Dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ và ngôn ngữ

Những em bé khác nhau sẽ có với tốc độ phát triển khác nhau, nhưng hầu hết đều tuân theo một mốc thời gian chung. Tuy nhiên nếu trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ không đạt được các mốc giao tiếp so với mức trung bình, cha mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ càng sớm càng tốt.  

1. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là gì?

Bé chậm phát triển ngôn ngữ là chứng rối loạn giao tiếp gồm các khiếm khuyết về khả năng nói, khả năng ngôn ngữ và thính giác. Các mốc quan trọng trong phát triển ngôn ngữ có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau gồm việc bắt đầu tập nói bập bẹ và những câu từ đầu tiên của trẻ. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ sẽ khác nhau rất nhiều về độ tuổi đạt được các cột mốc ngôn ngữ.

Trẻ em có nhiều hình thức phát triển ngôn ngữ khác nhau. Hầu hết trẻ có thể giao tiếp tốt bằng lời nói lúc 3 tuổi song vẫn có trẻ không nói được từ nào cho đến khi 2,5 tuổi và sau đó ngay lập tức bắt đầu nói những câu ngắn vài ba từ. Một trẻ khác lại có thể nói một vài từ khi 10 tháng nhưng vốn từ tăng lên rất ít trong những năm sau đó hoặc có trẻ bắt đầu tập nói vào khoảng 12 tháng và tiến triển ở tốc độ ổn định về sau.

Bé chậm phát triển ngôn ngữ thường có biểu hiện rõ ràng trong thời kỳ sơ sinh hoặc thơ ấu.

trẻ phát triển chậm hơn so với tuổi.Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể đạt được kỹ năng ngôn ngữ theo tiến trình bình thường tuy nhiên tốc độ lại chậm hơn nhiều, hay nói cách khác sự phát triển ngôn ngữ của

Chậm phát triển ngôn ngữ là một trong những dạng trẻ chậm phát triển trí tuệ phổ biến nhất ở trẻ em, thường được gọi là “trẻ biết nói muộn” hoặc “trẻ chậm trưởng thành”. Chứng bệnh này có tính gia đình và là rối loạn phát triển phổ biến nhất ở trẻ từ 3 – 16 tuổi, ảnh hưởng đến khoảng từ 3 – 10 % tổng số trẻ em, phổ biến ở trẻ trai gấp 3 – 4 lần so với trẻ gái.

2. Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì? Chậm phát triển trí tuệ là sự khiếm khuyết trong phát triển trí não, thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi có một số giới hạn về chức năng não bộ, khả năng đối thoại, khả năng tự chăm sóc, cách hành xử xã hội…

Bên cạnh đó, trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng có chỉ số thông minh (IQ) thấp. Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường không kiểm soát được những hành vi hung hăng của mình, dễ bị kích động trước những tình huống đơn giản. Trẻ chậm phát triển trí tuệ được chia ra làm 4 cấp:

2.1. Trẻ chậm phát triển trí tuệ mức nhẹ

80% trẻ chậm phát triển trí tuệ rơi vào loại này. Chỉ số IQ của trẻ chậm phát triển trí tuệ mức nhẹ thường dao động từ 50 – 75, trẻ có thể theo học tiểu học. Những trẻ gặp phải tình trạng này thường mất khá nhiều thời gian để học kỹ năng giao tiếp, tuy nhiên nếu được giáo dục đúng cách, trẻ hoàn toàn có thể giao tiếp tốt với người khác.

Đặc điểm phổ biến trẻ chậm phát triển trí tuệ mức nhẹ là  gặp khó khăn với việc viết và đọc hoặc không đưa ra được quyết định. Khi lớn lên, bé chậm phát triển trí tuệ mức nhẹ có thể tự lập với sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng.

 

tre-cham-phat-trien-tri-tue-la-gi

Trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nhẹ vẫn có thể học tiểu học
 

2.2. Trẻ chậm phát triển trí tuệ mức trung bình

Chỉ có khoảng 10% trẻ chậm phát triển trí tuệ thuộc loại này, IQ của trẻ khoảng từ 35 – 55. Trẻ mắc bệnh mức độ này có thể tự thực hiện các công việc cá nhân như tắm, ăn và đi vệ sinh dưới sự hướng dẫn của bố mẹ, trẻ có thể học viết, đọc và đếm cơ bản dù trẻ học khá chậm.

Khi lớn lên, trẻ chậm phát triển trí tuệ thường sống tại các trung tâm cộng đồng với sự giám sát và trông nom.

2.3. Chậm phát triển trí tuệ mức độ nặng

Khoảng 3 – 5% trẻ chậm phát triển trí tuệ rơi vào nhóm này với IQ từ 20 – 40.

Trẻ có thể học một số kỹ năng cơ bản để chăm sóc bản thân và giao tiếp. Khi lớn lên, trẻ chậm phát triển trí tuệ mức nặng có thể sống tại các nhà tập thể có giám sát.

2.4. Trẻ chậm phát triển trí tuệ đặc biệt rất nặng

Chỉ 1 – 2% trẻ chậm phát triển trí tuệ rơi vào nhóm này với IQ của trẻ nằm dưới 20. Trẻ có thể học các kỹ năng giao tiếp cơ bản và tự chăm sóc bản thân với hỗ trợ của người lớn. Trẻ bị tổn thương thần kinh cần sự theo dõi, giúp đỡ thường xuyên.

