Đau cổ: Nguyên nhân và cách chữa trị giảm đau mỏi cổ tận gốc

Đau cổ chỉ là triệu chứng đau nhức thông thường mà bất cứ ai cũng có khả năng mắc phải. Nhưng đôi khi nó cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh cần đề phòng. Tìm hiểu cách chữa trị giảm đau mỏi cổ tận gốc là điều người bệnh quan tâm để ngăn chặn biến chứng từ bệnh này.

Hình ảnh đau mỏi cổ ở bệnh nhân

Đau cổ là triệu chứng của bệnh gì?

Đau mỏi cổ là tình trạng đau mỏi vùng cổ gáy hoặc sau đầu, có thể lan lên đầu vùng chẩm, đỉnh thậm chí lan đến vùng thái dương hai bên. Đau cổ có thể thành cơn hoặc âm ỉ liên tục, mức độ từ nhẹ đến nặng, tính chất như điện giật hoặc cảm giác bó thắt, có thể kèm theo rối loạn cảm giác da đầu, hạn chế vận động cổ, cổ kêu lạo xạo, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, chóng mặt…. Đau mỏi cổ có thể xuất phát từ một trong những bệnh lý sau:

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Khi nhân nhầy bị thoát ra ngoài khỏi bao xơ. Chèn ép vào đốt sống cổ gây đau cổ cục bộ vùng cổ vai gáy.
  • Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: Đây là nguyên nhân đau mỏi cổ thường gặp ở đối tượng: nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe… phải ngồi liên tục trong nhiều giờ khiến các cơ bị căng giãn quá mức, gây đau cổ, bên trong bả vai, sau gáy… Trong giai đoạn nặng, người bệnh khó thực hiện các động tác như: không thể cúi đầu, xoay cổ sang trái“1 hoặc phải…
  • Vôi hóa cột sống: Canxi lắng đọng tại các dây chằng bám vào thân đốt sống, đĩa sụn của cột sống, khiến cột sống bị vôi hóa và phát triển thành gai xương. Các chồi xương này chèn ép rễ thần kinh trong ống sống hay trong lỗ liên hợp… dẫn tới đau cổ, vai gáy và gây khó khăn trong vận động hằng ngày.
  • Thoái hóa đốt sống cổ:Là một trong những nguyên nhân gây đau cổ  thường gặp. Khi bị thoái hóa đốt sống cổ
  • Viêm bao khớp vai: Khi mắc viêm bao khớp vai, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau một bên khớp vai khi trời lạnh hoặc lúc nửa đêm, cơn đau tăng lên nếu nằm nghiêng. Thậm chí, người bệnh bị đau cổ không thể chải đầu, vòng tay ra sau hoặc với tay lấy đồ trên cao…
  • Rối loạn dây thần kinh: Khi các dây thần kinh chạy qua vùng vai, cổ bị tổn thương hay bị kéo giãn quá mức cũng sẽ gây ra đau cổ. Người bệnh sẽ bị đau liên hồi cảm giác vùng vai, cổ bị kéo căng rất khó chịu và mệt mỏi.
  • Lao xương: Đau mỏi cổ có thể do vi khuẩn lao tấn công vào hệ xương khớp, gây viêm nhiễm các đốt sống, bệnh lao xương thường gặp nhất ở cổ, thắt lưng, gây ra các cơn đau mỏi cổ âm ỉ.
  • Loãng xương: Yếu tố tuổi tác và chế độ dinh dưỡng thiếu canxi khiến cho mật độ xương giảm dần và dễ bị tổn thương hơn. Đây cũng là nguyên nhân gây ra chứng đau cổ mà ít ai ngờ.
  • Bệnh lý khác
  1. Huyết áp cao:

    Cảm giác đau mỏi cổ hoặc đau như bó chặt lấy đầu thường là dấu hiệu của cơn cao huyết áp.

  2. Hội chứng nhiễm siêu vi:

    cảm cúm, sốt siêu vi, sốt xuất huyết… gây đau đầu, đau mỏi vùng cổ…

  3. Tăng áp lực nội sọ:

    Đau cổ kèm theo đầu dữ dội, nôn mửa, sợ sáng, rối loạn ý thức …

  4. Viêm màng não:

    Cơn đau đầu dữ dội kèm theo cứng gáy, đau mỏi…

  5. Xuất huyết:

    đau nửa sau đầu, đau mỏi cổ kèm theo triệu chứng thần kinh khu trú.

Cách chữa đau cổ thường áp dụng

Điều trị đau cổ bằng Thuốc Tây

Theo các chuyên gia, đối với trường hợp đau mỏi cổ, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc chữa phổ biến như:

  • Nhóm thuốc giảm đau:

    Paracetamol, Aspirin kết hợp với codein hoặc tramadol giúp điều trị và giảm các triệu chứng đau cổ thông thường.

  • Nhóm thuốc kháng viêm không steroid:

    Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam Celecoxib…

  • Nhóm thuốc giãn cơ:

    Myonal, Mydocalm, Diazepam được dùng cho các trường hợp đau cổ cấp, co cứng cơ khó vận động.

  • Nhóm thuốc giảm đau thần kinh:

    Gabapentin, Pregabalin… giúp giảm cảm giác khó chịu do kích thích thần kinh vùng cổ.

  • Nhóm thuốc chống trầm cảm:

    phổ biến nhất là Amitriptylin, được dùng cho bệnh nhân đau mỏi cổ mãn tính, rối loạn giấc ngủ.

Chữa đau cổ bằng thuốc Nam

Thuốc nam được tin dùng bởi sự lành tính và hiệu quả với cơ địa của người Việt, những bài thuốc nam được lưu truyền từ thời xa xưa đến nay vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu để chữa đau mỏi cổ với rất nhiều bệnh nhân.

Bài thuốc chữa đau cổ từ cây ngải cứu

  • Ngải cứu và muối:

    Ngải cứu rửa sạch, để ráo nước rồi trộn đều với muối trắng sau đó mang đi rang nóng. Cho hỗn hợp vừa rang vào túi vải rồi đắp lên vùng cổ bị đau mỏi.

  • Chữa đau cổ bằng ngải cứu và lá lốt:

    Rửa sạch ngải cứu và lá lốt, để ráo nước. Sau đó, cho ngải cứu, lá lốt và muối hạt vào chảo sao nóng rồi cho vào túi vải. Chờ túi thuốc nguội bớt thì chườm lên vùng cổ bị đau nhức.

Bài tập hỗ trợ giảm đau mỏi cổ

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

  • Bài tập giảm đau

    cổ tư thế con mèo:

    Quỳ lên, chống 2 tay cùng 2 chân xuống sàn. Hít sâu và ngửa cổ từ từ về phía lưng, giữ yên 10s và trở về tư thế ban đầu.

  • Động tác ưỡn cổ:

    Người bệnh đau mỏi cổ nằm ngửa xuống sàn, lấy điểm tựa là vùng xương chẩm cùng mông. Từ từ ưỡn cổ và vai ra, hít thở sâu 5s rồi hạ xuống, lặp lại 5 – 7 lần.

Cách trị đau cổ giảm đau mỏi cổ nhờ An cốt nam

Thực chất, các cơn đau mỏi cổ không hề khó chữa, chỉ cần áp dụng các phương pháp trên cũng có thể giúp thuyên giảm phần nào triệu chứng đau nhức. Tuy nhiên, có đến 85% trường hợp đau cổ, đau sau gáy là do bệnh xương khớp. Trong trường hợp này thì nếu chỉ áp dụng những liệu pháp đơn lẻ kể trên thì không đủ để giải quyết tận gốc nguyên nhân, hiệu quả điều trị sẽ không thể lâu bền.

