Dâu tằm vào vụ, chín đỏ vùng ven ngoại thành Hà Nội

Theo bà Nguyễn Hương Lan (hộ dân canh tác dâu tằm tại xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết: Cây dâu được người dân đưa về trồng ở đất này từ 7 năm trước, do hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa nên cây dâu tằm được nhiều người dân tại xã lựa chọn để thâm canh. Tính đến nay, trên địa bàn xã có tới 15 ha đất trồng dâu tằm.

Cũng theo bà Hương Lan, dâu tằm dễ trồng hơn nhiều so vói cây đậu tương, lạc, mía… Vì chất đất ở đây có lượng phù sa sông Đáy giàu dinh dưỡng, chi phí lớn nhất khi canh tác dâu là phân bón, tính ra mỗi sào đầu tư khoảng 1 – 2 triệu đồng là đã có lãi rồi.

Như hộ gia đình bà Hương Lan có 6 nhân khẩu, mỗi người trung bình một ngày hái được 40 kg. Giá bán dâu tằm ở nội thành Hà Nội đang ở ngưỡng 25.000 đến 30.000 đồng/kg; so với mọi năm không tăng và giữ được mức giá ổn định. Hiện, bà Lan có 80 gốc dâu cho hái quả, gia đình dự tính sẽ có nguồn thu khoảng 40 – 60 triệu đồng.

Chùm ảnh phóng viên ghi nhận tại xã Hiệp Thuận:

Chú thích ảnh
Cứ tháng 3 đến tháng 4 hàng năm, những vườn dâu ở xã Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) vào độ chín.

Chú thích ảnh
Do có lượng phù sa sông Đáy giàu dinh dưỡng nên những vườn dâu ở xã Hiệp Thuận rất tươi tốt và cho quả ngọt.

Chú thích ảnh
Với khoảng 15 ha vườn dâu có độ tuổi từ 6 năm trở lên, người dân ở xã Hiệp Thuận thu hái được khoảng 250 tấn quả.

Chú thích ảnh
Dâu tằm chín rộ cần thu hoạch nhanh, nếu không sẽ chín quá và rụng. Các chủ vườn phải tranh thủ từng ngày để hái dâu.

Chú thích ảnh
Trái dâu có chất lượng tốt phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nếu trời nắng nóng dâu ngọt, khi mưa dâu nhạt hơn.