Dấu hiệu có thai – Chi tiết triệu chứng dễ nhận biết nhất
101 284 đã xem
Không có một quy tắc chung rõ ràng và nhanh chóng nào kết luận bạn đã có thai trong những tuần đầu tiên. Một số phụ nữ có thể nhận ra dấu hiệu có thai từ một hoặc hai tuần sau khi thụ thai, hoặc gần 4 đến 5 tuần, hoặc thậm chí còn xa hơn trong thai kỳ.
60% phụ nữ sẽ nhận ra dấu hiệu có thai ở tuần thứ năm, 71% vào cuối tuần thứ sáu và 89% trong tuần thứ tám.
Tất cả phụ nữ đều khác biệt và không ai giống ai với những dấu hiệu có thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ, ngay cả các lần mang thai khác nhau. Cách tốt nhất để xác định có thai hay không là làm các xét nghiệm chuẩn đoán có thai.
1. ĐAU TỨC NGỰC
Bạn cảm thấy đau tức, ngực mềm và lớn hơn không? Nếu có, đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên có thai mà phụ nữ thường gặp phải.
Rất nhiều phụ nữ cũng cảm thấy đau như vậy trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Điểm khác biệt của sự đau tức ngực trong thời kỳ mang thai là nó không biến mất như thường lệ.
Tại sao?
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, lượng estrogen và hóc môn progesterone tăng đột biến, làm tăng lưu lượng máu lên ngực. Các hóc môn này cũng là lý do tại sao một số phụ nữ cảm thấy đau ngực xung quanh thời điểm rụng trứng, nhưng sau đó hóc môn này sẽ bắt đầu giảm dần và đau ngực giảm. Nếu bạn đã mang thai, mức hóc môn của bạn sẽ tăng lên chứ không giảm, và ngực bạn sẽ mềm và đau tức hơn.
Đối với nhiều phụ nữ, dấu hiệu này chỉ kéo dài khoảng một tuần, một số người khác là toàn bộ thai kỳ.
Bạn nên làm gì?
Hãy tìm chiếc áo ngực phù hợp để giảm bớt sự khó chịu này. Áo ngực cho bà bầu thường không có gọng đỡ cứng nhắc, áo bông nhẹ, mềm mại, có dây áo lớn hơn, có nhiều nút gài để điều chỉnh hơn khi kích thước vòng 1 phát triển nhanh chóng.
Nếu thực sự quá khó chịu, bạn có thể áp khăn nóng và massage bầu vú mỗi ngày.
2. QUẦNG VÚ THÂM
Quầng vú có thể bắt đầu tối màu hơn một hoặc hai tuần sau khi thụ thai, một trong những dấu hiệu có thai phổ biến. Và các tĩnh mạch gân xanh trong ngực cũng dễ nhận thấy hơn.
Bạn cũng có thể nhận thấy ít vết mụn thâm xuất hiện ở quầng vú. Chúng được gọi là hạt Montgomery, được thiết kế để giúp bôi trơn núm vú bằng cách tiết ra dầu trên bầu ngực. Các hạt này có nhiệm vụ thông báo cho cơ thể mẹ tiết sữa và tiết ra mùi đặc trưng, sẵn sàng cho việc đón chào bé đến ti mẹ.
Tại sao?
Giống như rất nhiều dấu hiệu có thai ban đầu, quầng vú thâm và nổi gân xanh là kết quả của các hóc môn mang thai tăng lên, tên là hCG. Sự gia tăng đột ngột hCG gây ra các triệu chứng mang thai ban đầu, và ảnh hưởng đến vú sớm nhất.
Bạn nên làm gì?
Màu sắc đậm không phải là một điều đáng lo ngại – đó là một phần vô hại trong trải nghiệm mang thai.
3. CHUỘT RÚT Ở BỤNG
Tương tự như ngực đau, chuột rút ở bụng là một trong những dấu hiệu có thai sớm. Tuy nhiên, nếu nó trở nên nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ nếu cơn đau dữ dội, đau quặn ở một bên, hoặc nếu bạn đang bị chảy máu và co thắt bụng đồng thời (tất nhiên là ngoài thời kỳ kinh nguyệt)
Tại sao?
Đôi khi khó phân biệt giữa dấu hiệu có thai sớm và dấu hiệu đang trong thời kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là khi có các cơn chuột rút ở các cơ vùng bụng dưới. Sự khác nhau ở chỗ: các cơn co cơ ở bụng xảy ra trong giai đoạn đầu mang thai là do sự gia tăng lưu lượng máu đến tử cung; còn chuột rút trước khi có kinh nguyệt là do tăng lượng hóc môn prostaglandins nhằm giúp tử cung đẩy máu ra ngoài.
