Đau Nhức Răng Về Đêm Cảnh Báo Dấu Hiệu Bệnh Gì Và Cách Chữa
Dạo gần đây bạn xuất hiện dấu hiệu đau nhức răng về đêm, điều này gây ra những khó chịu ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, sinh hoạt. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do đâu, có cách nào khắc phục được hay không?
Mục Lục
Đau nhức răng về đêm cảnh báo bệnh gì?
Đau nhức răng vào ban đêm là triệu chứng thường xuất phát từ các bệnh lý về răng miệng gây ra sau đây:
Viêm tủy răng
Đây là bệnh lý khiến cho vi khuẩn hình thành, sinh sống bên trong khoang miệng, từ từ di chuyển xâm nhập vào tuỷ răng qua các lỗ sâu răng và gây nên tình trạng đau nhức răng vào ban đêm.
Triệu chứng:
- Người bệnh sẽ thấy cơn đau xuất hiện thành từng cơn, thời gian kéo dài sẽ khoảng 30 phút, thậm chí 2 hoặc 3 tiếng.
- Nhiều khi cơn đau có thể di chuyển lan xuống phía mặt dưới, đau nửa đầu.
- Răng có thể kèm theo hiện tượng chảy máu, xuất hiện lỗ sâu lớn, lộ tủy răng ra bên ngoài, mặt ngoài răng không có cảm giác khi ăn đồ nóng hoặc đồ lạnh.
Sâu răng
Bệnh này thường xảy ra do vi khuẩn kết hợp với mảng bám tích tụ bên trong khoang miệng tạo ra axit làm mòn men răng gây ra những lỗ sâu trên răng. Những lỗ sâu này sẽ lớn dần lên khiến cho ngà răng bên trong bị ăn dần, sau đó lan sang tới tủy dẫn tới viêm nhiễm, hoại tử hoặc chết tủy.
Bọc Răng Sứ: Quy Trình, Giải Pháp Không Đau, Ít Mài & Chi Phí Tốt Nhất Tại ViDental Clinic
Bọc răng sứ là kỹ thuật thẩm mỹ, phục hồi răng ngày càng được ưa chuộng hiện nay. Các địa chỉ nha khoa thẩm mỹ cũng vì thế mà ngày càng phát triển hiện đại, chuyên nghiệp hơn nhằm đáp ứng nhu cầu làm đẹp răng miệng của đông đảo khách hàng Việt.
Triệu chứng:
- Trên răng sẽ có những lỗ sâu có màu nâu hoặc đen, mỗi khi nhai hoặc uống đồ nóng lạnh
- Cơn đau buốt thường kéo tới, nướu có mủ, sưng đỏ khi chạm vào sẽ thấy có dịch với màu vàng, đau răng về đêm có thể xảy ra bất cứ khi nào.
Răng bị sứt mẻ
Sứt mẻ răng có thể do một số những chấn thương gây ra như cắn phải đồ quá cứng hoặc bị tai nạn, chấn thương. Khi răng bị tổn thương sẽ khiến cấu trúc răng chịu nhiều tác động gây ra mất thẩm mỹ hoặc người bệnh khó ăn nhai. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể tấn công và gây ra viêm tủy răng.
Triệu chứng:
- Cảm thấy nhám, lởm chởm trên bề mặt lưỡi mỗi khi chạm vào răng
- Xung quanh khu vực răng mẻ, vùng nướu bị kích thích
- Lưỡi bị kích thích mỗi khi chạm phải
- Khi cắn cảm thấy đau nhức, nếu vị trí mẻ gần sát tủy người bệnh bị đau răng dữ dội.
Viêm nướu răng
Đây là một dạng bệnh về răng miệng phổ biến khiến bạn bị đau buốt răng về đêm. Khi viêm nướu răng xảy ra sẽ khiến răng bị sưng mủ nướu, chảy máu, tụt lợi… Để lâu ngày không điều trị sẽ dẫn tới bệnh lý về viêm nha chu hoặc viêm tủy răng.