Hiểu được điều này, nhà thuốc Tâm Minh Đường và An Dược đã nghiên cứu và xây dựng thành công bài thuốc và phác đồ điều trị An Cốt Nam dựa trên hai bài thuốc xương khớp cổ rất nổi tiếng là “Độc Hoạt Tang Ký Sinh” và “Quyên Tý Thang”. Người bị đau cổ kéo dài do vấn đề xương khớp có thể tham khảo An Cốt Nam để điều trị.

Phác đồ toàn diện của An Cốt Nam

Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên đại học Y dược Hồ Chí Minh), “An Cốt Nam không chỉ là một bài thuốc đơn thuần. Đây là sự kết hợp của thuốc uống, thuốc đắp, vật lý trị liệu chuyên sâu và luyện tập đúng cách để đạt hiệu quả điều trị chứng đau cổ do bệnh xương khớp toàn diện nhất. Điểm độc đáo của bài thuốc này là không chỉ tập trung điều trị mà còn cung cấp dinh dưỡng để bồi bổ “cốt lõi” – gan, thận nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát”.

Bản thân bài thuốc Đông y An Cốt Nam cũng được Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) giới thiệu trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2 với tư cách là bài thuốc tiên phong trong điều trị nhiều chứng bệnh xương khớp theo hướng bảo tồn bền vững. Độc giả quan tâm muốn xem lại chương trình có thể xem thêm tại video:

 

10 ngày kết hợp “ăn ý” của thuốc uống – Cao dán – Vật lý trị liệu và luyện tập

  • Thuốc uống: Chiết xuất từ nhiều thảo dược quý hiếm như Sâm Ngọc Linh, Thiên Niên Kiện, Trư Lũng Thảo, Bí Kỳ Nam… được gia giảm thành phần theo “tỷ lệ vàng” và đun sắc trong suốt 24h liên tục để “thôi” tối đa dược chất.
  • Cao dán: Chiết xuất từ Đại Hồi, Địa Liền, Quế Chi… những thảo dược có tính cay ấm, có tác dụng giảm đau nhanh chóng khi được dán trên da.
  • Vật lý trị liệu và luyện tập: Là liệu pháp bổ trợ, giúp đả thông kinh lạc, tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ đắc lực cho thuốc uống tác dụng sâu hơn vào các tổ chức xương khớp.

Ưu điểm của bài thuốc An Cốt Nam

Theo khảo sát trên 1000 trường hợp đã điều trị bằng An Cốt Nam, 85% trường hợp cho kết quả điều trị rất khả quan. Trong đó:

  • 40% đau nhức được thuyên giảm chỉ sau 7-10 ngày điều trị đầu tiên.
  • 65% – 85% triệu chứng được loại bỏ sau 20 ngày điều trị.
  • Dứt điểm hoàn toàn đau cổ, cùng các triệu chứng xương khớp khác sau 2-3 tháng điều trị.

Bạn đang bị những cơn đau cổ hành hạ dai dẳng mỗi ngày?

Bấm vào đây để được bác sĩ tư vấn trực tiếp!

hotline-mien-bac số điện thoại

Những hiệu quả này đã được ghi nhận trên thực tế bởi hàng ngàn nhân chứng. Trong đó, có thể dẫn chứng một trường hợp cụ thể của anh Nguyễn Gia Mạnh (28 tuổi), ngụ tại Xuân Khanh, Sơn Tây, Hà Nội. Anh Mạnh bị thoái hóa đốt sống cổ C5-C6, thường xuyên bị các cơn đau mỏi cổ hành hạ nhưng nhờ An Cốt Nam, sau 10 ngày sử dụng anh đã lành bệnh.

Bạn đọc quan tâm muốn theo dõi thêm trường hợp của anh có thể xem thêm tại video:

 

Để đáp ứng yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ:

Địa chỉ nhà thuốc

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Hoàng Thị Lan Hương

Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/

thoaihoacotsong.vn/bac-si-hoang-thi-lan-huong/