Bạn nên làm gì?
Hầu hết phụ nữ mang thai đều trải qua ít nhất một lần chuột rút ở bụng trong thai kỳ. Hãy liên lạc với bác sĩ nếu cơn đau nghiêm trọng.
4. MÁU BÁO THAI
Có một số đốm máu hồng hoặc nâu đậm khoảng một tuần trước kỳ kinh của bạn? Nếu bạn đang tự hỏi “Chảy máu này có phải là dấu hiệu có thai không?” Câu trả lời là “Có”.
Máu báo thai sẽ xảy ra từ 6 đến 12 ngày sau khi thụ thai. Khi trứng được thụ tinh và bám vào niêm mạc tử cung, nó sẽ gây kích ứng nhẹ. Máu báo thai thường dễ bị nhầm với máu kinh nguyệt.
Tại sao?
Nó có nghĩa là bạn đã có thai! Một vài ngày sau khi thụ thai, trứng thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung và bám vào thành tử cung của bạn. Vì màng trong tử cung có nhiều máu, một đốm máu nhỏ thường xuất hiện và không đáng ngại.
Máu báo thai xảy ra ở khoảng 25% phụ nữ, vì vậy bạn có thể gặp hoặc không.
Bạn nên làm gì?
Đây là dấu hiệu có thai! Để chắc chắn, hãy kiểm tra bằng que thử thai hoặc các xét nghiệm chuẩn đoán thai nếu bạn bị trễ kỳ kinh, để xác định xem đây có phải là máu báo thai hay không.
Nếu kết quả là không có thai, ghi chú lại như là ngày đầu của kỳ kinh nguyệt. Chú ý đến vài chu kỳ kế tiếp xem bạn có bị chảy máu ở giữa chu kỳ nữa không. Nếu có, đây có thể là dấu hiệu bệnh lý, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám thêm.
5. NHIỆT ĐỘ CƠ THỂ TĂNG
Nếu bạn có theo dõi nhiệt độ, bạn sẽ thấy nhiệt độ tăng lên khi bạn rụng trứng, sau đó giảm dần trong phần sau của chu kỳ của bạn cho đến khi chu kỳ mới bắt đầu. Nhưng nếu bạn mang thai, nhiệt độ của bạn sẽ không giảm xuống; thay vào đó, nó sẽ ở mức cao.
Tại sao?
Giống như rất nhiều dấu hiệu có thai khác, những hóc môn thai kỳ chính là nguyên nhân gây ra cớ sự này. Nếu bạn không mang thai, nồng độ progesterone và estrogen sẽ giảm, báo hiệu chu kỳ mới bắt đầu. Nhưng nếu trứng được thụ tinh, điều ngược lại xảy ra, những hóc môn này bắt đầu tăng lên nhanh chóng
Bạn nên làm gì?
Nếu bạn đang theo dõi nhiệt độ, chỉ cần tiếp tục làm và tận hưởng niềm vui có thai khi xem biểu đồ nhiệt độ đó.
6. MỆT MỎI
Đây là một trong những dấu hiệu có thai sớm thường gặp. Mệt mỏi không chỉ là mất năng lượng, đó là một sự kiệt sức không thể giữ cho bạn mở mắt thêm một giây nào nữa. Hoàn toàn mệt mỏi. Bạn thường sẽ phải đối phó với nó trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên.
Tại sao?
Cơ thể bạn đang làm việc tăng ca, đảm bảo cho bé có mọi thứ cần thiết để phát triển trong chín tháng tới. Cơ thể bạn đang sản xuất nhiều máu hơn để mang các chất dinh dưỡng cho bé đang phát triển, lượng đường trong máu và huyết áp của bạn vì thế sẽ thấp hơn. Những yếu tố này, kết hợp với các hóc môn thai kỳ cao estrogen và progesterone, tất cả có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.
Mệt mỏi diễn ra rất phổ biến trong tam cá nguyệt thứ nhất và bạn không cần phải quá bận tâm. Tin vui: Bạn sẽ cảm thấy năng lượng tăng vọt mạnh mẽ khi bước qua tam cá nguyệt thứ hai.
Bạn nên làm gì?
Đừng ngại ngùng ngủ thêm một chút vào buổi sáng hoặc đánh một giấc ngủ trưa sớm hơn thường lệ. Nếu mẹ cảm thấy khỏe, bé cũng sẽ cảm thấy như vậy.
Ngoài ra còn có một số thực phẩm tăng cường năng lượng cho thai kỳ có thể giúp bạn đối phó với sự mệt mỏi trong tam cá nguyệt thứ nhất.
7. THƯỜNG XUYÊN ĐI TIỂU
Đi tiểu nhiều hơn bình thường là trong số các dấu hiệu có thai chuẩn và có xu hướng bắt đầu trong vòng hai đến ba tuần sau khi thụ thai.
Tại sao?
Một khi trứng bám vào tử cung, hóc môn hCG tăng tốc sản xuất và bắt đầu tăng lên đáng kể. Một trong những tác dụng phụ? Nó làm cho bạn cảm thấy buồn đi vệ sinh mỗi năm phút. Nếu có lớp lót bằng bạc ở đây, mức hCG tăng lên trong nước tiểu của bạn sẽ được phát hiện, đó là cách bạn kiểm tra bằng que thử thai tại nhà.
Mỗi phụ nữ mang thai sẽ tăng nồng độ hCG, nhưng không phải ai cũng có nhu cầu thường xuyên đi tiểu. Khi quá trình mang thai tiến triển, bé sẽ lớn hơn và gây thêm áp lực lên bàng quang của bạn, vì vậy bạn cũng có thể quen với việc ghé thăm nhà vệ sinh nhiều lần trong ngày.
Bạn nên làm gì?
Nếu bạn cần đi nhà vệ sinh cả ngày mà không phải do uống quá nhiều nước, hãy thử kiểm tra bằng que thử thai. Có thể bạn đã có em bé!
8. MẤT KINH
Mất kinh là một trong những dấu hiệu có thai điển hình. Nhiều xét nghiệm chẩn đoán có thai hiện đại ngày nay có thể phát hiện ra mức hCG trước hẳn năm ngày khi kỳ kinh bắt đầu.
Tại sao?
Bạn bắt đầu chu kỳ kinh mỗi tháng khi trứng không được thụ tinh. Trứng vỡ ra, gây ra lượng hoóc môn giảm xuống và cơ thể sẽ đẩy lượng máu kinh này ra ngoài. Nếu tháng này bạn bị “chậm”, đó là dấu hiệu tốt cho thấy có một em bé đang được hình thành trong tử cung của bạn.
Bạn nên làm gì?
Nếu chu kỳ của bạn là bình thường, trễ kinh là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ, do đó hãy thử bằng que thử thai, hoặc đến bác sĩ để kiểm tra. Nếu kỳ kinh của bạn không đều hoặc vì nhiều lý do như bệnh, căng thẳng, mất cân bằng hoóc môn và những phản ứng với thực phẩm hay thuốc chữa bệnh thì cũng gây ra hiện tượng trễ kinh. Thử thai bằng các xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác nhất.
9. BUỒN NÔN
Buồn nôn là một trong những dấu hiệu có thai sớm, nhưng đối với hầu hết thai phụ, triệu chứng này bắt đầu vào khoảng tuần thứ sáu. Buồn nôn thường cảm thấy vào lúc bụng đói (như buổi sáng trước khi ăn), và bất cứ lúc nào trong ngày.
Tại sao?
Sự gia tăng đột ngột hCG sẽ gây buồn nôn và nôn vì tác động đến các chất hóa học trong não của bạn. Cảm giác buồn nôn trong não sẽ nhạy cảm hơn. Những phụ nữ bị ốm nghén nặng trong thời kỳ mang thai thì cũng dễ say xe hơn, ói mửa dễ dàng hơn khi có bệnh dạ dày…
Bạn nên làm gì?
Từ 50% đến 90% phụ nữ có thai sẽ cảm thấy buồn nôn, vì vậy nếu bạn là một trong số họ, bạn đang ở trong một công ty tốt. Nếu không đủ đảm bảo, chỉ cần nhớ rằng buồn nôn và nôn sẽ sớm kết thúc – những triệu chứng mang thai đầu tiên này thường không kéo dài quá ba tháng đầu.
Trong hầu hết các trường hợp, cảm giác buồn nôn không có gì là nghiêm trọng, vì vậy hãy cứ lắng nghe cơ thể bạn và bình tĩnh theo dõi. Bạn cũng có thể chia nhỏ các bữa ăn, để dành những chiếc bánh quy giòn khi đói, bổ sung thêm vitamin B6 hoặc B12 hoặc món trà gừng.
Nhưng nếu bạn bị sút ký hoặc không thể kiểm soát được tình hình, bạn có thể bị ốm nghén nặng, vì thế hãy đến gặp bác sĩ.