Triệu chứng:
- Miệng thường có mùi hôi khó chịu, lớp cổ răng bị mài mòn, tụt lợi làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý về răng miệng.
- Khi đi kiểm tra, phần nướu và lợi gần như đang bị viêm ở mức độ rất nặng.
Tác hại mà đau nhức răng về đêm gây ra
Răng được biết tới là cơ quan quan trọng kết nối với dây thần kinh trung ương. Do đó, dù gặp phải bất cứ tác động dù nhỏ tại bộ phận này cũng khiến cho người bệnh bị tác động:
- Tác động tới giấc ngủ: Đêm bị đau răng sẽ khiến bạn bị ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ như: đau răng dẫn đến đau đầu, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ bị rối loạn, khó ngủ… Điều đó sẽ khiến cho ngày hôm sau trở nên vô cùng tồi tệ, cơ thể không có sức sống, mệt mỏi, không tập trung vào công việc.
- Gây ra bệnh lý răng miệng: Đau nhức răng nếu không tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng khác như viêm chân răng, viêm lợi mủ, sâu răng, hoại tử chân răng, mất răng…
- Rối loạn tiêu hoá: Răng đau nhức, khó chịu cũng khiến cho quá trình tiêu hóa trong cơ thể bị rối loạn do việc xử lý thức ăn bị ứ trệ. Bệnh về răng miệng xảy ra sẽ làm cho khả năng ăn nhai giảm sút, thức ăn khó được nghiền nát nên làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tiêu hoá. Thời gian lâu dần có thể khiến bạn bị đau dạ dày, chán ăn, mất đi sự cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
- Sức khỏe suy kiệt: Như vừa nói ở trên răng là bộ phận chứa nhiều dây thần kinh và vô cùng nhạy cảm. Nhức răng về đêm sẽ khiến cho cuộc sống, sinh hoạt, công việc của người bệnh bị đảo lộn. Vi khuẩn cư trú trong khoang miệng có thể di chuyển xuống dạ dày, thực quản và phát sinh ra nhiều bệnh lý khác.
Hướng dẫn cách trị đau răng về đêm đơn giản và hiệu quả
Để trị đau răng về đêm hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số phương án điều trị cụ thể.
Cách giảm đau nhức răng về đêm tạm thời
Với trường hợp bị đau nhức răng mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Bên cạnh việc chú ý đánh răng mỗi ngày, bạn cũng cần kết hợp sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ mảng vụn còn sót lại ở kẽ răng. 2 thứ này sẽ giúp cơn đau răng phần nào được thuyên giảm và khoang miệng được làm sạch tốt nhất.
Chườm đá lạnh
Đây là cách trị nhức răng vào ban đêm đem tới hiệu quả mà nhiều người đã áp dụng thành công. Hãy đem đá lạnh cho vào trong khăn sạch, rồi chườm trực tiếp lên khu vực má đang bị sưng đau nhằm giảm cơn đau răng khó chịu.
Tránh không ăn đồ quá cứng hoặc quá lạnh
Đối với những thực phẩm có tính cứng, lạnh, chứa nhiều axit bạn cần phải hạn chế trước khi đi ngủ. Chúng sẽ khiến cho răng miệng bị ảnh hưởng nặng nề, gây ra lỗ sâu và cơn đau nhức thêm phần trầm trọng hơn. Với trường hợp đang bị đau răng, tuyệt đối không được ăn những thực phẩm quá lạnh, quá cứng, có nhiều tính axit kẻ cả trước khi đi ngủ đã đánh răng kỹ lưỡng.
Súc miệng nước muối
Sử dụng nước muối súc miệng có tác dụng trong việc loại bỏ nhanh chóng các mảnh vụn thừa thức ăn hãy còn sót lại bên trong khoang miệng, nhất là kẽ răng. Bên cạnh đó, sử dụng nước muối còn có công dụng giúp cơn đau răng hạn chế bằng việc tăng khả năng chữa lành vết thương, giảm sưng và giảm đau họng.
