Đau tai do dùng tăm bông ngoáy tai: Đừng chủ quan với nhiễm trùng, thủng màng nhĩ

Đa phần mọi người đều dùng tăm bông để vệ sinh tai. Tuy vệ sinh tai ở bên ngoài bằng tăm bông hoàn toàn an toàn, bạn không nên đưa tăm bông vào sâu trong ống tai.

Nếu không cẩn thận, tăm bông có thể gây ra nhiều biến chứng, từ vết thương hở đến nhiễm trùng.

Tìm hiểu một vài cách vệ sinh tai an toàn trong bài viết dưới đây.

ngoay-tai-bang-bong-tam

Tổn thương khi dùng tăm bông ngoáy tai bất cẩn

Ráy tai có vai trò quan trọng với tai. Ráy tai giúp tai bạn không bị quá khô, ngăn chặn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong tai. 

Theo thời gian, ráy tai sẽ được đẩy ra ngoài ống tai nơi nó có thể bị bung ra hoặc bị chúng ta lấy ra trong quá trình vệ sinh tai.

Bởi vì tai có cơ chế tự vệ sinh, nên việc ngoáy tai là không cần thiết. Tuy nhiên một khảo sát cho thấy 68% người tham gia vẫn dùng tăm bông ngoáy tai thường xuyên.

Ngoáy tai bằng tăm bông có thể gây ra nhiều vấn đề bao gồm:

Cản trở ráy tai bong ra

Sử dụng tăm bông nhỏ để lấy ráy tai có thể khiến ráy tai bị đẩy vào sâu bên trong. Thói quen này cản trở quá trình vệ sinh ráy tai tự nhiên của tai. Lâu ngày, ráy tai đóng thành lớp dày ở sâu trong tai.

Tích tụ nhiều ráy tai ở sâu trong tai có thể gây ra nhiều bất tiện khó chịu:

  • Đau đớn

  • Tai nghe không rõ, bập bõm

  • Cảm giác nặng tai

Gây thương tổn cho tai

Đưa tăm bông ngoáy tai vào quá sâu có thể gây tổn thương cho cấu trúc tai giữa. Một trong những tổn thương phổ biến do bông ngoáy tai là thủng màng nhĩ. Một nghiên cứu cho thấy 73% trẻ em bị thủng màng nhĩ liên quan đến tăm bông ngoáy tai.

ngoay-tai-bang-bong-tam

Nhiễm trùng

Ráy tai giúp “tóm” lấy và ngăn chặn sự hình thành, phát triển của vi khuẩn trong ống tai. Sử dụng tăm bông ngoáy tai sẽ khiến cả ráy tai và vi khuẩn tiến sâu hơn vào trong tai, dễ gây ra nhiễm trùng.

Vật lạ trong tai 

Trong nhiều trường hợp, bông ở đầu tăm có thể bị bung ra trong tai. Sự cố không mong muốn này khiến bạn khó chịu, tai nghe không rõ và đau đớn. Một vài trường hợp còn bị mất thính lực tạm thời.

Làm gì khi bị đau tai do ngoáy bằng tăm bông?

Vậy bạn nên làm gì nếu chẳng may dùng bông tăm quá mạnh và khiến tai bị đau? 

Trong ngắn hạn, bạn có thể dùng các thuốc giảm đau không kê đơn chứa ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau. Nếu tai bị đau quá 3 ngày không đỡ, hãy nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Nếu bạn dùng tăm bông mà tự dưng thấy đau nhói đột ngột, đi kèm với các triệu chứng như ù tai, có tiếng ồn sắc lẹm trong tai, hãy đi khám bác sĩ Tai Mũi Họng ngay lập tức. Có thể tai bạn đã bị tổn thương tương đối nghiêm trọng.

Vệ sinh tai đúng cách

Nếu bạn muốn ngoáy tai an toàn, hãy theo 4 bước dưới đây:

  1. Làm mềm: Dùng một nhỏ giọt để lấy vài giọt dầu dưỡng dành cho trẻ em, dầu khoáng, glycerin vào trong tai để làm mềm ráy tai. Nếu tai bạn thuộc loại tai khô thì có thể không nhỏ hoặc nhỏ ít.

  2. Rửa tai: Sau một lúc kể từ khi làm mềm ráy tai, bạn sẽ bắt đầu rửa tai. Hãy dùng một vòi nước bơm nước ấm với dòng chảy nhẹ vào ống tai.

  3. Để nước chảy ra: Sau khi rửa tai, nhẹ nhàng dùng tay bịt tai lại và nghiêng đầu trái qua phải, phải qua trái và để bỏ tay để nước ra khỏi tai.

  4. Lau khô: Dùng khăn khô sạch để lau phần tai bên ngoài.

Những người có ống ở trong tai hay nghĩ mình đang bị viêm tai, tổn thương ở màng nhĩ thì không nên vệ sinh tai bằng cách này.

Cần tránh làm gì khác

Bên cạnh sử dụng tăm bông ngoáy tai, bạn cũng không được sử dụng các phương pháp tương tự như dùng que ngoáy tai. Cách an toàn nhất để lấy toàn bộ lượng ráy tai tích tụ không thể tự bung ra tự nhiên là đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.

Khi nào bạn cần khám bác sĩ

Thông thường, bạn không phải đến bác sĩ để vệ sinh tai. Tuy nhiên, đôi lúc ráy tai tích tụ và quá cứng để tai tự vệ sinh, đẩy ráy tai ra ngoài. Hãy xem xét đến gặp bác sĩ để kiểm tra nếu bạn thấy có các triệu chứng sau (dù bạn có sử dụng bông tăm hay không):

  • Đau tai

  • Cảm giác tai bị tắc, nghẽn không nghe rõ

  • Có mủ, máu chảy ra từ tai

  • Sốt

  • Mất thính lực

  • Có tiếng rè, ù trong tai

  • Chóng mặt, mất thăng bằng 

Tổng kết

Bởi tai có cơ chế tự làm sạch, bạn không cần phải tự lấy ráy tai quá thường xuyên. Sử dụng tăm bông ngoáy vào tai có thể gây ra nhiều vấn đề như viêm nhiễm, tổn thương.

Nếu bạn cần phải vệ sinh tai, hãy làm mềm ráy tai trước và sau đó rửa tai với nước ấm, để ráy tai và các tế bào chết trôi ra cũng nước. Không bao giờ cho vật có đầu nhỏ, nhọn vào trong tai. 

Đừng trì hoãn thăm khám bác sĩ nếu bạn thấy đau tai, ù hay cảm giác tắc tai, không thể nghe rõ. Các triệu chứng trên có thể liên quan đến tắc nghẽn ráy tai hoặc các vấn đề khác cần được điều trị sớm.

Bạn có thể nhận tư vấn trực tuyến từ bác sĩ Tai Mũi Họng miễn phí trên ứng dụng Doctor Anywhere với mã XINCHAO

Tham khảo từ Healthline

Xem thêm: