Đáo hạn ngân hàng Agribank là gì? Hướng dẫn cách thực hiện
Khi bạn vay tiền ngân hàng và sắp đến hạn thì làm thủ tục đáo hạn là một điều quan trọng và cần thiết. Nó sẽ giúp tránh được những rắc rối phát sinh cho các bên liên quan. Nhất là với khách hàng vay tiền. Nhưng nếu ai không nắm rõ về quy tắc, thủ tục đáo hạn thì sẽ cảm thấy khá khó khăn. Vì vậy, lamtheatmonline.com đã tổng hợp và giới thiệu đến các bạn cách đáo hạn ngân hàng Agribank. Tất cả sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi.
Đáo hạn ngân hàng Agribank là gì?
Đáo hạn ngân hàng là khái niệm đã rất quen thuộc với khách hàng vay tiền tại các ngân hàng khác nhau tại Việt Nam. Trong đó có cả ngân hàng Agribank. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nắm rõ ý nghĩa sâu xa của việc đáo hạn ngân hàng.
Đáo hạn ngân hàng Agribank hay còn được gọi là gia hạn thêm thời gian trả nợ của khoản vay. Có nghĩa là khi tới thời hạn thanh toán (tất toán) nhưng khách hàng chưa có khả năng chi trả theo hợp đồng. Lúc này, để xin gia hạn thêm thời gian trả nợ thì cần phải tới chi nhánh Agribank để xin đáo hạn.
Thế giới ngày càng phát triển, đi kèm theo đó là những khoản vay cũng ngày càng đa dạng hơn với những mục đích khác nhau như vay mua nhà, vay mua xe, vay kinh doanh, vay tiêu dùng…
Nhưng dù là vay tiền cho mục đích gì thì cũng đều có thời hạn vay tiền và ngày đáo hạn cụ thể. Thông thường, việc đáo hạn này sẽ do khách hàng chủ động dự tính từ trước. Phòng những trường hợp quá trình trả nợ diễn ra không suôn sẻ và không thể trả nợ đúng hạn.
Những rủi ro khi không trả được nợ đúng hạn
Có vô vàn lý do có thể dẫn tới việc trả nợ không đúng hạn như: kinh doanh thua lỗ, sai sót trong quá trình thực hiện dự án, việc thu hồi công nợ không diễn ra đúng kế hoạch… Việc trả nợ không đúng hạn không những ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng vay tiền. Mà còn ảnh hưởng đến cả bên cho vay tiền đó là ngân hàng nữa.
Rủi ro đối với ngân hàng cho vay tiền
Khi mỗi khách hàng vay tiền không thể trả nợ theo đúng thời hạn hợp đồng. Thì ngân hàng cho vay tiền bắt buộc phải trích lập dự phòng ( dự phòng chung + dự phòng cụ thể) theo đúng quy định của pháp luật. Và khoản tiền trích lập này sẽ được trừ vào lợi nhuận của ngân hàng cho vay tiền trong năm đó.
Và khi để khách hàng của mình quá hạn trả nợ. Ngân hàng sẽ bị đánh giá chất lượng tín dụng kém đi trông thấy. Thậm chí, khi khách hàng mất khả năng thanh toán thì ngân hàng có nguy cơ cao rơi vào tình trạng không thu hồi được vốn. Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh khoản và nguồn lực tài chính của ngân hàng đó.
Khi khách hàng bị xếp vào 1 trong các nhóm nợ xấu. Ngân hàng sẽ phải họp nội bộ rà soát lại toàn bộ hồ sơ. Phân tích nguyên nhân khách hàng không thể thanh toán nợ. Nếu phát hiện sai sót trong quá trình xét duyệt và cho vay vốn. Thì cá nhân liên quan trực tiếp đến sai sót đó sẽ phải chịu trách nhiệm, kỷ luật theo đúng quy định của ngân hàng.
Rủi ro đối với khách hàng vay tiền
Khi khoản nợ quá hạn nhưng vẫn chưa đến mức rơi vào nợ xấu. Thì khách hàng vay tiền ngoài việc trả lãi theo hợp đồng còn phải chịu thêm tiền phạt lãi quá hạn 150%.
