Đạo đức nghề nghiệp là gì?
Đạo đức là thước đo cho lương tâm, nhân cách của một con người, là những chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Đối về nghề nghiệp khác nhau đòi hỏi những phẩm chất đạo đức khác nhau. Đạo đức nghề nghiệp cần phải được thường xuyên rèn luyện sao cho phù hợp với môi trường làm việc và với đời sống. Như vậy, đạo đức nghề nghiệp là gì?
Để giải đáp các thắc mắc, xin mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
1. Đạo đức nghề nghiệp là gì?
Đạo đức nghề nghiệp nói riêng là một phạm trù rộng; nên không thể khái niệm một cách chi tiết và rõ ràng.
Tuy nhiên, có thể hiểu đạo đức nghề nghiệp là những nguyên tắc chi phối hành vi của cá nhân hoặc nhóm người trong môi trường nghề nghiệp. Đó là những tiêu chuẩn, phẩm chất của một cá nhân trong quá trình làm việc, công tác,… Ngoài ra, thước đo hành vi của đạo đức nghề nghiệp phụ thuộc vào từng ngành nghề và lĩnh vực cụ thể.
Những phẩm chất đạo đức được Nhà nước công nhận trong công việc và quá trình công tác được Nhà nước và xã hội thừa nhận và phát huy. Đạo đức nghề nghiệp cũng liên quan mật thiết với đạo đức cá nhân, bởi lẽ xuất phát chủ yếu thông qua hành vi đạo đức cá nhân.
Trong bất kỳ ngành nghề nào, đạo đức nghề nghiệp là tài sản vô giá của mỗi con người và được xã hội ghi nhận, tôn trọng. Trong một tổ chức doanh nghiệp, bất kỳ tổ chức nào hay kể cả trong cơ quan nhà nước thì đạo đức nghề nghiệp cũng là một phẩm chất vô cùng quan trọng vì đạo đức nghề nghiệp là “gương phản chiếu” về trình độ văn hóa và uy tín của đơn vị, tổ chức đó.
2. Tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp
Thứ nhất, giúp tăng hiệu suất công việc. Bởi lẽ, tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, làm việc tích cực sẽ mang lại kết quả mong muốn.
Thứ hai, tăng hiệu quả làm việc nhóm. Trong hoạt động làm việc nhóm, đạo đức nghề nghiệp đã thể hiện được vị trí quan trọng. Bởi vì, khi các thành viên trong một nhóm hiểu được các quy định, tuân thủ tốt các chuẩn mực đạo đức thì công việc sẽ được tiến hành nhanh chóng và có hiệu quả.
Thứ ba, giúp cải thiện hình ảnh của đơn vị, tổ chức. Như đã đề cập, đạo đức nghề nghiệp là “gương phản chiếu” thể hiện trình độ văn hóa và cách ứng xử của đơn vị, tổ chức. Cho nên, nếu các cá nhân hiểu được trách nhiệm, giá trị đóng góp của bản thân chắc chắn sẽ giúp xây dựng hình ảnh đơn vị, tổ chức đó tốt hơn.
Thứ tư, tuân thủ các quy định, thực hiện theo đúng các chuẩn mực đạo đức cũng giúp đơn vị, tổ chức giảm thiểu được các vấn đề liên quan đến pháp lý trong tương lai.
Thứ năm, việc đưa ra các chiến lược phát triển cho tổ chức, đơn vụ sẽ dễ dàng hơn. Bởi vì, khi các lãnh đạo cần đưa ra quyết định nào đó, việc nhân viên đoàn kết, thực hiện nghiêm chỉnh quy định, đúng chuẩn mực đạo đức thì chắc chắn mọi vấn đề sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Xem thêm: Xử lý vi phạm đạo đức nhà giáo?
3. Những biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp
Những hành vi biểu hiện đọa đức nghề nghiệp bao gồm:
– Làm việc có nguyên tắc
Đây được coi là một trong những hành vi biểu hiện đạo đức nghề nghiệp quan trọng nhất. Bất cứ công việc, ngành nghề nào cũng cần có tác phong làm việc có nguyên tắc. Làm việc có nguyên tắc là khi làm việc cần có thái độ nghiêm túc với công việc mình đang làm, làm việc đầu tư sự tập trung và làm theo những nguyên tắc, quy định mà công việc đó đòi hỏi để không làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của công việc và ảnh hưởng đến những cá nhân khác.
