Đặt Tên Miền Cho Blog, Hãy Như Là Đặt Tên Cho Con Của Bạn!
Đặt tên miền cho blog nói riêng và các loại website nói chung chưa bao giờ là dễ dàng, vì blog có thể xem như “đứa con tinh thần” của mình, đặt sai 1 lần thì sửa không đơn giản. Vì thế, phương pháp để chọn được tên blog hay – ý nghĩa, dễ nhớ, “kiêu”, và phải cho người nghe biết được là blog này “sẽ có những nội dung gì?”.
– Các lưu ý đặc biệt khi chọn tên miền
– Hướng dẫn đăng ký tên miền chỉ với 3 bước đơn giản
– Vì sao nên kiểm tra tên miền trước khi đăng ký mới
Sẽ không có 1 hướng dẫn cụ thể nào dành cho bất kỳ ai đang có ý định đặt tên miền cho blog, bởi nó tùy thuộc vào ý muốn và nhu cầu của mỗi cá nhân nữa. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo những gợi ý này để có những tiêu chí khách quan khi đặt tên cho blog của mình.
Tên miền gắn liền mục tiêu và từ khóa
Bất kỳ ai cũng muốn từ khóa của mình đứng thứ hạng cao trên Google hoặc bộ máy tìm kiếm khác. Nhưng để làm được điều đó, tên miền cũng phải là 1 từ khóa có ý nghĩa.
Ví dụ: Nếu blog của bạn có mục tiêu là hướng dẫn kiếm tiền online, việc sở hữu một tên miền như www.kiemtienonline.com sẽ là một lợi thế. Vì chỉ cần xem tên miền, mọi người đã biết rằng “À, web này nội dung nói về kiếm tiền trên mạng”.
Tên miền là tên cá nhân – độc đáo nhưng phải có thương hiệu từ trước
Nếu bạn là người nổi tiếng, diễn giả có tiếng, hot blogger, influencers (người có sức ảnh hưởng)… thì tên bạn vốn đã khẳng định được thương hiệu, nên tên miền sẽ độc lạ và hấp dẫn hơn. Người xem sẽ biết bạn là ai, làm trong lĩnh vực gì rồi. Nhưng những tên miền này phải có sức ảnh hưởng lớn và không chuyên viết về tâm tư để sau này có nhu cầu chuyển nhượng sẽ có giá trị lớn hơn.
Tên miền dạng câu hỏi/ thể hiện cảm xúc
Tên miền dạng câu hỏi như angiday.com, adayroi.com, hodalamnhuthenao.com…. là tên miền thông minh khi đánh vào tâm lý của người dùng. Rất nhiều người dùng Internet có thói quen gõ câu hỏi vào Google, nên dạng tên miền này sẽ dễ dàng được thứ hạng cao hơn.
Tên miền ngẫu nhiên
Những tên miền nghe bình thường nhưng không bình thường chút nào chính là dạng này. Ví dụ, Apple. Vì sản phẩm và tên miền chẳng ăn nhập gì với nhau hết. Tuy nhiên, tên miền dành chỉ thích hợp với brands đã có tên tuổi lớn hoặc rất lớn trên thế giới hoặc những brand có ý định phát triển lâu dài.
Tên miền tiếng Anh hay tiếng Việt?
Đặt tên miền cho blog là tiếng Anh hay tiếng Việt vẫn còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, câu trả lời cuối cùng vẫn là “Bạn muốn gì?” mà thôi. Không ít blogger nổi tiếng vẫn dùng tên miền tiếng Anh cho blog của mình.
Đặt tên miền cho blog còn được ví con là đặt tên cho con của mình, nên ý nghĩa mặt dù quan trọng những chăm sóc “con” như thế nào để “con” bạn phát triển tốt nhất mới chính là yếu tố quyết định.
Chúc các bạn chọn được những tên miền hay và ý nghĩa cho website của mình.