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ được chia ra nhiều mức độ, nếu nhẹ trẻ vẫn có thể theo học ở các lớp tiểu học nhưng việc theo học sẽ hơi khó khăn và kết quả học tập cũng kém hơn so với trẻ khác. Nếu trẻ chậm phát triển trí tuệ mức độ vừa, trẻ hầu như không theo học được, không tính toán được, vốn ngôn ngữ có thể đủ để giao tiếp hàng ngày, trẻ có thể làm được những công việc đơn giản. Với trẻ có mức độ nặng hơn, trí tuệ và ngôn ngữ không có hoặc rất nghèo nàn, trẻ sẽ không thể giao tiếp và luôn cần có người ở bên để chăm sóc.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển trí tuệ gồm: di truyền, các tác động có hại đến mẹ khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu như mắc bệnh do virus, ký sinh trùng, uống thuốc gây hại cho thai, trẻ sinh non, trẻ bị ngạt, can thiệp sản khoa, thiếu các kích thích của môi trường xã hội…

Có thể phát hiện sớm dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ qua các triệu chứng như:

  • Khi đến tuổi vẫn chậm về hành động: chậm lẫy, ngồi, đứng, đi…; 
  • Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, chậm nói, diễn đạt khó khăn…; 
  • Kém hiểu biết về quy luật xã hội căn bản, không ý thức được hậu quả hành vi của mình;
  • Trẻ chậm chạp, ít linh hoạt;
  • Trẻ phân biệt màu sắc sự vật kém…

4. Biện pháp khắc phục trẻ chậm phát triển trí tuệ 

4.1. Trường học đặc biệt

Khi gửi trẻ chậm phát triển trí tuệ ở các trường đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Trẻ sẽ được các chuyên gia đánh giá đúng mức độ chậm phát triển trí tuệ và có những hướng dẫn can thiệp đặc biệt. Phần lớn những trẻ được gửi vào trường là trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình, không đủ khả năng làm những việc thông thường.

Các phương pháp giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ bao gồm: phương pháp làm mẫu, dùng lời đàm thoại, phương pháp nhắc đi nhắc lại, phương pháp động viên khuyến khích, thực hành trong thực tế, chăm sóc cá biệt, phối hợp nhiều phương pháp tác động lên nhiều giác quan của trẻ…

4.2. Vai trò của gia đình

Chấp nhận thực tế và trợ giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ trong hành trình đầy gian lao này, dù chậm phát triển nhưng trẻ vẫn có khả năng đạt được những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời.

Cha mẹ cần đồng hành cùng con trong mọi hoạt động thường ngày và hướng dẫn trẻ từ những hoạt động đơn giản nhất. Sau khi trẻ thực hiện được, cha mẹ mới nên bắt đầu tiếp tục hướng dẫn với hoạt động phức tạp hơn.

Trong từng công việc, để tránh trẻ khó tiếp thu, cha mẹ có thể chia nhỏ ra thành từng bước để trẻ kịp tiếp thu và nên lặp đi lặp lại nhiều lần cho trẻ nhớ. Khi trẻ làm tốt việc gì cần khen ngợi và khuyến khích trẻ kể cả  việc vô cùng nhỏ.

Có thể trẻ sẽ không hiểu điều cha mẹ nói nhưng bé sẽ cảm nhận được tình thương từ cha mẹ. Cha mẹ có thể đọc truyện cho trẻ, kể chuyện hàng ngày, bày trò chơi và cùng chơi với trẻ, khuyến khích trẻ vận động thể chất và cả trí tuệ…

tre-cham-phat-trien-ngon-ngu

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ cần nhận được sự quan tâm, chắm sóc, chia sẻ từ gia đình
 

Nếu phát hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ, cha mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe tâm thần. Trường hợp nhẹ có thể cải thiện bằng phương pháp giáo dục kiên trì, gần gũi, khuyến khích trẻ vận động, giao tiếp. Nặng hơn, cha mẹ nên đưa trẻ chậm phát triển trí tuệ đến các trường đặc biệt được sự giúp đỡ của các giáo viên.

  • Đặt khám mọi lúc mọi nơi với các bác sĩ, chuyên gia 
  • Thông tin thăm khám được lưu trữ trực tuyến giúp bác sĩ khai thác tiền sử bệnh tốt hơn và theo dõi việc điều trị chặt chẽ hơn.

AIviCare được phát triển bởi VinBrain (thành viên của tập đoàn Vingroup) với lõi công nghệ là trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều tính năng ưu việt và vượt trội trong tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa cho người bệnh. Đây là một nền tảng chăm sóc sức khỏe trực tuyến tích hợp đầy đủ các chức năng cần có như:

  • Tạo tài khoản nhanh chóng;
  • Đăng nhập thông minh;
  • Đặt hẹn trực tuyến;
  • Kết nối với bác sĩ online ổn định…

Thêm vào đó, AIviCare còn mang lại nhiều tiện ích độc quyền như:

  • MIỄN PHÍ kiểm tra X-quang ngực thẳng giúp chẩn đoán hơn 21 bệnh lý và các dấu hiệu nguy cơ trên ảnh X-quang ngực thẳng nhờ tích hợp sẵn DrAid (AI Trợ lý bác sĩ) với độ chính xác trên 90%, thời gian xử lý chỉ trong vòng 5s;
  • AI chatbot thông minh giúp khách hàng nhanh chóng tìm được bác sĩ và các gói khám phù hợp nhất: 

Nhanh tay tải App AIviCare để được theo dõi chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay

  • Link cài app trên hệ Google Play: 
  • Link cài app trên App Store: 

Ghi chú: Đây là các nội dung y học mang tính tham khảo, không khuyến cáo khách hàng tự áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với các trường hợp tự điều trị mà không có sự tham vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.