– Có tinh thần tập thể
Tinh thần tập thể đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động, làm việc nhóm. Nếu bạn hoạt động riêng lẻ, chỉ biết bản thân mình, sống bảo thủ với quan điểm cá nhân,… thì sẽ khó đưa tổ chức, đơn vị đó phát triển. Một người có đạo đức nghề nghiệp cũng cần phải thể hiện được tinh thần đoàn kết, làm việc tập thể thật hiệu quả.
– Tính trung thực
Không chỉ trong công việc nói chung mà kể cả ngoài cuộc sống hàng hàng ngày, đức tính trung thực luôn là đức tính tốt đẹp của con người và được xã hội tôn trọng. Trong công việc, sự trung thực được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh. Ví dụ như trung thực khi người khác hỏi đến trình độ chuyên môn của mình, trung thực trong lý do không hoàn thành công việc, hoặc trung thực khi vi phạm nội quy, quy chế của tổ chức, cơ quan…
– Có trách nhiệm với công việc
Một người có đạo đức nghề nghiệp sẽ luôn có trách nhiệm với công việc mà họ thực hiện. Đặc biệt, nếu là nhóm trưởng, quản lý nhiều người thì họ còn phải chịu trách nhiệm với toàn bộ kết quả chung. Do đó, nếu thiếu đi tinh thần trách nhiệm thì chắc chắn sẽ không thể mang lại kết quả tốt cũng như sự tôn trọng từ mọi người.
4. Những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp
Hiện nay, bên cạnh những cá nhân làm việc có trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp thì còn rất nhiều cá nhân làm việc không đúng với đạo đức nghề nghiệp, làm ảnh hưởng đến uy tĩn của tập thể. Cụ thể:
– Làm việc qua loa, thiếu trách nhiệm
Hiện nay, có rất nhiều cá nhân làm việc mang tính chỉ cho có, hay nói cách khác là mang tính chất chống đối, dẫn đến hiệu quả công việc không được cao và ảnh hưởng đến sự phát triển của cả một tập thể. Ngoài ra, một số người còn lạm dụng thời gian làm những công việc được giao để làm những công việc khác nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân. Do đó, có thể thấy làm việc qua loa và không có trách nhiệm không chỉ ảnh hưởng lớn để sự phát triển của tập thể mà còn thể hiện người đó là người thiếu đạo đức nghề nghiệp.
– Lạm dụng của công
Trong quá trình làm việc, thường mỗi nhân viên sẽ nhận được những tài sản hỗ trợ công việc. Tuy nhiên một số cá nhân lại sử dụng những tài sản chung này để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Những tài sản chung thường không thể quản lý một cách tỷ mỉ, tuy nhiên không có nghĩa là vì vậy mà nhân viên làm việc có quyền sử dụng tài sản đó để sử dụng cho công việc cá nhân. Điều đó có thể hoặc không ảnh hưởng nhiều đến kết quả công việc, nhưng nó thể hiện người đó là người thiếu đạo đức nghề nghiệp.
Trên đây, là những thông tin về Đạo đức nghề nghiệp là gì? mà ACC cung cấp cho Quý bạn đọc tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu, nếu vẫn còn thắc mắc cần giải đáp, Quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web https://accgroup.vn/ để được trao đổi, hỗ trợ.
Xem thêm: Chức danh là gì?
5. Câu hỏi thường gặp
-
Đạo đức nghề nghiệp là gì?
Đạo đức nghề nghiệp nói riêng là một phạm trù rộng; nên không thể khái niệm một cách chi tiết và rõ ràng.
-
Tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp
Thứ nhất, giúp tăng hiệu suất công việc;
Thứ hai, tăng hiệu quả làm việc nhóm;
Thứ ba, giúp cải thiện hình ảnh của đơn vị, tổ chức;
Thứ tư, tuân thủ các quy định, thực hiện theo đúng các chuẩn mực đạo đức cũng giúp đơn vị, tổ chức giảm thiểu được các vấn đề liên quan đến pháp lý trong tương lai;
Thứ năm, việc đưa ra các chiến lược phát triển cho tổ chức, đơn vụ sẽ dễ dàng hơn.
-
Những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp?
Làm việc qua loa, thiếu trách nhiệm;
Lạm dụng của công.
5/5 – (2864 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin