầu, tuy nhiên người chơi không có quyền lựa chọn câu hỏi khó dễ, mà mỗi câu hỏi chỉ có một độ khó duy nhất, đồng thời chủ đề câu hỏi cũng sẽ bị giấu đi. NCC sẽ phát tín hiệu trả lời ở 1 trong 3 đáp án để chốt phương án trả lời của mình.

Thang tiền thưởng

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

Mỗi cấp độ tiền thưởng tương đương 10 người cùng chơi (đến khi NCC loại bỏ lần lượt ít nhất 10 người cùng chơi thì giá trị tiền thưởng tăng lên cấp độ kế tiếp, tương ứng với giá trị tiền thưởng lớn hơn). Phần thưởng cao nhất là 80.000.000 đồng (năm thứ 7 là 50.000.000 đồng) khi NCC loại hết 100 người cùng chơi:

Số người chơi bị loại

23.7.2012 đến ngày 15.7.2013

22.7.2013 đến ngày 28.12.2015

100
50.000.000 đồng
80.000.000 đồng

90 – 99
30.000.000 đồng

40.000.000 đồng

80 – 89
20.000.000 đồng
20.000.000 đồng

70 – 79
15.000.000 đồng

15.000.000 đồng

60 – 69
10.000.000 đồng

10.000.000 đồng

50 – 59

5.000.000 đồng
5.000.000 đồng

40 – 49
3.000.000 đồng

3.000.000 đồng

30 – 39
2.000.000 đồng

2.000.000 đồng

20 – 29
1.000.000 đồng

1.000.000 đồng

10 – 19
500.000 đồng

500.000 đồng

0 – 9
0 đồng

0 đồng

NCC được quyền dừng cuộc chơi với số tiền thưởng đang có (sau khi có ít nhất 500.000 đồng tiền thưởng). Nhưng nếu trả lời sai bất kỳ câu hỏi nào, số tiền thưởng ban đầu của họ sẽ mất đi.

Nếu người chơi loại bỏ được ít nhất 50 người cùng chơi thì sẽ áp dụng luật chia tiền thưởng. Từ lúc này, NCC trả lời sai bất kỳ câu nào thì những người cùng chơi trả lời đúng trong câu hỏi trả lời sai trước đó sẽ được chia đều tiền thưởng mà NCC đang giữ. Trường hợp chỉ có 1 người cùng chơi trả lời đúng trong câu hỏi đó thì sẽ nhận toàn bộ phần thưởng từ NCC đã trả lời sai.

Sau khi người chơi trước đã hết lượt chơi, nếu thời gian vẫn còn, MC sẽ tiếp tục giới thiệu người chơi khác cho đến khi hết thời lượng chương trình. Nếu người chơi chưa hoàn thành lượt chơi mà thời lượng đã hết, người chơi sẽ tiếp tục lượt chơi của mình vào 1 tuần sau đó.

Trợ giúp

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

Người chơi có 3 sự trợ giúp và có thể được sử dụng bất cứ lúc nào nếu họ không biết câu trả lời hoặc chưa chắc chắn với suy nghĩ của mình. Trong một câu hỏi, người chơi có quyền dùng nhiều sự trợ giúp, nhưng các quyền trợ giúp chỉ được sử dụng một lần.

Quyền trợ giúp

Sử dụng

Hỏi người chơi

Máy tính lựa chọn ngẫu nhiên 2 người cùng chơi tham gia vào phần hỗ trợ này với 1 người đúng, 1 người sai. NCC và MC giao lưu nhanh với 2 người chơi này, hỏi phương án và lý do họ chọn. NCC quyết định lựa chọn phương án trả lời trong 2 phương án này mà không được chọn phương án còn lại (vì chắc chắn đó là phương án sai, do không ai chọn đáp án này). Nếu tất cả những người cùng chơi có phương án trả lời giống nhau hoặc chỉ còn lại một người cùng chơi đang thi đấu, NCC sẽ không thể chọn quyền trợ giúp này (vì phải có 2 người và có 2 phương án khác nhau) và sẽ có 4 tình huống phát sinh:

  • NCC chọn cùng đáp án mà đúng, không ai bị loại bỏ.
  • NCC chọn cùng đáp án mà sai, trò chơi kết thúc, tất cả đều không có tiền thưởng.
  • NCC chọn khác đáp án mà đúng, NCC chiến thắng với số tiền thưởng tối đa.
  • NCC chọn khác đáp án mà sai, NCC thua chương trình, tiền thưởng đến thời điểm đó sẽ được chia đều cho tất cả những người cùng chơi còn lại đang thi đấu (nếu họ trả lời đúng và đã áp dụng luật chia tiền).

Khảo sát người chơi

NCC sẽ lựa chọn một phương án và máy tính sẽ thống kê số lượng người cùng chơi lựa chọn phương án này. Sau đó thí sinh có thể chọn bất cứ đáp án nào.

Tin người chơi

Máy tính thống kê phương án trả lời được những người cùng chơi chọn theo số đông. Khi đó thí sinh buộc phải chọn theo phương án trả lời được chọn của số đông, không được chuyển sang phương án khác và sẽ có 3 tình huống đặc biệt phát sinh:

  • Nếu có 2 phương án trả lời được những người cùng chơi chọn ngang nhau và cao hơn phương án còn lại, MC sẽ thông báo cho NCC biết điều này. NCC sẽ tự quyết định chọn một trong 2 phương án được chọn ngang nhau theo số đông mà không thể chọn phương án còn lại.
  • Nếu 3 phương án trả lời được những người cùng chơi chọn ngang nhau (số người cùng chơi còn lại đang thi là số chia hết cho 3), MC sẽ thông báo cho NCC biết điều này. Quyền trợ giúp thất bại.
  • Nếu chỉ có một người cùng chơi đang thi đấu, NCC sẽ chọn theo đáp án của người cùng chơi đó. Cả hai có thể đều được đi tiếp hoặc ra về mà không nhận được tiền thưởng.

Đôi khi trong nhiều trường hợp, NCC sẽ được biết trước số người cùng chơi trả lời sai ở một câu hỏi trước khi trả lời câu hỏi đó. Nếu trong câu hỏi đó, tất cả những người cùng chơi đều trả lời sai ở câu hỏi này, thì NCC sẽ không thể sử dụng bất kỳ quyền trợ giúp nào và có 2 tình huống phát sinh như sau:

  • NCC trả lời đúng và chiến thắng với số tiền thưởng tối đa.
  • NCC trả lời sai và thua cuộc, tất cả không có tiền thưởng.

Những chuyển biến mới nhất

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

Về đồ họa

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

Từ năm thứ 4, Đấu trường 100 chuyển sang phiên bản mới với giao diện câu hỏi màu đen và đáp án màu đỏ. Giao diện này được sử dụng đến hết năm thứ 6.

Từ năm thứ 7, giao diện câu hỏi mới tím-đen của Đấu trường 100 hiện đại hơn so với các giao diện trước đây. Giao diện này xuất hiện lần đầu tiên trong phiên bản Hoa Kỳ của chương trình.

Từ giữa năm 2013, hệ thống hình ảnh của VTV3 chuyển sang định dạng 16:9 nên khung câu hỏi bị hẹp đi so với khung màn hình. Đến ngày 22 tháng 7 cùng năm, Đấu trường 100 lần này sử dụng giao diện màu tím-đen đã xuất hiện lần đầu tiên trong phiên bản Australia của chương trình. Đây cũng là giao diện câu hỏi đẹp và hoàn chỉnh nhất trong số các giao diện câu hỏi của chương trình.

Mức độ câu hỏi khó/dễ tùy thuộc vào quá trình chơi của NCC, do đó tiết tấu chương trình được đẩy nhanh hơn. Hơn nữa, MC cũng sẽ không nhắc lại đáp án lần 2 như 6 năm trước nữa.

Về sân khấu

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

Sân khấu của chương trình mang màu sắc đặc biệt. Màn hình cực lớn nằm ngay trung tâm 100 người cùng chơi, tạo sự hoành tráng rõ nét và độ tương tác lớn giữa người chơi chính (NCC) và những người cùng chơi. Không gian sân khấu mới tạo điều kiện cho MC và NCC thoải mái trong di chuyển, không bó gọn không gian đi lại, tạo hình ảnh năng động hơn.

Gameshow sử dụng hệ thống đèn LED (gồm 3 màu đỏ, vàng, xanh) cho 100 người cùng chơi, tạo hiệu ứng hình ảnh cực kỳ hiện đại và hấp dẫn. Đây cũng là lần thay đổi thứ 2 về nội dung chương trình (trước đây là phiên bản chưa có đèn vàng cho mỗi người cùng chơi và khi kiểm tra kết quả, đèn đồng loạt chuyển sang màu đỏ). Trong phiên bản mới, mỗi người cùng chơi không bị loại đèn sẽ sáng màu xanh. Khi kiểm tra kết quả của những người cùng chơi, đèn sẽ tự động từ màu xanh chuyển sang trạng thái ‘màu đỏ’ từng người chơi một, lần lượt từ hàng nọ xuống hàng kia và từ trái sang phải trong mỗi hàng. Khi những người cùng chơi không bị loại được lựa chọn tạm thời khi NCC sử dụng quyền trợ giúp, đèn sẽ sáng màu vàng.

Về người chơi

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

NCC được Ban tổ chức chương trình tuyển sinh riêng với các tiêu chí riêng về kiến thức, sắc vóc, ứng xử, tính cách… Đa dạng hình thức tham gia của những người cùng chơi gồm nhiều nhóm có nghề nghiệp khác nhau như nhóm bác sĩ, nhóm cán bộ – công nhân viên, nhóm giáo viên, nhóm công an. Tổ chức các chương trình đặc biệt kỷ niệm ngày lễ trong năm (ví dụ: nếu là ngày nhà giáo thì những người cùng chơi 100% sẽ là giáo viên).

NCC cũng sẽ không ngồi cố định trên ghế nữa mà sẽ đứng trên sân khấu đã được cho sẵn cùng với MC, và hình thức này được áp dụng cho đến khi chương trình khép lại. Do đó, sẽ không có việc NCC nói đáp án nữa. Thay vào đó, khi NCC chọn lựa đáp án A, B, C thì sẽ bấm 3 nút tương ứng.

Trong phiên bản mới, chương trình áp dụng luật “xếp hàng”. Theo đó, NCC sẽ được MC gọi vào từ ngoài trường quay thay vì lựa chọn ngẫu nhiên từ vị trí người cùng chơi.

Về mức tiền thưởng

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

Từ ngày 23.7.2012 đến ngày 15.7.2013 thì mức tiền thưởng cao nhất là 50.000.000 đồng, sau đó là 80.000.000 đồng từ ngày 22.7.2013 đến hết ngày 28.12.2015.

Giải thưởng

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

  • Huy chương Vàng Liên hoan truyền hình toàn quốc 2007, thể loại Trò chơi truyền hình hay nhất.[5]

Phát sóng

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

Phát chính

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

  • 21:00 tối thứ 6 (7/7/2006 – 28/12/2007)
  • 22:00 tối thứ 6 (4/1/2008 – 11/7/2008)
  • 20:00 tối thứ 2 (14/7/2008 – 28/12/2015)

Phát lại

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

Chương trình được phát lại vào 4h30 và 7h sáng thứ 4, 4h20 và 8h30, 2h10 thứ 4 VTV3, 17h thứ 6 trên VTV4 (theo khung giờ các nước), VTV9 (2007 – 2009) và một số kênh địa phương khác.

Tạm ngừng phát sóng

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

Trong suốt thời gian phát sóng, chương trình đã có một số lần phải tạm dừng hoặc thay đổi việc ghi hình và phát sóng theo kế hoạch do trùng với các sự kiện đặc biệt. Các chương trình bị hoãn đã được phát sóng trở lại sau đó 7 ngày. Cụ thể:

  • 16/2/2007, do trùng với thời điểm hoà sóng VTV.[6]
  • 15/2/2010, do trùng với lịch phát sóng các chương trình trong dịp Tết Nguyên Đán.[7]
  • 31/10/2011, do trùng với cầu truyền hình Bài ca chiến thắng.

Nhà tài trợ

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

  • Nokia (7.7.2006 – 11.7.2008)
  • Vina Acecook (Mì Hào Hảo) (14.7.2008 – 14.7.2014)
  • Không có nhà tài trợ (21.7.2014 – 28.12.2015)

Kết thúc sứ mệnh

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

Chương trình đã phát sóng số cuối cùng vào ngày 28/12/2015, qua đó chia tay khán giả sau gần 10 năm phát sóng. Thay thế cho khung giờ 20h thứ 2 hàng tuần là chương trình Con biết tuốt.[8]

Xem thêm

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

  • Danh sách các chương trình phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam

Tham khảo

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

  1. ^

    Nay là Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Nam Bộ

  2. ^

    Nay là Ban sản xuất các chương trình Giải trí

  3. ^

    “Đấu trường 100 chọn người chơi thế nào?”. Giáo dục TP.HCM.

  4. ^

    “100 người chơi trong một gameshow”. VnExpress.

  5. ^

    “Đấu trường 100 đổi giờ phát sóng”. Người lao động.

  6. ^

    “Chương trình truyền hình Tết”. tuoitre.vn.

  7. ^

    “Chương trình truyền hình Tết 2010”. sggp.org.vn.

  8. ^

    Đấu trường 100″ chia tay khán giả”. VTV.vn.

  • Blank television set.svg

    Cổng thông tin Truyền hình

  • Flag of Vietnam.svg

    Cổng thông tin Việt Nam