Đạo đức nghề nghiệp là gì?
Trong đời sống, mỗi nghề nghiệp khác nhau đều đòi hỏi phẩm chất đạo đức khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cùng hiểu đạo đức nghề nghiệp là gì và cách để rèn luyện đạo đức nghề nghiệp sao cho phù hợp với môi trường làm việc và với đời sống xã hội. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu được Đạo đức nghề nghiệp là gì? và cung cấp những nội dung kiến thức kiên quan đến đạo đức nghề nghiệp.
Khái niệm đạo đức nghề nghiệp
Như đã đề cấp ở trên, đạo đức nối chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng là một phạm trù rộng nên không thể khái niệm một cách chi tiết.
Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản Đạo đức nghề nghiệp là những tiêu chuẩn, phẩm chất của một cá nhân trong quá trình làm việc, công tác, một hoạt động nào đó. Phẩm chất đạo đức, nguyên tắc, thước đo hành vi của đạo đức nghề nghiệp phụ thuộc vào từng ngành nghề và lĩnh vực cụ thể.
Những phẩm chất đạo đức trong quá trình làm việc, công tác được nhà nước thừa nhận được nhà nước và xã hội thừa nhận và phát huy. Đạo đức nghề nghiệp cũng có mối quan hệ chặt chẽ với đạo đức cá nhân, được thể hiện một phần thông qua đạo đức cá nhân.
Trải qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau và tùy vào từng ngành nghề khác nhau thì khái niệm về đạo đức nghề nghiệp sẽ có sự thay đổi. Tuy nhiên, ở mọi giai đoạn lịch sử hay bất kỳ ngành nghề nào thì đạo đức nghề nghiệp đều là tài sản vô giá đối với mỗi người và được xã hội công nhận và tôn trọng. Trong một tổ chức nhà nước, bất kỳ tổ chức xã hội nào, hay ngay cả tại các doanh nghiệp thì đạo đức nghề nghiệp cũng là phẩm chất cực kỳ quan trọng vì nó thể hiện được trình độ văn hóa và uy tín của tổ chức, doanh nghiệp đó.
Những hành vi biểu hiện đọa đức nghề nghiệp
Những hành vi biểu hiện đọa đức nghề nghiệp bao gồm:
+ Làm việc có nguyên tắc
Đây được coi là một trong những hành vi biểu hiện đạo đức nghề nghiệp quan trọng nhất. Bất cứ công việc nào cũng cần có tác phong làm việc có nguyên tắc. Làm việc có nguyên tắc là khi làm việc cần có thái độ nghiêm túc với công việc mình đang làm, làm việc đầu tư sự tập trung và làm theo những nguyên tắc, quy định mà công việc đó đòi hỏi để không làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của công việc và ảnh hưởng đến những cá nhân khác.
+ Mối quan hệ với đồng nghiệp
Bất kể một công việc nào cũng đều trở nên dễ dàng giải quyết hơn khi có sự hợp tác và giúp đỡ của những người đồng nghiệp. Đồng nghiệp chính là những người cùng hoạt động trong một lĩnh vực, ngành nghề nào đó, họ là người sẽ cũng hợp tác, giúp đỡ để giúp chúng ta đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc. Do đó, đồng nghiệp có vai trò rất quan trọng trong quá trình làm việc, do vậy cần giữ mối quan hệ tôt đẹp với đông nghiệp, vừa là để tôn trọng họ, vừa để khẳng định giá trị về đạo đức của bản thân và giúp cho tập thể, tổ chức, một công ty trở nên co văn hóa hơn.
+ Tính trung thực
Không chỉ trong công việc nói chung mà kể cả ngoài cuộc sống hàng hàng ngày, đức tính trung thực luôn là đức tính tốt đẹp của con người và được xã hội tôn trọng. Trong công việc, sự trung thực được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh. Ví dụ như trung thực khi người khác hỏi đến trình độ chuyên môn của mình, trung thực trong lý do không hoàn thành công việc, hoặc trung thực khi vi phạm nội quy, quy chế của tổ chức, cơ quan…
Những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp
Hiện nay, bên cạnh những cá nhân làm việc có trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp thì còn rất nhiều cá nhân làm việc không đúng với đạo đức nghề nghiệp, làm ảnh hưởng đến uy tĩn của tập thể. Cụ thể, việc thiếu đạo đức nghề nghiệp hiện nay được thể hiện phổ biến nhất ở chỗ:
+ Làm việc qua loa, thiếu trách nhiệm
Hiện nay có rất nhiều cá nhân làm việc chỉ cho có, hay nói cách khác là mang tính chất chống đối, dẫn đến hiệu quả công việc không được cao và ảnh hưởng đến sự phát triển của cả một tập thể. Ngoài ra, một số người còn lạm dụng thời gian làm những công việc được giao để làm những công việc khác nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân. Do đó, có thể thấy làm việc qua loa và không có trách nhiệm không chỉ ảnh hưởng lớn để sự phát triển của tập thể mà còn thể hiện người đó là người thiếu đạo đức nghề nghiệp.
+ Lạm dụng của công
Trong quá trình làm việc, thường mỗi nhân viên sẽ nhận được những tài sản hỗ trợ công việc. Tuy nhiên một số cá nhân lại sử dụng những tài sản chung này để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Những tài sản chung thường không thể quản lý một cách tỷ mỉ, tuy nhiên không có nghĩa là vì vậy mà nhân viên làm việc có quyền sử dụng tài sản đó để sử dụng cho công việc cá nhân. Điều đó có thể hoặc không ảnh hưởng nhiều đến kết quả công việc, nhưng nó thể hiện người đó là người thiếu đọa đức nghề nghiệp.
Đạo đức nghề nghiệp giáo viên
– Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non được căn cứ theo điều 3 Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định:
Điều 3. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
1. Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.
2. Quý trẻ, yêu nghề; kiên nhẫn, biết tự kiềm chế; có tinh thần trách nhiệm cao; có kiến thức, kỹ năng cần thiết; có khả năng sư phạm khéo léo.
3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, tương trợ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp.
4. Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên chức.
– Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên tiểu học được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch Số: 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, cụ thể như sau:
Điều 3. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên tiểu học
1. Có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.
2. Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
3. Các tiêu chuẩn đạo đức khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên chức.
– Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, cụ thể như sau:
Điều 3. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở
1. Có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;
2. Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
3. Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên chức.
– Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, cụ thể như sau:
Điều 3. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông
1. Có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.
2. Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
3. Các tiêu chuẩn đạo đức khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên chức.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh chủ đề Đạo đức nghề nghiệp là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.