Dấu Hiệu “Cảnh Báo” Cơ Thể Thiếu Vitamin Và Cách Bổ Sung
Dấu Hiệu “Cảnh Báo” Cơ Thể Thiếu Vitamin Và Cách Bổ Sung
Vitamin là những dưỡng chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển và duy trì của cơ thể. Nó góp phần lớn trong quá trình sống của ta và ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng trong cơ thể. Do đó bạn cần quan tâm đến những dấu hiệu thiếu vitamin để sớm có những phương pháp bổ sung hiệu quả và cân bằng dinh dưỡng.
Vitamin là gì? Có những loại nào?
Để nhận biết được dấu hiệu thiếu vitamin thì trước hết chúng ta cần biết bản chất của vitamin cũng như có những loại vitamin nào thông qua khái niệm, nguồn gốc và phân loại của nó.
Khái niệm về vitamin
Vitamin là những dưỡng chất vô cùng quan trọng cho quá trình chuyển đổi chất và chuyển hóa năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Vitamin có rất nhiều loại và mỗi loại lại có những vai trò khác nhau đối với cơ thể của mỗi chúng ta. Vậy nên chúng ta sẽ cần chú ý đến những dấu hiệu thiếu vitamin để bổ sung chúng kịp thời và đảm bảo dưỡng chất trong cơ thể.
Nguồn gốc của các vitamin trong cơ thể
Quan trọng đối với cơ thể là vậy nhưng vitamin lại không tự sản sinh ra trong cơ thể chúng ta. Các vitamin sẽ cần được bổ sung vào cơ thể thông qua nguồn thức ăn mà chúng ta nạp vào mỗi ngày. Do đó chúng ta sẽ cần nắm bắt được bản thân mình thiếu loại vitamin nào và bổ sung các loại thực phẩm thích hợp để tăng cường loại vitamin thiếu hụt đó.
Phân loại các loại vitamin
Đến hiện nay thì đã có hơn 30 loại vitamin được phát hiện ra và được xếp thành 2 nhóm chính như sau:
-
Nhóm vitamin tan trong nước: Sẽ là các vitamin nhóm B và C.
-
Nhóm vitamin tan trong dầu: Sẽ là các vitamin nhóm A, D, E và K.
Lượng Vitamin Cần Thiết Cho Cơ Thể Mỗi Ngày
Vai trò của vitamin đối với cơ thể
Trong cơ thể chúng ta thì vitamin có vai trò là một chất xúc tác giúp cơ thể đồng hóa, biến đổi các loại thức ăn và tạo ra năng lượng từ đó. Nguồn năng lượng này sẽ rất cần thiết cho các họa động sống của cơ thể.
Thêm vào đó thì vitamin còn đóng vai trò là nhân tố bảo vệ tế bào của chúng ta trước những tác động của các tác nhân nhiễm trùng. Điều đó là do vitamin có khả năng chống ;lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa được các cấu trúc tổn thương.
Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin và cách bổ sung
Để các vitamin có thể thực hiện vai trò của mình một cách trọn vẹn nhất thì chúng ta cần bổ sung đầy đủ lượng vitamin mà cơ thể cần. Muốn làm được điều đó thì ta cần nắm được những dấu hiệu thiếu vitamin theo từng nhóm cụ thể như sau:
Vitamin A
Vitamin có vai trò làm mắt sáng hơn, tinh tường hơn và giúp cơ thể chống lại quá trình lão hóa. Hãy tìm hiểu những dấu hiệu thiếu vitamin A ngay nhé!
Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin A
Nếu bạn gặp một trong những tình trạng sau đồng nghĩa với việc cơ thể đang cảnh báo bạn đang thiếu hụt vitamin A và cần bổ sung ngay nhé!
-
Giảm thị lực, mắt mờ, tầm nhìn ngắn, sợ ánh sáng, quáng gà vào chập choạng tối, đau mắt, hốc mắt.
-
Dễ bị nhiễm trùng, bong tróc viêm nhiễm da, tuyến nhờn hoạt động kém, da sần sùi.
Cách bổ sung vitamin A
Khi nhận thấy các dấu hiệu thiếu vitamin A trên thì bạn nên bổ sung vitamin A thông qua các nhóm thực phẩm như:
-
Các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin A như xoài, rau ngót, bí đỏ, rau cải xanh, cà rốt…
-
Các sản phẩm đến từ động vật như: gan, lòng đỏ trứng, sữa, pho mát…
-
Bổ sung các chất béo tạo điều kiện hấp thụ vitamin A như dầu ô liu, cá…
Vitamin B1
Vitamin B1 là thành phần cần thiết để tạo nên chất Acetylcholine cần thiết cho dẫn truyền thần kinh, trong đó có hệ thần kinh với cơ – đặc biệt nhất là cơ tim. Do đó vitamin B1 nắm vai trò quan trọng trong duy trì chức năng của tim, giảm thiểu nguy cơ suy tim cũng như các bệnh liên quan đến tim mạch khác.
Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin B1
Nếu bạn gặp tình trạng giảm cân đột ngột, ăn không ngon, tiêu chảy, đau nhức dây thần kinh, uể oải, thiếu năng lượng và đau rát gan bàn chân thì có thể bạn đang thiếu hụt vitamin B1. Bởi đây chính là những dấu hiệu thiếu vitamin B1 dễ nhận biết nhất. Khi này bạn cần bổ sung thêm vitamin B1 cho thể sớm để tránh được các bệnh lý về tim mạch nguy hiểm.
Cách bổ sung vitamin B1
Bạn có thể bổ sung vitamin B bằng các thực phẩm như thịt lợn nạc, rau chân vịt, bánh mì, nấm mỡ, cá… và đặc biệt là các loại hạt. Những thực phẩm này vô cùng giàu vitamin B1 cũng như một số loại vitamin khác, cung cấp một nguồn dưỡng chất dồi dào cho cơ thể.
Vitamin B2
Loại vitamin này có vai trò tham gia vào quá trình chuyển hoá năng lượng từ thức ăn để nuôi tế bào, duy trì các chức năng như não và tiêu hóa, dẫn truyền thần kinh và hormone.
Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin B2
Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B2 thì sẽ xảy các hiện tượng như:
-
Mồm miệng lở loét, xuất hiện nhiệt trong khoang miệng, môi nứt nẻ, bong tróc, lưỡi đau rát.
-
Mắt kém mờ, dễ đục thủy tinh thể, móng tay chân yếu, giòn, dễ gãy.
Việc thiếu hụt loại vitamin này sẽ dẫn tới quá trình chuyển đổi chất suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển tế bào và phục hồi cơ thể.
Cách bổ sung vitamin B2
Với vai trò quan trọng như trên thì khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu thiếu vitamin B2 bạn cần bổ sung ngay các thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày:
-
Các loại thịt giàu B2 gồm thịt bò, thịt nạc băm, cá hồi…
-
Các loại rau củ quả như rau chân vịt, bơ…
-
Một số thực phẩm giàu B2 khác như đậu phụ, nấm, sữa, hạnh nhân…
Vitamin B5
Đây là loại vitamin giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như thiếu sắt, thiếu máu… và góp phần hỗ trợ gan trong quá trình chuyển hóa, phân chia tế bào và tái tạo DNA. Đó là do chúng có khả năng tạo ra các hormon, tế bào hồng cầu và tăng nồng độ hemoglobin trong máu.
Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin B5
Khi bạn nhận thấy các biểu hiện như:
-
Tóc và móng có dấu hiệu mỏng, yếu và dễ gãy, rụng.
-
Tuyến bã nhờn tiết nhiều, da dầu mụn, trứng cá xuất hiện nhiều.
-
Đau đầu, cơ thể dễ nhức mỏi, hay cáu gắt, khó chịu.
-
Da nổi nhiều cộm viêm do nhiều bã được tiết ra.
- Nóng rát ở bàn chân và cẳng chân.
Đây sẽ là những dấu hiệu thiếu vitamin B5 mà cơ thể gửi đến cho bạn biết và tăng cường bổ sung vitamin B5.
Cách bổ sung vitamin B5
Để bổ sung ngay nguồn vitamin B5 thiếu hụt của cơ thể thì bạn cần bổ sung ngay cá hồi, súp lơ xanh, gan bò, thịt nội tạng và các loại ngũ cốc vào bữa ăn hàng ngày. Đây là nhóm những thực phẩm chứa lượng vitamin B5 dồi dào cung cấp cho cơ thể mỗi khi nạp vào.
Dấu hiệu thiếu Vitamin B6 và cách khắc phục
Vitamin B6 nắm vai trò bảo vệ tim mạch, duy trì hoạt động của não, giảm stress và tăng cường hệ miễn dịch. Thêm vào đó nó còn làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, hạn chế sự hình thành của tinh thể oxalat trong máu, đẩy lùi quá trình sỏi thận hình thành.
Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin B6
Khi thiếu hụt vitamin B6 thì bạn sẽ có những biểu hiện như mất ngủ mãn tính, môi khô nứt nẻ, mụn trứng cá xuất hiện nhiều, rối loạn thần kinh, mắt mờ dễ đỏ, vết thương lên da non chậm và bị phát ban, mẩn ngứa…
Cách bổ sung vitamin B6
Bạn có thể khắc phục tình trạng trên thông qua việc bổ sung các thực phẩm sau vào bữa ăn hàng ngày: sữa, cá ngừ, trứng, cá hồi, phô mai Ricotta, cà rốt, thịt bò, gan…
Dấu hiệu thiếu Vitamin B7
Vitamin B7 hay còn được gọi với cái tên quen thuộc hơn là Biotin, có vai trò thúc đẩy phát triển tế vào và tăng cường sức khỏe của móng, tóc. Đây là loại vitamin được thêm nhiều vào các mỹ phẩm chăm sóc da trên thị trường hiện nay.
Biểu hiện cơ thể thiếu vitamin B7
Khi thiếu vitamin Biotin thì tóc và móng của bạn sẽ có những dấu hiệu như tóc xơ, yếu, dễ gãy rụng, chẻ ngọn còn móng thì nhạt màu, phát triển không đều, dễ gãy.
Cách bổ sung vitamin B7
Bạn có thể bổ sung vitamin này thông qua các loại hạt như quả óc chó, lạc, ngũ cốc… và các sản phẩm giàu B7 khác như: trứng, lòng đỏ trứng, bánh mì nguyên cám, cá mòi, súp lơ, cá hồi, nấm…
Vitamin B12
B12 có vai trò trong quá trình tạo ra axit nucleic hoặc DNA là vật liệu di truyền cơ bản được sử dụng để tạo ra toàn bộ cơ thể. Do đó nó là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng. Đồng thời nó còn vô cùng quan trọng khi là một thành phần thiết yếu cho thai kỳ khỏe mạnh mà nhiều mẹ bầu quan tâm.
Biểu hiện cơ thể thiếu vitamin B12
Do vai trò như trên mà sự thiếu hụt vitamin B12 sẽ dẫn tới suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất sức, dễ buồn ngủ… Theo đó sẽ là làn da tái nhợt, thiếu sức sống, tê tay, tổn thương dây thần kinh, thị lực giảm. Hệ tiêu hóa cũng ảnh hưởng và dẫn tới táo bón, tiêu chảy, chán ăn, đầy hơi… Một số biểu hiện khác dễ gặp là lưỡi viêm sưng, trầm cảm, mất trí nhớ, xương yếu…
Cách bổ sung vitamin B12
Để thoát khỏi tình trạng trên thì chế độ ăn hàng ngày của bạn cần bổ sung thêm thịt bò, trứng, phô mai, cá hồi… Ngoài ra bạn cũng có thể chọn cách bổ sung các loại thực phẩm chức năng có tổng hợp sẵn vitamin B12.
Vitamin C
Đây là loại vitamin có vai trò lớn làm ảnh hưởng tới làn da, ngăn quá trình oxy hóa… Thêm vào đó thì nó còn làm tăng sức bền thành mạch và được ứng dụng trong điều trị xuất huyết.
Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin C
Khi cơ thể bản thiếu hụt loại vitamin này thì sẽ có một số dấu hiệu sau:
-
Thường xuyên chảy máu cam, chảy máu chân răng.
-
Sức đề kháng giảm, da xuất hiện nhiều nếp nhăn.
-
Dễ bị dị ứng và rụng răng, viêm lợi, cúm.
- Môi khô tróc, nứt nẻ, nhiệt miệng.
Cách bổ sung vitamin C
Bạn có thể bổ sung vitamin C thông qua các loại thực phẩm dạng: acid ascorbic, khoáng chất ascorbate… Trong đó thì acid ascorbic được đánh giá cao nhất bởi mức độ cơ thể có thể hấp thụ cao. Tuy nhiên bổ sung vitamin bằng cách này bạn cần quan tâm tới liều lượng và thời điểm sử dụng.
Thời điểm bạn nên uống vitamin C là vào buổi sáng, khi đói bụng, trước khi ăn khoảng 30 phút. Nếu bạn muốn uống sau bữa ăn thì là sau hai giờ sau ăn. Còn về liều lượng thì lượng vitamin C được khuyến cáo nạp vào cơ thể tùy theo nhóm tuổi và giới tính sẽ như bảng sau:
Nhóm tuổi sử dụng
Liều lượng tính theo mg
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi
15
Trẻ từ 4 đến 8 tuổi
25
Thiếu nhi (9 đến 13 tuổi)
45
Thiếu niên (14 đến 18 tuổi)
65 – 75
Phụ nữ trưởng thành (trên 19 tuổi)
75
Nam trưởng thành (trên 19 tuổi)
90
Phụ nữ mang thai
85
Bà mẹ nuôi con bú
120
Vitamin D
Vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi và ảnh hưởng tới tốc độ phát triển chiều cao. Thiếu hụt vitamin D sẽ khiến cơ thể bị coi xương, cong cột sống, mọc răng chậm…
Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin D
Những dấu hiệu thiếu vitamin dễ nhận thấy bao gồm:
-
Thường xuyên tê chân tay, dễ chuột rút.