Sử dụng oxy già
Oxy già còn có tên gọi khác là dung dịch Hydro Peroxide có tác dụng trong việc kháng khuẩn. Với những người đang gặp phải tình trạng đau nhức răng về đêm sử dụng oxy già súc miệng chính là cách đơn giản nhất giúp giảm đau và ngăn chặn nhiễm trùng. Bạn cần pha với tỉ lệ 1 oxy già : 1 nước. Sử dụng nước này súc miệng trong vòng 30 giây rồi nhổ ra súc miệng lại với nước.
Xin lưu ý nếu chẳng may nuốt phải dung dịch này sẽ vô cùng nguy hiểm. Vì thế khi súc miệng cần tuyệt đối chú ý, không sử dụng oxy già để điều trị cho trẻ nhỏ.
Thảo dược tự nhiên giúp trị đau răng về đêm
Sau đây là danh sách các thảo dược tự nhiên có tác dụng trong việc loại bỏ triệu chứng nhức răng vào ban đêm hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
Đinh hương
Hợp chất Eugenol trong đinh hương có tác dụng trong việc gây tê tự nhiên rất hiệu quả. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm giúp ngăn chặn nhiễm trùng ở nướu và răng rất tốt.
Bạn có thể sử dụng bông chấm tinh dầu đinh hương đặt lên vị trí răng bị đau nhức hoặc nhai trực tiếp đinh hương khô trong vòng 30 phút. Tinh dầu của thảo dược này có tác dụng giảm cơn đau rất hiệu quả.
Cây cúc áo
Đây là thảo dược được sử dụng phổ biến trong đông y có tác dụng trong việc điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau như đau răng khi nhai thức ăn, đau họng, đau dạ dày, phong thấp. Trong thành phần của cây cúc áo có chứa hợp chất giúp kháng khuẩn, kháng viêm nên giảm cơn đau nhức răng rất hiệu quả.
Bạn sử dụng 50g hoa tươi cây cúc ám ngâm cùng với 300ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Mỗi lần sử dụng khoảng 1 chén nhỏ đem ngậm từ 10 đến 15 phút, nhổ ra rồi súc miệng với nước ấm. Mỗi ngày nên thực hiện từ 5 đến 10 lần để hiệu quả đạt được cao nhất.
Gừng tươi
Gừng có vị cay, nóng, tính ấm thường được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh, trong đó có triệu chứng đau nhức răng về đêm.
- Bạn sử dụng khoảng 100g gừng tươi, cạo sạch phần vỏ, sau đó xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp vào vị trí răng đau. Để khoảng 15 đến 20 phút rồi bỏ ra ngoài, súc lại miệng với nước ấm.
- Áp dụng khoảng vài lần bạn sẽ thấy triệu chứng nhức răng, đau buốt được thuyên giảm.
Bồ kết
- Bồ kết nổi tiếng với công dụng làm mượt tóc, sát khuẩn hiệu quả. Đặc biệt, thảo dược lành tính này còn chuyên được dùng để điều trị đau nhức răng, cảm gió, kiết lị.
- Người bệnh sử dụng khoảng 50g bồ kết đem rửa sạch, sau đó đun sôi với nhiệt độ 200 độ C. Đậy lại hãm trong vòng 3 tiếng rồi sử dụng nước này để súc miệng mỗi ngày.
Cây lược vàng
- Trong cây lược vàng có chứa khá nhiều thành phần và sắc tố giúp tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt, giảm đau và an thần rất tốt.
- Để chữa đau nhức răng, bạn rửa sạch lá cây lược vàng tươi, cho ráo nước. Sử dụng lá này nhai trực tiếp cùng với chút muối, từ từ nuốt nước rồi bỏ phần bã cũng giúp giảm cơn đau.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể đem lá cây lược vàng đi giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên khu vực răng đau cũng có tác dụng tương tự, sau đó súc miệng lại với nước ấm.