10. NHẠY CẢM VỚI CÁC MÙI
Nếu món ăn yêu thích của bạn đột nhiên có mùi giống như cá chết, bạn có thể đang gặp một trong những dầu hiệu có thai sớm đầy kỳ lạ. Thường đi kèm với buồn nôn, có một chiếc mũi siêu thính không chắc là một điều tốt. Trong đa số trường hợp, những mùi mạnh sẽ gây cảm giác nôn mửa.
Tại sao?
Lại là các hóc môn thai kỳ! Nhạy cảm với các mùi không xảy ra với tất cả mọi người, nhưng nếu bạn gặp thì cũng chẳng sao. Đây là một trong số những triệu chứng mang thai sớm gây phiền toái, nhưng có xu hướng giảm dần sau ba tháng đầu.
Bạn nên làm gì?
Nếu nó thực sự làm bạn phiền, cố gắng tránh xa những mùi mạnh. Hãy đổi sang đi cầu thang nhẹ nhàng thay vì thang máy, để không bị choáng ngợp bởi nước hoa của ai đó. Mang khẩu trang thật kỹ trước khi đi ra đường vì chẳng may đứng đợi đèn sau một chiếc xe tải nặng. Ở nhà, hãy giặt quần áo thường xuyên (vì mùi hôi bám vào sợi) và chuyển sang sử dụng các chất tẩy rửa và đồ vệ sinh chưa rửa để hạn chế những mùi khó chịu.
11. THÈM ĂN
Bạn rất có thể sẽ cảm thấy thèm ăn mạnh mẽ (và thèm nhiều món rất kỳ quặc), đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Một số cơn thèm ăn thường gặp mà các bà bầu thường kinh nghiệm là thèm ngọt, cay, mặn hoặc chua.
Tại sao?
Thèm ăn chỉ là cách cơ thể cho bạn biết những gì nó cần. Vì vậy, nếu bạn thèm món dưa chua, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn cần một thứ gì đó chua chua. Bạn có thể đổ lỗi cho các hóc môn vì sự thèm thuồng điên cuồng này (một lần nữa!).
Bạn nên làm gì?
Đây là một trong những dấu hiệu có thai phổ biến nhất: khoảng 90% ở các bà bầu, vì vậy nếu bạn bỗng thèm món lẩu Thái một phút trước và món bánh bông lan trứng muối một phút sau đó, hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, cân bằng chế độ ăn sẽ tốt hơn. Hãy xem những món ăn bạn nạp vào có cung cấp đủ các chất dinh dưỡng quan trọng hay chưa? Lập danh sách những đồ ăn nhẹ và có lợi cho sức khoẻ sẽ giúp cơ thể bạn có đủ chất dinh dưỡng mà nó cần, thay vì nạp vào ba lít kem.
12. CHÁN ĂN
Chán ăn và thèm ăn là hoàn toàn bình thường khi bạn đang có thai, điều khó xảy ra cùng lúc ở đâu khác. Sự bực bội đối với một số loại thực phẩm và thèm ăn có thể là các dấu hiệu có thai tương phản, nhưng chúng có mức tác động mạnh mẽ ngang nhau. Chán ăn thường gặp với thịt, hành, trứng…
Tại sao?
Chán ăn có nhiều khả năng xảy ra trong giai đoạn đầu thai kỳ, tùy theo mức độ ốm nghén, và có thể làm cho bộ não phát triển một cảm giác không thích mạnh mẽ đối với các thực phẩm gây ra cảm giác buồn nôn.
Ngoài ra, người ta tin rằng cảm giác chán ăn là dự cảm bản năng của cơ thể trước sự nguy hiểm của một thực phẩm nào đó trong thời gian mang thai.
Giống như nhiều dấu hiệu có thai ở giai đoạn sớm, chứng lo âu về thức ăn sẽ giảm dần sau ba tháng đầu.
Bạn nên làm gì?
Cách tốt nhất để đối phó là tránh những thức ăn gây ra sự khó chịu cho bạn. Nếu đó là món thịt gà, hãy thử ăn trứng hoặc một nguồn protein khác. Nếu đó là sữa, hãy lấy canxi từ sữa chua hoặc các thuốc bổ sung canxi.
13. ĐẦY HƠI
Sự gia tăng progesterone và estrogen là một trong những dấu hiệu có thai sớm phổ biến, làm cho nhiều thai phụ bị đau bụng hoặc co thắt, đầy bụng, nôn mửa trong thai kỳ, đôi khi trong suốt chín tháng.
Tại sao?
