Dấu sao mạch (Spider Nevus) là gì?

Dấu sao mạch (Spider Nevus) được mô tả là tổn thương da gồm một tiểu động mạch trung tâm với nhiều nhánh mạch máu nhỏ toả ra xung quanh giống với hình ảnh chân nhện. Khi ấn vào dấu sao mạch biến mất; khi thả ra các nhánh mạch nhanh chóng đổ đầy máu từ tiểu động mạch trung tâm. Kích thước của dấu sao mạch dao động từ nhỏ như đầu kim đến 5mm đường kính.

I. Đặc điểm:

– Đường kính tổn thương 0,5-1 cm. Một nốt hoặc nhiều nối.

– Sẩn đỏ, nhỏ (1 mm) ở trung tâm nổi trên mặt da từ đó nhánh mạch nhỏ lan tỏa ra xung quanh (giống nhện).

– Đè vào thì biến mất.

– Vị trí thường gặp ở mặt, dưới mắt, trên xương gò má. Ngoài ra còn gặp ở bàn tay, cẳng tay và tai,…chủ yếu nơi da trắng, mỏng.

– Áp lực máu trong các động mạch nhỏ đo được từ 50 đến 70 mm Hg và nhiệt độ là 2-3° C cao hơn so với vùng da xung quanh.

Dấu sao mạch (Spider naevus)Dấu sao mạch (Spider naevus)

II. Dịch tễ:

– Dấu hiệu sao mạch có thể là lành tính hoặc là dấu hiệu của bệnh hệ thống nhưng hầu hết các tổn thương là không liên quan đến bệnh nội khoa.

– Nó được nhìn thấy trong 10-15% người lớn khỏe mạnh và trẻ nhỏ.

– Dấu hiệu sao mạch nhiều và nổi bật là một trong các chỉ điểm lâm sàng mạnh mẽ về rối loạn chức năng gan nặng ở những bệnh nhân bị bệnh gan do rượu.

– Dấu hiệu sao mạch còn có thể được sử dụng như một trong các thông số hữu ích nhất để dự đoán độ tăng giảm và giai đoạn của bệnh viêm gan C với độ chính xác trung bình. Ngoài ra Dấu hiệu sao mạch cũng hỗ trợ trong chẩn đoán hội chứng hepatopulmonary (HPS).

– Tỉ lệ mắc như nhau ở trẻ em nam và nữ

– Người da đen ít gặp hơn

III. Nguyên nhân:

– Viêm gan mãn tính.

– Xơ gan.

– Trong thời kỳ mang thai hoặc do thuốc tránh thai thường mất đi một cách tự nhiên sau khi sanh hoặc và khi ngừng thuốc.

– Viêm khớp dạng thấp điều trị liệu pháp estrogen.

– Nhiễm độc do tuyến giáp.

– Hội chứng Felty.

– Hội chứng Mosse.

– Bệnh Graves.

IV. Sinh lý bệnh:

Sinh bệnh học của dấu hiệu sao mạch vẫn còn chưa rõ ràng: Được cho là có liên quan đến sự giãn nở của các mạch máu mà tồn tại từ trước chứ không phải là mạch mới.

– Nồng độ của estrogen trong huyết tương tăng, giãn nở mạch máu, và neovascularisation là những căn nguyên có thể. Sự hiện diện của dấu sao mạch được đi kèm với một tỷ lệ tăng estradiol huyết thanh / testosterone tự do ở bệnh nhân nam xơ gan. Vậy tình trạng rối loạn chức năng gan dẫn đến giảm thanh thải tiền chất androstenedion làm dư thừa lượng estrogen => dãn mạch (có sự mất cân bằng giữa cán cân estrogen/testosteron). Sao mạch thường thấy ở ngực , nơi da mỏng

– Rượu có thể là một nguyên nhân quan trọng khác. rượu và suy giảm chức năng gan là yếu tố dự báo chính yếu của sự hiện diện của dấu sao mạch ở bệnh nhân sơ gan. Dấu sao mạch Nhiều hơn ở những bệnh nhân xơ gan do rượu và trong những xơ gan do nhiễm virus viêm gan C + uống rượu hơn là ở những bệnh nhân bị xơ gan hoàn toàn do bệnh viêm gan C.

– Xơ gan có liên quan đến tăng chức năng lưu thông và dấu sao mạch là một biểu hiện sự lưu thông như vậy ở da. Điều này đã được chứng minh bởi động mạch và phân tích khí máu hút từ một mạch máu ở vùng có dấu hiệu sao mạch trên những bệnh nhân xơ gan trước khi cắt bỏ và kiểm tra cấu trúc mô học của tổn thương.

– Dãn tĩnh mạch thực quản có liên quan với hội chứng hepatopulmonary và chỗ nối tĩnh mạch cửa -phổi. Đây có thể gây nên sự thiếu oxy máu động mạch bởi vì các cửa oxy máu tĩnh mạch có thể kết hợp với oxy máu tĩnh mạch phổi. Như tăng áp lực cửa, các tĩnh mạch trung thất dãn rộng, chúng có thể xâm nhập vào màng phổi và chảy vào tĩnh mạch phổi.

– Các trường hợp tăng estrogen khác : Mang thai, thuốc ngừa thai. Chúng thường xuất hiện vào tháng thứ 2,3 khi mang thai, sau đó lớn dần, nhân lên và biến mất khoảng 6 tuần sau khi sinh.