Hoa cúc vàng
- Hoa cúc vàng trong đông y có vị đắng, cay giúp giải độc và thanh nhiệt. Ngoài ra, nguyên liệu này cũng có chứa tinh chất giúp ức chế, diệt khuẩn, ngăn chặn viêm nhiễm trong quá trình điều trị nhức răng.
- Lấy từ 2 đến 3 bông hoa cúc vàng, tách cánh hoa ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra ngoài. Sử dụng khoảng 10 cánh hoa đặt tại vị trí răng đau ngậm rồi nhai để dung dịch tiết ra thấm vào vị trí đau từ 15 đến 20 phút.
- Mỗi ngày nên nhai từ 3 đến 4 lần để kết quả đạt được cao nhất.
Điều trị đau răng về đêm tại nha khoa
Nếu nhức răng về đêm kéo dài trong nhiều ngày, bạn đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có phương án điều trị phù hợp nhất.
Chữa đau răng do sâu răng
Trường hợp bị sâu răng, các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ để làm sạch khu vực bị sâu răng, tiếp đến sử dụng chất liệu liên kết hàn lên răng nhằm mục đích phục hồi tổn thương.
Nếu sâu răng ở mức độ nghiêm trọng, đã vào sâu bên trong tuỷ răng bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị tuỷ. Còn nếu trường hợp xấu nhất, bệnh nhân bắt buộc phải nhổ răng để loại bỏ vi khuẩn, tránh không làm các răng xung quanh bị tổn thương.
Chữa đau răng do viêm nướu
Viêm nướu là bệnh lý răng miệng mà nhiều người gặp. Người bệnh cần phải tới nha khoa điều trị kịp thời để không làm ảnh hưởng tới tuỷ và răng xung quanh.
Bác sĩ sẽ thực hiện lấy cao răng để loại bỏ mảng bám, ngăn chặn vi khuẩn tích tụ. Nếu bệnh nhân bị viêm, sưng lợi hoặc phì đại sẽ phải làm tiểu phẫu để loại bỏ phần lợi viêm.
Chữa đau răng do viêm tủy
Bệnh nhân bị viêm tuỷ sẽ khiến cho cơn đau nhức trở nên nghiêm trọng, dữ dội hơn. Để quá lâu, tuỷ răng bị viêm có thể lây lan sang nhiều bộ phận khác trong cơ thể, tác động trực tiếp tới dây thần kinh.
Bác sĩ sẽ phải loại bỏ tuỷ viêm nhằm ngăn chặn vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, lây lan trong khoang miệng. Để phục hình răng sau đó, bệnh nhân cần phải trám răng hoặc bọc răng sứ tuỳ vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại phù hợp.
Chữa đau răng do răng bị sứt mẻ
Răng bị sứt mẻ, giải pháp lúc này đó là thực hiện bọc răng sứ. Phương pháp này có tác dụng giúp phục hình răng về lại nguyên trạng răng gốc, đảm bảo tính thẩm mỹ và ăn nhai cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ phải thực hiện mài lớp mỏng trên răng thật, sau đó sử dụng mão sứ đắp lên răng bị mất. Tuy nhiên, khi bọc răng sứ bạn cũng cần lựa chọn địa chỉ nha khoa đảm bảo, giấy phép hoạt động đầy đủ, sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại để yên tâm về chất lượng và hiệu quả mang lại.
Trên đây là một vài thông tin liên quan tới nguyên nhân và cách điều trị đau răng về đêm hiệu quả mà nhiều người áp dụng. Tuỳ vào từng tình trạng của mình bạn có thể áp dụng để giảm cơn đau, nhưng nếu bệnh kéo dài hoặc cơn đau tăng lên hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có phương án điều trị cụ thể!