Hoc môn progesterone làm giãn cơ trơn khắp cơ thể, bao gồm cả các cơ ở đường tiêu hóa. Điều này giúp ruột của bạn hoạt động chậm hơn, cơ thể có nhiều thời gian hơn để lấy các chất dinh dưỡng từ thực phẩm và đưa chúng đến cho bé. Nó sẽ tạo ra sự chướng bụng, đầy hơi nhiều hơn cho bạn.
Bạn nên làm gì?
Bạn có thể chia nhỏ các bữa, tránh xa các loại thực phẩm gây đầy hơi như đồ chiên, bánh kẹo…
Ăn và uống chậm rãi sẽ giúp bạn hạn chế đầy hơi.
Nới rộng quần áo để cảm thấy thoải mái.
Tham gia các lớp Yoga.
Nếu sự chướng bụng đầy hơi làm bạn quá khó chịu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
14. TÁO BÓN
Táo bón là dấu hiệu có thai, đi kèm với đầy hơi.
Tại sao?
Khi mức progesterone tăng lên làm giãn cơ trơn, thức ăn bắt đầu đi qua ruột của bạn chậm hơn, làm các chuyển động ruột cũng di chuyển chậm hơn.
Giống như chứng đầy hơi, táo bón là một trong những dấu hiệu có thai khá phổ biến. Một số thai phụ phải chịu đựng nó trong suốt chín tháng.
Bạn nên làm gì?
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ càng nhiều càng tốt, và đừng quên uống nhiều nước.
Ngoài ra, hãy nói chuyện với bác sĩ khi bạn cần được trợ giúp.
XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN THAI BẰNG QUE THỬ THAI
Xét nghiệm nước tiểu bằng cách dùng que thử thai cho kết quả chính xác đến 97%. Bạn có thể kiểm tra thêm từ 2 đến 3 lần nữa, thời gian cách nhau ít nhất một tuần. Bạn nên đọc kỹ và làm đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Thời gian sớm nhất bạn có thể sử dụng que thử thai là 10 ngày sau khi quan hệ. Nếu sớm quá, nồng độ HCG chưa đủ nhiều. Nếu quá muộn, lượng HCG quá lớn sẽ làm đảo lộn kết quả.
NHỮNG DẤU HIỆU CÓ THAI GIẢ
Bạn có thể gặp hầu hết các “dấu hiệu có thai” điển hình nhưng lại hoàn toàn không có thai. Những dấu hiệu này đến từ nhiều yếu tố
Mất kinh hoặc trễ kinh:
- Kinh nguyệt không đều
- Tăng hoặc giảm cân quá mức
- Mệt mỏi hoặc kiệt sức
- Chế độ tập luyện thể thao mới
- Mất cân bằng hóc môn
- Căng thẳng
- Thay đổi các hình thức tránh thai
- Một số bệnh khác nhau
- Nuôi con bằng sữa mẹ
Buồn nôn hoặc ốm nghén:
- Ngộ độc thực phẩm
- Căng thẳng
- Thay đổi trong kiểm soát sinh sản bằng hóc môn
- Các bệnh về dạ dày khác
Đau tức ngực:
- Mất cân bằng hóc môn
- Thay đổi trong kiểm soát sinh sản bằng hormone
- Sắp đến ngày hành kinh
Mệt mỏi:
- Căng thẳng
- Kiệt sức làm việc quá sức
- Trầm cảm hoặc các bệnh về tinh thần khác
- Bệnh cúm
- Chế độ tập luyện thể thao mới
- Dị ứng hoặc các bệnh khác
- Thiếu ngủ
- Dinh dưỡng không hợp lý
- Sắp đến ngày hành kinh
Chế độ ăn uống nghỉ ngơi điều độ, bổ sung đủ dưỡng chất luôn cần thiết, nhất là khi mẹ đang trong thời gian cố gắng thụ thai. Ngoài tăng cường chế độ ăn, bổ sung thuốc bổ tổng hợp chuyên dùng cho mẹ chuẩn bị mang thai – mang thai mỗi ngày là lựa chọn phù hợp cho mẹ trong giai đoạn này để giúp cơ thể mạnh khỏe, tăng cường tỷ lệ thụ thai thành công cũng như giúp phôi thai làm tổ và phát triển khỏe mạnh.
Những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm này có thể xảy ra nặng nhẹ hay ít nhiều tùy vào từng cơ địa của mỗi người và cũng mang tính tương đối. Nếu bạn nhận thấy mình gặp phải hầu hết các dấu hiệu trên, bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám sản khoa để xác định chính xác nhất khả năng mang thai của mình.
Theo Procarevn