Đào tạo nghề là gì? Vai trò và ý nghĩa, chính sách đào tạo nghề?
Đào tạo nghề là gì? Vai trò và ý nghĩa, chính sách đào tạo nghề?
Hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm trong thời buổi dịch bệnh đang diễn ra phức tạp và khó kiểm soát đang là một vấn đề nan giải đối với Đảng và Nhà nước. Việc đào tạo nghề chính là một trong những giải pháp giúp cho người lao động có cơ hội được tìm kiếm một công việc phù hợp với năng lực của bản thân. Vậy, đào tạo nghề là gì? Vai trò và ý nghĩa, chính sách đào tạo nghề? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm.
1. Đào tạo nghề là gì?
Để hiểu được đào tọa nghề là gì tác giả sẽ giới thiệu cho các bạn đọc hiểu về khái niệm về đào tạo là gì?
Đào tạo là sử dụng những chương trình, kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay những chương trình kiến thức đến một lĩnh vực nào đó nhằm mục đích giúp người được đào tạo nắm được những kiến thức cần nắm.
Đào tạo nghề được hiểu là hoạt động được người có kiến thức dạy và học nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học có thể tìm được việc làm phù hợp với bản thân hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Vocational training is understood as an activity taught and learned by a knowledgeable person in order to provide the necessary knowledge, skills and attitudes for learners to find a suitable job or create a job by themselves. to do after completing a course or to improve your career.
2. Vai trò và ý nghĩa, chính sách đào tạo nghề:
Thứ nhất, vai trò đào tạo nghề
Theo quan điểm của nhiều người trong đó có tổ chức Liên hiệp quốc thì Việt Nam nước ta là một quốc gia có số lượng lao động trẻ cao. Chính vì vậy phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, đào tạo nghề với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể như sau:
- Một, vai trò của giáo dục – đào tạo nghề nghiệp đối với chất lượng nguồn nhân lực xuất phát từ khía cạnh có lợi ích của con người. thông qua giáo dục và đào tạo mà người lao động có thể học tập rèn luyện để nâng cao được kiến hức và kỹ năng nghề của mình, qua đó nâng cao năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế. Chính vì vậy đào tạo nghề là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở các nội dung sau:
+ Năng lực của người lao động được thể hiện qua chất lượng làm việc cụ thể, để có chất lượng này thì cần phải tích lũy kinh nghiệm trong lao động sản xuất, ngay trong việc tích lũy kinh nghiệm cũng dựa trên sự chỉ dẫn, là một hình thức đào tạo nghề.
+ Chất lượng đào tạo còn được thể hiện từ yêu cầu phát triển kinh tế, mỗi quốc gia đều cần có nguồn nhân lực lao động có kỹ năng, thái độ nghề nghiệp để làn chủ công nghệ. Đối với doanh nghiệp thì ngoài chất lượng về công việc thì thái độ của người lao động cũng có vai trò quan trọng. Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa dài hay ngắn phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ lao động kỹ thuật này. Như vậy mỗi Chính phủ đều phải tập trung đầu tư cho đào tạo nghề để phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Hai, đào tạo nghề trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Nhu cầu của nền kinh tế công nghiệp đòi hỏi phải phát triển đội ngũ lao động có kiến thức, có kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng làm chủ được các phương tiện, máy móc, làm chủ được công nghệ. Quá trình công nghiệp hóa dài hay ngắn, ngoài các yếu tố về cơ chế, chính sách và thể chế còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của đội ngũ lao động kỹ thuật này. Đây có thể nói là nhu cầu khách quan của nền kinh tế, đòi hỏi Chính phủ các nước phải đầu tư cho đào tạo nghề
Ba, các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: (i) áp dụng công nghệ mới, (ii) phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và (iii) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người được đào tạo, đặc biệt là nhân lực có kỹ năng nghề cao.
