Dấu hiệu có thai: Phân biệt biểu hiện giả | Huggies
Trễ kinh mấy hôm, bạn cảm thấy mệt mỏi, hay đau bụng dưới lâm râm, hoặc thậm chí buồn nôn. Lúc này có lẽ bạn sẽ thường trực câu hỏi “Đó có phải là biểu hiện có thai?” trong đầu. Bạn có thể dùng que thử thai để xác nhận việc mang thai. Đâu là cách dùng que thử thai đúng chuẩn ?
>> Tham khảo:
Mục Lục
Thử thai lúc nào là chuẩn nhất? Dùng que thử thai có chính xác không?
Với tâm trạng mong ngóng có con bạn thường hay tưởng tượng về những thay đổi đang diễn ra trong cơ thể giống như là mình đã thực sự có thai. Giống như những phụ nữ khác, bạn sẽ phấn khởi hy vọng và thường xuyên mua que thử thai để kiểm tra triệu chứng có thai đã đúng hay chưa? Hãy yên tâm, que thử thai sẽ cho bạn kết quả chính xác nếu được dùng đúng cách.
Phương pháp thử thai bằng que thử thai cho kết quả dựa trên việc xác định nồng độ hCG (human chorionic gonadotropin), được tính theo đơn vị mlU/ml, hiện có trong cơ thể. Ban đầu, mức hCG khá thấp, nhưng sẽ nhanh chóng tăng dần và đạt đến đỉnh điểm vào tuần thứ 12 của thai kỳ.
Các thống kê cho thấy nếu sử dụng que thử thai trong khoảng thời gian 8 ngày sau khi giao hợp đôi khi cho kết quả không chính xác (chỉ có khoảng 5% phụ nữ có kết quả dương tính). Vì vậy, lời khuyên là các bạn nên đợi ít nhất 10 – 14 ngày tính từ ngày giao hợp hãy sử dụng que thử thai để kiểm tra về khả năng thụ thai.
Nếu quá nôn nóng, bạn hãy đến bác sĩ để có kết quả chính xác thông qua xét nghiệm máu và kiểm tra mẫu nước tiểu sau 10-12 ngày tính từ ngày giao hợp.
>> Tham khảo:
Sử dụng que thử thai như thế nào chính xác nhất? (Nguồn: Sưu tầm)
Cách sử dụng que thử thai đúng cách tại nhà
Nên thử thai vào sáng hay tối?
Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều sản phẩm que thử thai có hướng dẫn rất đầy đủ và chi tiết cách thức sử dụng. Nếu bạn thực hiện đúng theo các hướng dẫn này, khả năng chính xác là khoảng 97%.
Bạn có thể dùng que thử thai vào bất kỳ thời gian nào trong ngày nhưng tốt nhất là lúc đi tiểu lần đầu tiên vào buổi sáng, vì khi đó lượng hoóc-môn còn chưa bị loãng. Tránh uống quá nhiều nước trước khi thử thai vì nước có thể làm loãng nồng độ hCG trong nước tiểu dẫn đến kết quả không chính xác. Ngoài ra hãy sử dụng nước tiểu giữa dòng và sự hỗ trợ của đồng hồ đếm giây để đảm bảo tính chính xác.
Hướng dẫn đọc kết quả que thử thai đúng cách
Bạn cũng cần đọc kỹ hướng dẫn cách dùng que thử thai để đảm bảo làm theo đúng quy trình và trật tự thời gian.
Ngoài ra, bạn cũng nên giữ tâm lý thật thoải mái nhất, tuyệt đối tránh lo lắng, hồi hộp.
Kết quả sẽ được thể hiện như sau
Nếu vạch hồng thứ hai hiện ra dưới vạch hồng đầu tiên, đó là kết quả bạn đã có thai. Nếu không có vạch hồng thứ hai hiện ra thì bạn chưa có thai.
Khi nào nên xét nghiệm máu để biết có thai?
Ngày nay, que thử thai cho kết quả khá chính xác nên việc xét nghiệm máu chẩn đoán thai hiếm khi được sử dụng. Tuy nhiên, xét nghiệm máu cho kết quả đạt độ chính xác đến 99% và có thể xác định được thời gian phát triển cũng như sức khỏe thai nhi.
Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng bổ sung thêm:
Beta hCG còn rất hữu hiệu trong các trường hợp đặc biệt như:
Thai không rõ vị trí (PUL: Pregnancy of unknown location)
Thai ngoài tử cung
Thai ngừng tiến triển trong tử cung
Sẩy thai sớm
Trong trường hợp mang thai không rõ vị trí (PUL), được xác định khi xét nghiệm thử thai dương tính nhưng không thấy dấu hiệu có thai trong tử cung hoặc thai ngoài tử cung qua siêu âm đầu dò ngã âm đạo, thì việc dùng xét nghiệm máu Beta hCG rất hữu ích trong tiên đoán vị trí thai.
>> Tham khảo: Tìm hiểu phương pháp xét nghiệm máu để biết có thai
Kết quả que thử thai có chính xác không? (Nguồn: Sưu tầm)
Lưu ý khi đọc kết quả thử thai, phân biệt dương tính và âm tính giả
Kết quả thử thai dương tính giả
Dù chính xác đến đâu, vẫn có lúc que thử cho kết quả dương tính giả, nghĩa là que vẫn hiện 2 vạch màu hồng dù bạn chưa có thai. Hạn chế này là do một số nguyên nhân như:
Bạn rơi vào trường hợp sẩy thai sớm: Thực tế, có khoảng một nửa số ca mang thai rơi vào tình trạng này. Sẩy thai sớm diễn ra rất nhanh sau khi thụ thai một thời gian ngắn tuy nhiên lúc này nồng độ hCG còn cao nên vẫn cho kết quả 2 vạch.
Bạn chưa làm đúng theo hướng dẫn: Nếu bạn không tuân thủ đúng trình tự và thời gian quy định thì hẳn nhiên que thử sẽ cho kết quả không chính xác rồi.
Ảnh hưởng của liệu pháp thúc đẩy sinh sản: Một số liệu pháp hỗ trợ sinh sản có chứa hoóc-môn hCG, do vậy sẽ có thể có kết quả dương tính giả khi nồng độ hoóc-môn này cao tại thời điểm thử thai.
Kết quả thử thai âm tính giả
Dĩ nhiên, que thử vẫn có thể cho kết quả âm tính giả. Nghĩa là que thử chỉ hiện 1 vạch màu hồng dù bạn đã mang thai. Chính vì vậy, trong thời điểm nhạy cảm này, điều quan trọng cần làm là hết sức chú ý đến những thay đổi, dù là rất nhỏ, trong cơ thể bạn và hãy kiểm tra lại nếu bạn thấy xuất hiện những triệu chứng mang thai.
>> Tham khảo:
Cách nhận biết dấu hiệu có thai tại nhà phổ biến nhất
Rất nhiều phụ nữ sau khi quan hệ gặp phải nhiều biểu hiện bất thường trong cơ thể. Làm sao để phân biệt được quá trình thụ thai có biểu hiện gì để phát hiện có thai sớm? Dưới đây là 10 biểu hiện mang thai thường gặp.
1. Ốm nghén
Dấu hiệu có thai sớm nhất là ốm nghén sau 2 tuần đầu thụ thai, phần lớn thường bắt đầu sau 6 tuần. Ốm nghén khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu cả ngày và đêm, kéo dài trong một vài tháng hoặc cả thai kỳ.
2. Mệt mỏi, hay choáng váng, chóng mặt
Thường xuyên cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi hay choáng váng là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai. Lý do là vì cơ thể của mẹ thay đổi, phải làm việc nhiều hơn để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
3. Đau lưng
Một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất mà mẹ thường bỏ qua là đau lưng vì nó khá giống với đau lưng tiền kinh nguyệt. Việc mang thai khiến dây chằng ở lưng kéo giãn, cơ bụng lỏng lẻo hơn, gây ra đau lưng.
4. Ngực có sự thay đổi
Dấu hiệu có thai sớm bạn cần lưu ý tiếp theo là những thay đổi vùng ngực như ngực lớn hơn, mềm hơn, căng tức, thâm đầu ti, ngứa râm ran,…
5. Chảy máu âm đạo
Chảy máu âm đạo xảy ra khi trứng được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung bong ra và chảy ra ngoài theo đường âm đạo. Máu này thường có màu hồng, đỏ hoặc nâu, chỉ xuất hiện trong 1-2 ngày, rỉ ra chứ không ồ ạt.
6. Tiết dịch âm đạo
Dịch tiết âm đạo có màu trắng đục là dấu hiệu nhận biết có thai thường thấy. Nếu dịch tiết âm đạo đi kèm với ngứa ngáy và màu lạ, mùi hôi thì bạn nên khám bác sĩ để chắc rằng bạn không bị nhiễm trùng hay nhiễm nấm.
7. Chuột rút
Vào những tuần đầu thai kỳ, tử cung kéo dãn và chèn ép mạch máu phía dưới, gây ra hiện tượng chuột rút khi mang thai .
8. Thay đổi thói quen ăn uống
Việc thay đổi khẩu vị là dấu hiệu nhận biết mang thai phổ biến. Bạn sẽ bỗng nhiên thèm và cực kỳ thích ăn những món bạn chưa từng ăn hoặc không thích trước đây.
9. Táo bón
Bà bầu dễ bị táo bón, đầy hơi vì hormone thay đổi khiến hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng. Khi thai nhi phát triển, xương chậu và bàng quang cũng chịu áp lực, gây ra táo bón.
10. Trễ kinh
Sau khi xảy ra hiện tượng thụ tinh, cơ thể của mẹ sẽ lập tức sản sinh hormone HCG làm giảm lượng trứng tích tụ từng tháng, khiến hiện tượng kinh nguyệt biến mất. Do đó, trễ kinh thường là cách nhận biết có thai tại nhà đơn giản nhất.
Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo chuyên mục Mang thai hoặc tìm hiểu Sự phát triển thai nhi theo tuần