Khi đã bị rơi vào 1 trong các nhóm nợ xấu. Thì điểm tín dụng của khách hàng sẽ bị giảm nghiêm trọng. Khách hàng sẽ không thể vay tiền ở ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào khác cho đến khi được xóa nợ xấu trên CIC.
Một điều tất yếu nữa là khi bị quá hạn trả nợ. Khách hàng sẽ liên tục bị nhân viên ngân hàng gọi điện đốc thúc trả nợ, mời lên ngân hàng làm việc. Điều này gây ảnh hưởng lên tâm lý, mệt mỏi và ảnh hưởng nhiều đến công việc thường nhật của khách hàng.
Khi mất hoàn toàn khả năng thanh toán, rơi vào tình trạng vỡ nợ. Khách hàng sẽ bị ngân hàng thu hồi tài sản thế chấp theo đúng quy định và điều khoản ghi trên hợp đồng vay tiền.
Hướng dẫn cách đáo hạn ngân hàng Agribank
Lợi ích khi giải chấp đáo hạn tại ngân hàng Agribank
Ngân hàng Agribank luôn tạo điều kiện, linh hoạt hết sức cho khách hàng trong việc giải chấp đáo hạn mỗi khi khách hàng phát sinh rắc rối về vấn đề tài chính.
Ngay sau khi đáo hạn, khách hàng vẫn có thể vay mới tại ngân hàng Agribank với hạn mức được ngân hàng đưa ra cụ thể cho từng trường hợp.
Dịch vụ giải chấp đáo hạn của Agribank cũng phát huy tác dụng trong trường hợp khách hàng muốn chuyển khoản vay sang các ngân hàng TMCP khác để được hưởng nhiều ưu đãi hơn. Hoặc giải chấp để trao đổi, sang tên sổ đỏ, bán nhà, tách nhà đất…
Giải chấp đáo hạn ngân hàng Agribank cũng giúp khách hàng giảm hẳn nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu khi cận kề ngày trả nợ mà vẫn chưa xoay được tiền.
Dịch vụ đáo hạn khoản vay Agribank
Nếu bạn thường xuyên theo dõi thị trường thì sẽ thấy có rất nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ đáo hạn khoản vay. Nó mang lại những lợi ích cho cả phía khách hàng vay tiền lẫn tổ chức cung cấp dịch vụ.
Nếu để cho khách hàng tự đáo hạn khoản vay thì rất là khó. Nhất là khi tình hình tài chính của khách hàng đang gặp khó khăn. Chính vì vậy sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính là vô cùng cần thiết.
Mỗi tổ chức sẽ có cách tính phí dịch vụ khác nhau. Khách hàng có thể tham khảo nhiều nơi để đảm bảo mình chọn được tổ chức uy tín với mức phí ưu đãi nhất. Cần nghiên cứu thật kỹ để tránh bị lừa đảo, tiền mất tật mang.
Thủ tục giải chấp đáo hạn ngân hàng Agribank
Những giấy tờ cần thiết để làm thủ tục giải chấp đáo hạn ngân hàng Agribank:
» Giấy tờ liên quan đến khoản vay tại ngân hàng Agribank:
- Hợp đồng tín dụng được ký kết giữa 2 bên.
- Khế ước nhận nợ tại ngân hàng Agribank.
- Giấy tờ thông báo về việc phê duyệt khoản vay mới ( Nếu có).
» Giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp:
- Hợp đồng thế chấp tài sản.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( Sổ đỏ) hoặc đăng ký xe ( Tùy vào tài sản thế chấp là gì mà có giấy tờ kèm theo.
» Giấy tờ pháp lý liên quan đến người đứng ra vay vốn:
- Khách hàng doanh nghiệp: Giấy phép đăng ký kinh doanh, Giấy tờ chứng minh việc góp vốn của các cổ đông.
- Khách hàng cá nhân: CMND/ Hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
» Một số giấy tờ khác nếu ngân hàng, tổ chức yêu cầu.
Như vậy, các bạn đã biết cách đáo hạn các khoản vay tại ngân hàng Agribank rồi. Chúc các bạn đáo hạn thành công!
Liên quan:
5/5 – (1 bình chọn)