-
Răng dễ vàng, ố, gãy hơn nhiều so với bình thường.
-
Ở trẻ em thì trằn trọc khó ngủ về đêm.
Cách bổ sung vitamin D
Các cách bổ sung thêm vitamin D bao gồm:
-
Bổ sung các thực phẩm như cá, hải sản, lòng đỏ trứng… vào chế độ ăn hàng ngày.
-
Dành thêm thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tốt. Cụ thể là chỉ nên tắm nắng, tiếp xúc ánh sáng mặt trời khi sớm, cường độ dịu… Nên tránh những thời điểm nắng gắt, độc hại, nhiều tia UV… vì dễ mắc các bệnh về da.
Vitamin E
Vitamin có vai trò trực tiếp liên quan và gây ảnh hưởng đến da và các tế bào máu, được ứng dụng nhiều trong làm đẹp, dưỡng da.
Biểu hiện cơ thể thiếu vitamin E
Khi cơ thể có những dấu hiệu thiếu vitamin thì bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng:
-
Tóc dễ xơ, rối và gãy rụng, chẻ ngọn…
-
Hay ra mồ hôi và dễ căng thẳng quá độ
-
Người già thì loãng xương và mất ngủ kéo dài
Cách bổ sung vitamin E
Chúng ta có thể bổ sung vitamin E thông qua hai hình thức gồm thực phẩm hàng ngày và vitamin tổng hợp được điều chế. Các thực phẩm giàu vitamin E sẽ bao gồm: các loại hạt (hạt hướng dương, hạnh nhân…), cải bó xôi, bí đỏ, cá… Các vitamin E được tổng hợp dưới nhiều dạng như dung dịch, viên nén, tinh bột, viên nang mềm…
Dấu hiệu cơ thể thiếu Vitamin K1
Các vitamin nhóm A góp phần quan trọng trong quá trình đông máu và đặc biệt là K1 có vai trò trong hoạt hóa các yếu tố đông máu ở gan.
Biểu hiện cơ thể thiếu vitamin K1
Do vai trò trên mà dấu hiệu thiếu vitamin K1 sẽ thể hiện rõ qua việc các vết bầm tím xuất hiện thường xuyên không rõ nguyên do hoặc chỉ do va chạm nhẹ. Thêm vào đó là xuất huyết đường tiêu hóa, chảy máu cam, đi tiểu ra máu…
Cách bổ sung vitamin K1
Bạn có thể bổ sung vitamin K1 thông qua các thực phẩm giàu vitamin K kèm với chất béo để đạt hiệu quả hấp thụ cao. Các thực phẩm bạn có thể tham khảo bao gồm: cải bó xôi, húng quế, rau cải xoăn, bông cải xanh, đậu nành, đậu xanh, dâu tây, sữa nguyên kem…
Nguyên nhân gây thiếu Vitamin
Khi các dấu hiệu thiếu vitamin xảy ra sẽ đồng nghĩa với việc bạn đang có chế độ ăn không hợp lý và cân bằng các dưỡng chất, mắc bệnh lý về tiêu hóa nên không hấp thụ được vitamin, dùng kháng sinh lâu ngày dẫn tới quá trình tổng hợp vitamin bị ảnh hưởng…. Đây là ba nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiếu hụt về vitamin.
Nguyên nhân gây thừa Vitamin
Ngược lại với tình trạng thiếu hụt vitamin thì thừa vitamin cũng có thể xảy ra do lạm dụng vào các loại thuốc bổ sung vitamin dẫn tới nạp quá độ các nhóm vitamin và khoáng chất. Bạn nên nhớ kỹ một điều rằng cái gì quá nhiều đều không tốt và vitamin cũng vậy. Thừa vitamin dẫn tới một số tình trạng như rối loạn thần kinh, thiếu máu nhược sắc, xương thoái hóa sụn sớm…
Lời khuyên
Theo như trên thì bạn có thể nhận thấy thiếu hụt các vitamin sẽ dẫn tới những ảnh hưởng xấu cho cơ thể như tóc khô xơ, móng dễ gãy rụng, bầm tím, chảy máu chân răng, rối loạn thần kinh, chán ăn, thiếu sức sống…
Vậy nên cân bằng các dưỡng chất là rất cần thiết và cần theo dõi những dấu hiệu thiếu vitamin để có phương pháp bổ sung phù hợp. Thêm vào đó hãy rèn luyện cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh, không thức khuya, hạn chế chất kích thích, ngủ đủ giấc và tránh xa stress.
Hy vọng những chia sẻ của Vivita trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những dấu hiệu thiếu vitamin, tầm quan trọng của nó với cơ thể và những cách bổ sung. Xem thêm những bài viết hữu ích khác tại Vivita.vn để chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn nhé.