– Ứ đọng 1 số chất gây giãn mạch (histamin, leukotrien, serotonin)

– Hội chứng nhiễm độc giáp.

– Thỉnh thoảng cũng gặp ở người già, nhưng ít và nhỏ (có lẽ liên quan đến nội tiết tố, đặc biệt là estrogen và progesteron).

Chú ý:

+ Nhiều nốt sao mạch xuất hiện là dấu xác nhận của xơ gan. Tuy nhiên, chúng là những dấu hiệu muộn, sự lan rộng và to của các nốt nhện là chỉ điểm bệnh đang tiến triển, cần thăm khám các cơ quan khác để phát hiện xơ gan như tăng áp tinh mạch cửa, lách to, nôn ra máu, vàng da, ban đỏ…

+ Ở trẻ nhỏ sau sanh thì hormone sinh dục từ mẹ còn nhiều trong cơ thể trẻ nên trẻ em sẽ có dấu hiệu này nhưng ở trẻ thì ta gọi là “bông sữa”. Vì thế cụm từ “dấu hiệu sao mạch” thường dùng cho những bệnh nhân bị bệnh lý hơn như sơ gan, viêm gan.. còn trong các trường hợp sinh lý bình thường thì ít dùng.

V. Phương pháp tiếp cận lâm sàng một bệnh nhân có dấu sao mạch:

– Hỏi kỹ về tiền sử về việc lạm dụng rượu (thời gian, loại và số lượng, hình thức tiêu dùng)

– Hỏi bệnh nhân nữ về việc bổ sung nội tiết tố, hoặc sử dụng thuốc tránh thai

– Lịch sử các thuốc khác gây tổn thương gan

– Khám tổng thể các cơ quan

– Tỉ mỉ kiểm tra gan sờ nắn, gõ (đo chiều cao gan), nghe ( âm thổi)

– Cẩn thận kiểm tra các dấu hiệu khác của suy tế bào gan

– Làm xét nghiệm để đánh giá mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân của bệnh gan

– Xét nghiệm khí máu động mạch ở những bệnh nhân bị xơ gan và bàn tai dùi trống (đối với hepatopulmonary syndrome (HPS))

– Đừng quên mang thai như là một nguyên nhân có thể có trong một bệnh nhân nữ trẻ không có biểu hiện của bệnh gan
Phụ nữ mang thai và cá nhân bị bệnh gan có thể chứng minh liên quan đến lòng bàn tay son. Bệnh nhân có bệnh nội khoa nặng có thể biểu hiện tổn thương rất nhiều và nổi bật trên thân mình và mặt. Những bệnh nhân này nên được kiểm tra cho sự xuất hiện của dấu lòng bàn tay son, móng tay trắng, nhợt màu, lách to, cổ trướng, vàng da. Dấu sao mạch cũng có thể được kết hợp với nhiều mạch máu nhỏ nằm ngẫu nhiên thông qua da ở trên cánh tay. Và những đốm trắng quan sát được trên cánh tay hoặc mông ở như vùng địa phương lạnh thì có thể là tình trạng sớm cho sự khởi đầu một dấu sao mạch.

VI. Chẩn đoán phân biệt:

Hồng ban ( gặp trong thương hàn, sốt phát ban, thấp khớp cấp,…) Ấn tay vào thì biến mất.
Xuất huyết: (sốt xuất huyết): Ấn tay vào không biến mất

– Hội chứng Campbell de Morgan

– Côn trùng cắn

– Giãn mao mạch

– U mỡ

VII. Tầm quan trọng khi phát hiện dấu sao mạch:

Sao mạch như một dấu hiệu hữu ích cho việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của các bệnh khác nhau về gan như xơ gan ở những bệnh nhân bị nhiễm viêm gan C. Hội chứng Hepatopulmonary xảy ra ở những người xơ gan nặng có bàn tay dùi trống và dấu sao mạch. Như vậy dấu hiệu này này nhỏ nhưng có giá trị, dấu hiệu thân thể phải được xem xét một cách cẩn thận ở những bệnh nhân bị bệnh gan vì nó có thể cung cấp thông tin quan trọng không chỉ về mức độ nghiêm trọng mà còn tiên lượng của bệnh.

VIII. Điều trị:

– Do sao mạch chỉ là 1 triệu chứng xuất hiện trong một số bệnh. Nên điều trị sao mạch chính là việc điều trị căn nguyên gây ra nó cho bệnh nhân. Tuy nhiên:

+ Trẻ em không cần bất kỳ một điều trị cụ thể nào vì những tổn thương sẽ phai nhạt biến mất một cách tự nhiên theo thời gian.

+ Electrodesiccation và laser dưới tác dụng của gây tê tại chỗ là những phương pháo trị liệu hiệu quả cho dấu sao mạch. Cả hai phương thức điều trị mang lại kết quả tốt. Nhưng thỉnh thoảng có thể tái phát lại.

– Các biến chứng của điều trị

Thông thường không có biến chứng quan trọng có liên quan với việc sử dụng phương pháp trên; tuy nhiên nó có thể làm chảy máu đầm đìa sau chấn thương trẻ vị thành niên. Và Các vấn đề thẫm mỹ có thể được quan tâm đáng kể ở một số bệnh nhân.

Đọc thêm các cơ chế triệu chứng học khác

4.7/5 – (3 bình chọn)