Đào tạo và cấp chứng chỉ an toàn bức xạ
An toàn bức xạ là một trong những nội dung rất quan trọng của việc đào tạo chứng chỉ an toàn lao động. Y học hạt nhân đang là xu thế phát triển mạnh của các nước có nền khoa học kỹ thuật cao và để đảm bảo được tính thực tiễn ,an toàn trong quá trình sử dụng bức xạ và nguồn phóng xạ thì việc chúng ta trang bị cho mình một nền tảng kiến thức cũng như các quy định mà các bộ ngành đề ra là điều rất cần thiết và quan trọng. Trong bài viết hôm nay Viện Xây dựng sẽ chỉ cho các bạn các nội dung liên quan đến chứng chỉ an toàn bức xạ để các bạn có thể áp dụng và xin cấp chứng chỉ dễ dàng.
>>> Xem thêm:
♦ Dịch vụ đào tạo chứng chỉ an toàn bức xạ
♦ Mẫu chứng chỉ an toàn nhóm 3
An toàn lao động và chứng chỉ trong an toàn lao động là gì?
An toàn lao động có thể hiểu là các giải pháp được đưa ra với mục đích loại bỏ những yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe, thương tật, mạng sống của người lao động. Bên cạnh đó nó sẽ giúp hạn chế tối đa những hư hại vật chất, ô nhiễm môi trường xung quanh.
Chứng chỉ an toàn lao động là loại chứng chỉ mà khi trải qua quá trình học học huấn luyện an toàn lao động, học viên sẽ được cấp chứng chỉ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền (Bộ Lao động thương binh và xã hội Việt Nam).
Chứng chỉ này được lưu hành và có hiệu lực trên toàn quốc, là căn cứ chứng minh cho kết quả nâng cao nhận thức từ nội dung lý thuyết đến thực hành an toàn khi lao động của các học viên. Vì thế chứng chỉ này có ý nghĩa rất quan trọng. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chứng chỉ an toàn bức xạ.
Vai trò của việc đào tạo chứng chỉ an toàn bức xạ
Cùng với trang bị đồ bảo hộ lao động, công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cũng được đánh giá là yếu tố cần thiết, kể cả đối với người học nghề, tập nghề, thử việc.
Do đó hàng năm người lao động phải được tham dự những khóa đào tạo huấn luyện an toàn lao động ngắn hạn, để nắm bắt được những kỹ năng cơ bản đảm bảo an toàn trong quá trình lao động, các yếu tố nguy hại, biện pháp phòng ngừa, phương án xử lý khi có sự cố, nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất khi có vấn đề xảy ra.
Hơn nữa, việc huấn luyện lao động cũng là một trong những quy định của pháp luật, yêu cầu những người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện cho người lao động để trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức về đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất. Các đối tượng được huấn luyện an toàn lao động bao gồm người lao động trong cơ sở, doanh nghiệp do người sử dụng lao động quản lý, người lao động hành nghề tự do được cơ sở, doanh nghiệp thuê mướn, sử dụng.
Sau quá trình huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu thì người lao động (kể cả người lao động hành nghề tự do) phải ký vào sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở, doanh nghiệp.
Đối với chứng chỉ an toàn bức xạ, khoản 1, 2 Điều 3 và khoản 1, 2 Điều 4 Thông tư 34/2014/TT-BKHCN cũng quy định về nội dung này như sau:
“Điều 3. Yêu cầu đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ
-
Nhân viên bức xạ phải được đào tạo an toàn bức xạ theo chương trình đào tạo an toàn bức xạ phù hợp với công việc bức xạ đang tiến hành và được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ và chỉ được tiến hành công việc bức xạ sau khi được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ.
-
Định kỳ 03 năm một lần nhân viên bức xạ phải được đào tạo nhắc lại và bổ sung kiến thức chuyên sâu, thông tin mới về an toàn bức xạ.
Điều 4. Yêu cầu đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn
-
Người phụ trách an toàn phải được đào tạo an toàn bức xạ theo chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn phù hợp với công việc bức xạ đang tiến hành và được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn.
-
Định kỳ 03 năm một lần người phụ trách an toàn phải được đào tạo sung kiến thức chuyên sâu, thông tin mới về an toàn bức xạ.”
