Đầu của trẻ sơ sinh bị méo là hiện tượng gì, có nguy hiểm không?

Đầu của trẻ sơ sinh bị méo là hiện tượng gì, có nguy hiểm không?

Đầu của trẻ sơ sinh bị méo là hiện tượng gì và liệu nó có có nguy hiểm không? Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Nhiều bậc phụ huynh phát hiện đầu của trẻ bị méo sang một bên và cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của trẻ, liệu chúng có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này hay không? Vậy thì chúng ta hãy đi tìm hiểu nguyên nhân gây nên hiện tượng méo đầu ở trẻ và mối nguy hiểm của nó nào.

1 Vì sao đầu trẻ sơ sinh bị méo?

Thông thường, những trường hợp trẻ bị méo đầu có thể xảy ra do hai nguyên nhân chính sau:

Hình dạng đầu của trẻ bị thay đổi khi chui qua ngã rẽ âm đạo của mẹ. Do lúc này phần thóp của trẻ còn mềm, chưa dính chặt với phần xương sọ để giúp bé dễ dàng chui ra khỏi âm đạo chật hẹp nên có thể khiến đầu trẻ bị biến dạng.

Tư thế nằm: Đầu trẻ có thể bị méo do ảnh hưởng từ việc nằm nghiêng sang một bên, do lúc này xương sọ bé vần còn non nớt chúng sẽ dễ dàng bị biến dạng theo hướng nằm của trẻ, khiến trẻ bị méo đầu.

Nhìn chung, hai nguyên nhân trên đều là sự hình thành do tư thế, chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ chứ không gây nguy hiểm đến cơ thế và sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, có một số bệnh lý xuất phát từ bên trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây méo đầu ở bé mà các bậc phụ huynh nên lưu ý.

Các nguyên nhân chủ yếu gây méo đầu ở trẻ

2 Đầu trẻ sơ sinh bị méo: Khi nào là bất thường?

Dị tật dính khớp sọ

Là một bệnh lý bẩm sinh ít gặp, khi các đường khớp sọ (thóp) dính vào với nhau sớm hơn bình thường. Trẻ sẽ đóng khớp từ 2-4 tuổi và hoàn chỉnh phần thóp vào năm 20 tuổi. Tình trạng này có thể gây hiện tượng méo đầu ở trẻ, khiến đầu trẻ bị méo thành hình tam giác, méo sang một bên tùy vào các loại khớp dính với nhau.

Bệnh này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển não bộ của trẻ, khiến trẻ dễ đau đầu do bị tăng áp lực nội sọ, hoặc ảnh hưởng đến khả năng thị giác và khả năng vận động ở trẻ.

Dị tật dính khớp sọ gây méo đầu ở trẻ

Hội chứng dính đa khớp

Là tình trạng 1 hoặc nhiều khớp sọ dính vào nhau gây biến dạng khuôn mặt trẻ. Gây ra các hội chứng khác như Crouzon, Apert, Pfeiffer,…ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển và trưởng thành ở trẻ.

Hội chứng dính đa khớp có thể gây méo đầu ở trẻ

Teo não

Teo não là loại bệnh não không thể phát triển dẫn đến các thóp sọ dính vào nhau sớm hơn, khiến trẻ đóng thóp sớm và gây ra tình trạng biến dị trên phần đầu trẻ. Khi mắc căn bệnh này, các bác sĩ cần phải thực hiện các thủ tục xét nghiệm chuyên khoa để đưa ra phương án chữa trị sớm nhất.

3 Giải pháp khi thấy trẻ bị méo đầu

Khi trẻ bị méo đầu, điều đầu tiên mà ba mẹ nên làm là đi thăm khám các bác sĩ chuyên khoa và các chuyên gia để xác định nguyên nhân trẻ bị méo. Nếu trường hợp trẻ bị méo đầu do tư thế, các bậc phụ huynh có thể thử một số biện pháp sau để giúp đầu trẻ bình thường trở lại:

  • Đổi hướng ngủ: Thường xuyên thay đổi hướng nghiêng đầu của trẻ khi trẻ ngủ say hoặc khi đang bú.
  • Bồng bế trẻ: Thay vì cho trẻ thường xuyên nằm trong nôi, cha mẹ nên bồng bế trẻ khi trẻ đang thức để giúp giảm áp lực lên đầu trẻ.
  • Tập nằm sấp: Nếu trẻ bị méo đầu do tư thế ngủ, cha mẹ nên thử cho con nằm sấp một khoảng thời gian ngắn để giúp phần não bộ của trẻ được giảm áp lực.
  • Sử dụng mũ chuyên dụng: Mũ chuyên dụng là loại mũ giúp đầu của trẻ được định hình và giúp giảm áp lực lên vùng bị méo. Tuy nhiên, loại mũ này chỉ thích hợp cho trẻ từ 4-12 tháng tuổi, do xương sọ còn mềm, dễ dàng thay đổi.

Các biện pháp chữa méo đầu cho bé

Bài viết trên là những thông tin về hiện tượng méo đầu ở trẻ và các giải pháp chữa trị. Mong bài viết sẽ hữu ích và đừng quên theo dõi Bách hóa XANH để có thêm nhiều kiến thức nữa nhé!

Nguồn: Báo sức khỏe và đời sống

Chọn mua sữa bột cho bé bán tại Bách hóa XANH:

Bách hóa XANH