Hiện nay, trong tình hình nên kinh tế đang phát triển và lượng lao động dồi dào thì khả năng tìm kiếm việc làm gặp rất nhiều khó khăn và cản trở. Việc đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng là một thử thách đối với người lao động.
Trong bối cảnh các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực khác là hữu hạn và ngày càng có nguy cơ cạn kiệt, thì nguồn nhân lực có chất lượng chính là vũ khí mạnh mẽ nhất để giành thắng lợi trong cạnh tranh giữa các nền kinh tế.
Nguồn nhân lực chất lượng cao, là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo ( nói cách khác, đó chính là năng lực thực hiện của nguồn nhân lực). Năng lực thực hiện này chỉ có thể có được thông qua giáo dục – đào tạo và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, ngay cả việc tích lũy kinh nghiệm này cũng phải dựa trên một nền tảng là giáo dục- đào tạo nghề nghiệp cơ bản. Như vậy, có thể thấy, vai trò quyết định của giáo dục- đào tạo nghề nghiệp đối với việc hình thành và phát triển năng lực thực hiện của con người.
Thứ hai, ý nghĩa đào tạo nghề
Đào tạo nghề là một hoạt động quan trọng góp phần đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp hay một tổ chức đơn vị sự nghiệp nào đó. Việc đào tạo giúp cho tổ chức có được nguồn nhân lực thích ứng với những thay đổi của môi trường và đáp ứng được những yêu cầu của việc thực hiện những mục tiêu chiến lược của tổ chức.
Mục đích của hoạt động đào tạo này là nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi người lao động và chủ sở hữu. Đồng thời việc đào tạo còn nhằm đảm bảo cho người lao động đem lại hiệu quả cho chủ sở hữu và nhiệt thành, hiệu quả hơn.
Đây cũng được xem là hoạt động đầu tư sinh lời đáng kể, chính vì vậy đào tạo nghề chính là một phương tiện để đạt được sự phát triển tổ chức có hiệu quả nhất.
Ngoài ra, việc đào tạo nghề còn mang lại tính ổn định cho tổ chức sẽ bị rối loạn khi có những thay đổi về nhân sự hay thay đổi cơ cấu tổ chức, môi trường làm việc thì đều sẽ tác động đến doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc sử dụng những lao động có chất lượng giúp cho doanh nghiệp quản lý được những vấn đề nội bộ được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Đồng thời còn mang lại nguồn nhân lực dự trữ chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực có tay nghề, chuyên môn đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới. Cải tiến những chất lượng hiệu quả công việc và tăng khả năng thích ứng của nhân viên với công việc, của tổ chức với môi trường. Đạt được những hiệu quả trong công tác kế hoạch nguồn nhân lực.
Thứ ba, chính sách đào tạo nghề
Hiện nay, theo Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH có quy định chính sách đào tạo nghề như sau:
Một, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên
Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề
– Thanh niên có nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP mà được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ đào tạo nghề (sau đây gọi là Thẻ) thì được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH tiếp nhận, tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp và chi hỗ trợ các nội dung sau:
+ Chi hỗ trợ đào tạo quy định tại Điều 10 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;
+ Chi hỗ trợ tiền ăn, đi lại quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.
Ưu tiên các nội dung chi hỗ trợ đào tạo trong giá trị tối đa của Thẻ, giá trị còn lại của Thẻ (nếu có) chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại.
– Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại vượt quá giá trị tối đa của Thẻ thì người học tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thấp hơn giá trị tối đa của Thẻ thì ngân sách nhà nước quyết toán số chi thực tế.
– Trong thời gian đào tạo nghề, nếu thanh niên thôi học (không tiếp tục học cho đến khi tốt nghiệp) thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập biên bản hoặc ban hành quyết định và được quyết toán chi phí hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ tiền ăn kể từ ngày khai giảng đến ngày thanh niên đó thôi học.
Hai, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho thanh niên
- Thanh niên thuộc đối tượng quy định tại Điều 6, 7 và 8 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021 được miễn, giảm học phí khi tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
- Thanh niên thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên được vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.