Vì những quy định và các lợi ích trên, các cơ sở bức xạ trong y tế hay công nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời bảo đảm an toàn và lợi ích cho các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến bức xạ. Nếu vi phạm quy định về chứng chỉ an toàn bức xạ, chế tài trong lĩnh vực này cũng khá nghiêm, cụ thể:
– Phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đối với đơn vị không tổ chức đào tạo kiến thức an toàn bức xạ, hạt nhân cho nhân viên bức xạ theo quy định. (Nghị định 107/2013/NĐ-CP)
– Phạt tiền từ 3 triệu đến 6 triệu đối với hành vi bố trí người không có chứng chỉ nhân viên bức xạ đảm nhiệm các công việc liên quan. (Nghị định 107/2013/NĐ-CP)
Đối tượng phải tham gia khóa đào tạo cấp chứng chỉ an toàn bức xạ
Theo quy định của pháp luật về an toàn lao động hiện nay, những người cần phải tham gia khóa huấn luyện đào tạo chứng chỉ an toàn bức xạ bao gồm các nhóm đối tượng sau đây:
– Nhóm đối tượng đầu tiên bắt buộc phải tham gia các khóa đào tạo chứng chỉ an toàn bức xạ là các nhân viên, người phụ trách an toàn chưa qua đào tạo và chưa được cấp chứng chỉ. Hoặc những người đã được cấp chứng chỉ về an toàn bức xạ nhưng giấy chứng nhận sắp hết hạn hoặc đã hết hạn cần phải được đào tạo và cấp chứng chỉ lại.
– Thứ hai, nhóm đối tượng bao gồm các cán bộ quản lý, nhân viên hay kỹ thuật viên làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng có sử dụng máy x ray, xrf trong soi kiểm tra bo mạch, phân tích các thành phần độc hại, đo bề dày vật liệu,… trong kiểm tra không phá hủy.
– Thứ ba, các cán bộ quản lý, các bác sĩ và kỹ thuật viên làm việc tại các bộ phận, cơ sở y tế có sử dụng máy chụp X-quang, xạ trị, sử dụng các máy chụp các lớp PET/CT, SPECT/CT,… cũng cần tham gia đào tạo chứng chỉ an toàn bức xạ.
– Ngoài các đối tượng trên, các đối tượng là các cơ quan quản lý, các chuyên gia kinh tế, người điều hành, nhân viên bảo vệ bức các chủ đề các lĩnh vực khung pháp lý, phơi nhiễm bức xạ, bảo vệ bệnh nhân, quản lý chất phóng xạ, vận chuyển chất phóng xạ, an toàn nguồn phóng xạ,… cũng đều phải đào tạo chứng chỉ an toàn bức xạ.
Nội dung của khóa huấn luyện đào tạo cấp chứng chỉ an toàn bức xạ
Nội dung đào tạo chứng chỉ an toàn bức xạ đối vứi mỗi nhóm đối tượng là không giống nhau, cụ thể như sau:
Đào tạo cho nhân viên bức xạ
Nội dung đào tạo chứng chỉ an toàn bức xạ sẽ dành cho các nhân viên trong các lĩnh vực y tế, X-quang, xạ trị, y học hạt nhân, điều khiển các thiết bị hạt nhân,… nội dung đào tạo nhóm này sẽ bao gồm:
– Nội dung các khái niệm cơ bản về bức xạ ion hóa
– Nội dung các kiến thức về tương tác của bức xạ với các chất
– Nội dung cách ghi đo bức xạ
– Nội dung về hiệu ứng sinh học bức xạ
– Các phương pháp bảo vệ chống chiếu xạ ngoài
– Nội dung các nguyên lí làm việc với các thiết bị điều khiển hạt nhân trong công nghiệp, các thiết bị chụp chiếu, phân tích và sử dụng nguồn bức xạ.
– Nội dung các vấn đề về an toàn bức xạ.
– Nội dung hướng dẫn an toàn bức xạ trong vận chuyển
– Nội dung các quy định, pháp luật về an toàn bức xạ
– Nội dung kiểm soát chiếu xạ công chúng và chiếu xạ nghề nghiệp
– Nội dung các quy định về đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ
– Các cách lập kế hoạch và thực thi các biện pháp ứng phó với sự cố bức xạ.
Nội dung đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ
– Nội dung các khái niệm về bức xạ ion hóa
– Nội dung tương tác vật lý và hóa học của bức xạ với vật chất
– Nội dung cách ghi đo bức xạ
– Nội dung hiệu ứng sinh học của bức xạ
– Nội dung cách bảo vệ chống chiếu xạ ngoài, xạ trong và cách tẩy xạ
– Nội dung các quy định, điều luật về an toàn bức xạ
– Nội dung phương pháp kiểm soát chiếu xạ công chúng và chiếu xạ nghề nghiệp
– Nội dung các phương pháp lập kế hoạch, ứng phó và triển khai ứng phó với các sự cố bức xạ
– Thực hành thực tế.
Đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn bức xạ
– Nội dung về các chính sách quản lý, trách nhiệm các nhân trong việc đảm bảo an toàn bức xạ
– Nội dung hướng dẫn xây dựng các nội quy trong tổ chức về an toàn bức xạ
– Nội dung lập và lưu trữ hồ sơ về an toàn bức xạ.
Như vậy, với những chia sẻ về các nội dung liên quan đến chứng chỉ an toàn bức xạ hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với Viện Xây Dựng để được tư vấn miễn phí theo Hotline: 0904.889.859 – 0908.060.060.