Dấu hiệu nhận biết mang thai “điển hình” nhất

Dấu hiệu nhận biết mang thai “điển hình” nhất

Nhận biết có thai sớm sẽ giúp cho chị em chủ động bảo vệ sức khỏe và chăm sóc thai kỳ được tốt hơn. Có rất nhiều cách nhận biết thai nhưng phổ biến và dễ dàng là dựa vào các dấu hiệu có thai ở phụ nữ. Nếu băn khoăn không biết mình có thai hay không thì chị em hãy có những dấu hiệu có thai dưới đây.

1.    Bầu ngực có sự “thay đổi nhẹ”

Ngực chính là một bộ phận rất nhạy cảm với việc mang thai. Những sự thay đổi của bầu ngực sẽ là điềm báo sớm về dấu hiệu thai cho chị em chúng mình. Khi mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ sẽ có những sự thay đổi rất nhanh. Dòng máy lưu thông đến ngực tăng lên khiến bạn có cảm giác nóng, tức ngực và kích thước ngực cũng lớn hơn. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể xuất hiện trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.  Khi có hiện tượng mang thai, khi bạn chạm vào ngực có thể thấy ngực mềm. Kèm theo đó là cảm giác nặng và đau. Nùm vú to ra, nhô cao, tắng sắc tố và nhạy cảm hơn, quầng vú sậm màu hơn. Đôi khi, dấu hiện này xuất hiện rất sớm, chỉ vài ngày sau khi thụ thai và là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất giúp mẹ nhận biết tin vui và thường được nhận biết dấu hiệu này sau 2-3 tuần.

dấu hiệu mang thai
Có những sự thay đổi ” nhẹ” với bầu ngực khi mang thai

2.    Cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ: 

Phụ nữ mang thai thường hay “thèm ngủ”. Số giờ của họ có thể cao hơn bình thường. Mệt mỏi xuất hiện do sự thay đổi hormone để cơ thể chuẩn bị cho các tháng còn lại của thai kỳ. Bên cạnh đó, mức độ hormone progesterone tăng lên khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
Cơ thể người phụ nữ phải hoạt động gấp đôi để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Hệ tuần hoàn cũng phải làm việc để tăng lưu lượng máu cung cấp cho tử cung để nuôi phôi thai lớn hơn. Thân nhiệt lúc này cũng tăng cao do hiện tượng tăng chuyển hóa khi mang thai cũng làm các chị em mất thêm nhiều năng lượng..Bởi thế sự mệt mỏi liên tục này chính là dấu hiệu nhận biết mang thai rõ nhất.

3.    Trễ kinh:

Đây chính là hiện tượng được coi là “tin cậy” nhất để chuẩn đoán xem người phụ nữ có mang thai hay không. Tuy nhiên, một số người phụ nữ cũng có thể bị chậm kinh khi cơ thể thay đổi cân nặng hoặc bị căng thẳng kéo dài, gặp sang chấn tâm lý hoặc bị bệnh lý tuyến giáp và mắc hội chứng buồn trứng đa nang…

kinh nguyệt không đều
Trễ kinh – dấu hiệu nhận biết điển hình nhất

>>>xem thêm: siêu âm thai đầu dò

4.    Xuất hiện “máu báo thai”

Hiện tượng này chỉ xuất hiện ở một số phụ nữ chứ không phải tất cả và chỉ khoảng 30% phụ nữ xuất hiện máu báo thai. Nguyên nhân do trứng sau khi thụ tinh sẽ tạo thành phôi thai, phôi thai này di chuyển vào buồng tử cung và bám vào lớp niêm mạc tử cung. Điều này sẽ khiến gây đứt một số mạch máu ở đây và làm xuất hiện các đốm máu nhỏ được gọi là máu báo có thai. Máu báo thai là những vết máu hồng hoặc hơi đỏ xuất hiện ở đáy quần lót và không có gì phải lo ngại. Dấu hiệu này xuất hiện cũng khá sớm, các chị em sẽ phát hiện sớm, thường trong 5 đến 10 ngày sau khi thụ thai.

5.    Đi tiểu nhiều hơn bình thường:

Sau khi trừng gặp tinh trùng được thụ thai 2-3 tuần thì chị em có thể đi tiểu nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân là do sau khi phôi thai được làm tổ trong tử cung, cơ thể bạn sản xuất ra một loại hormone mang tên hCG. Đây là loại hoomone chỉ được tiết ra khi người phụ nữ đã mang thai. Và cũng chính là thủ phạm khiến bạn đi tiểu nhiều lần. Đi tiểu nhiều lần tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nhưng nếu buồn tiểu thì các mẹ bầu hãy đi vệ sinh nhé và không nên nhịn tiểu vì nó sẽ ảnh hưởng đến thận và thai nhi.

6.    Chóng mặt buồn nôn:

Buồn nôn là triệu chứng phổ biến nhất của phụ nữ mới mang thai. Thông thường vào tuần thứ 6 của thai kỳ, các chị em sẽ có cảm thấy buồn nôn và bắt đầu ốm nghén, đặc biệt vào buổi sáng. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà dấu hiệu có thai này có thể xuất hiện sớm hay muộn và tần suất cũng sẽ khác nhau.

thiếu máu khi mang thai
Buồn nôn, chóng mặt – biểu hiện không thể thiếu khi bắt đầu mang thai

7.    Nhạy cảm với mùi hương:

Khi mang thai, xúc giác trở nên rất nhạy cảm hơn. Ngay cả những mùi hương thoảng qua cũng có thể khiến họ cảm thấy khó chịu và buồn nôn. Với một số thai phụ, sự nhạy cảm này có thể sẽ giảm dần sau khi hết ba tháng đầu thai kỳ.

8.    Đau lưng:

Khi mang thai, dây chằng ở lưng sẽ bị kéo dãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo và các cơ quan ở lưng phải hoạt động tích cực hơn để chuẩn bị cho sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của thai nhi. Điều này dẫn đến những cơn nhức mỏi chạy dọc theo sống lưng. Thậm chí còn trở nên khó chịu hơn khi thai nhi lớn dần. Tuy nhiên, cảm giác đau lưng này khá giống với cảm giác đau nhức trước mỗi kỳ kinh nên thường không được phụ nữ chú ý.
>>> tham khảo: sức khỏe phụ khoa