Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non – 123docz.net

Với vai trò là người “bắc cầu” chuyển giao những giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc và nhân loại đến cho học sinh; từ xưa đến nay khi nghiên cứu
và đưa ra quan niệm về thầy giáo đã được nhiều nhà tư tưởng quan tâm. Cách
đây 400 năm, J.A. Coomenxki đã gọi người giáo viên là người “chuyển giao

ngọn đuốc của nền văn minh”, sợi dây chuyền giữa các thế hệ và coi chức vụ
mà xã hội trao cho người giáo viên là chức vụ quang vinh, dưới ánh mặt trời
này không có chức vụ nào ưu việt cho bằng [139, tr.152].

Theo âm Hán Việt, trong hai từ Sư phạm thì “sư” có nghĩa là thầy,
“phạm” có nghĩa là khuôn thước, là mẫu mực. “Người xưa quan niệm cho con
đi học là để mong nhặt được “dăm ba chữ” của thánh hiền. Thầy là người đưa
đến cho trò những lời thánh hiền dạy ấy…” [160, tr.10]. Thầy giáo phải là
người đạt sự chuẩn mực trong hành vi, cử chỉ, là tấm gương để in dấu ấn của
mình vào kí ức và sự quý trọng của học trò bằng vốn sống, nhân cách của bản
thân mình.

Tác giả Hoàng Phê trong Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Nhà giáo là
người làm nghề dạy học” [124, tr.900]. Trong từ “Nhà giáo” thì từ “giáo” có
nghĩa là dạy, chỉ bảo; từ “nhà” được hiểu là người chuyên làm một nghề, một
lĩnh vực hoạt động nào đó đạt được trình độ nhất định.

Để làm rõ hơn khái niệm nhà giáo là “những người làm nghề dạy học”
đồng thời quy định địa vị pháp lý của nhà giáo, trong điều 70 Luật Giáo dục

(2005) đã định nghĩa: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục
trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. ” [135, tr.3]. Những nhà giáo ở bậc đại
học được gọi là giảng viên, ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục nghề nghiệp,
giáo dục phổ thông được gọi là giáo viên. Ở đây các thuật ngữ này được sử
dụng với nghĩa như nhau.

Quan niệm về người GVMN được thể hiện trong Quyết định số
14/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD & ĐT về “Ban hành Điều lệ trường mầm
non”, trong điều 34: “Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người
làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà
trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập” [14, tr.18]. Nhiệm vụ của GVMN là phải
bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà
trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non; trau dồi đạo đức, giữ gìn

phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu thương yêu trẻ em, đối
xử công bằng và tôn trọng nhân cách trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích
chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

Như vậy, giáo viên mầm non là người làm việc tại một trong các loại cơ
sở giáo dục mầm non, đảm nhận công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em dưới 6
tuổi.

Hoạt động lao động sư phạm của GVMN có sắc thái riêng, khác hẳn với
giáo viên của các bậc học khác, đây là giai đoạn giáo dục để tạo bước khởi
đầu quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách lâu dài của con
người mới. Trong hoạt động đó thì nhân tố nền tảng chi phối hoạt động sư
phạm của GVMN là đạo đức người thầy. Chính đặc thù này đã tạo nên sự
khác biệt giữa đạo đức nghề nghiệp của GVMN với đạo đức nghề nghiệp các
ngành khác, điều này được biểu hiện như sau:

Thứ nhất, GVMN phải quý trẻ, yêu nghề. Đây là tố chất cơ bản nhất
trong đạo đức nghề của người GVMN.

Cốt lõi trong ĐĐNN của GVMN là quan hệ giữa GVMN với trẻ mầm
non. Người GVMN là những người thầy đầu tiên dẫn dắt học trò của mình trở
thành con người có đạo đức cao đẹp, có trí tuệ sâu rộng. Dấu ấn nhân cách
của trẻ mầm non được in đậm từ dấu ấn nhân cách của GVMN. Để chăm sóc
và giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi phát triển tốt về thể chất, tinh thần thì mỗi
người GVMN phải dành trọn công sức và tâm huyết của mình để trao lại cho
học trò thứ tài sản vô giá, đó là “đạo làm người”, hết lòng yêu thương học
sinh. Chính tình yêu thương trẻ vô bờ bến là động lực thúc đẩy mỗi người
GVMN luôn gắn bó, thiết tha với học sinh của mình. Không có bậc học nào
giữa người dạy và người học lại có mối quan hệ mật thiết như ở bậc học mầm
non, bởi quan hệ giữa cô giáo và trẻ vừa là quan hệ thầy – trò, vừa là quan hệ
bạn bè, vừa là quan hệ mẹ – con trong gia đình. Quan hệ giữa cô giáo và trẻ
gắn bó, giữ gìn như mẹ và con. Giáo viên không chỉ thực hiện chức năng giáo
dục mà còn phải bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong môi

trường như ở gia đình để giúp trẻ phát triển toàn diện, hài hòa về thể chất và
tâm lý.

Xuất phát từ tình yêu con trẻ, là sức mạnh thôi thúc người GVMN gắn bó
thiết tha với nghề, coi nghề dạy học là hơi thở, là sự sống của chính mình. Họ
tôn trọng tri thức, lấy “dạy chữ, dạy người” làm lẽ sống. Luôn coi trọng danh
dự, lương tâm, giữ gìn khí tiết, xác lập vị trí của mình trong xã hội bằng tài
năng, đức độ, bằng học vấn và cống hiến.

Thứ hai, kiên nhẫn biết tự kiềm chế. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Kiên
nhẫn là khả năng tiếp tục làm việc đã định một cách bền bỉ, không nản lòng”
[124, tr.762]. Người có tính kiên nhẫn là người không nản lòng, phấn đấu
không ngừng để đạt mục tiêu đặt ra. Người có tính kiên nhẫn là nguời chiến
thắng được chính mình.

Nghề GVMN là một nghề vất vả, thời gian chăm sóc và giáo dục trẻ
xuyên suốt từ sáng sớm đến chiều muộn với bộn bề bao công việc. Đối tượng
giáo dục khác với các cấp học khác là trẻ mầm non còn bé bỏng, hồn nhiên,
nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Bởi vậy, GVMN phải luôn âu yếm, vui vẻ ngọt
ngào với trẻ, kiên nhẫn giáo dục trẻ hình thành các hành vi đúng. Đồng thời
phải biết tự kiềm chế sự bực tức, nóng giận khi trẻ tỏ ra bướng bình không
vâng lời hoặc có lỗi với bạn, hay vụng về làm đổ vỡ đồ chơi, đồ dùng sinh
hoạt… Chính tính kiên nhẫn giúp người GVNM sẽ làm việc bằng tinh thần
trách nhiệm cao nhất, không dễ khuất phục trước khó khăn, không dễ thất bại,
mà nỗ lực hết mình để theo đuổi ước mơ, lý tưởng là người đi ươm những
mầm non cho đất nước.

Thứ ba, có tinh thần trách nhiệm cao. Nói về tinh thần trách nhiệm, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: “Tinh thần trách nhiệm là gì? Là khi Đảng và
Chính phủ, hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kì to hay nhỏ, khó hay dễ, ta
cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt mọi khó
khăn, làm cho thành công. Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm

khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy…làm không có tinh thần trách
nhiệm” [112, tr.345], “Bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm công tác gì, gặp hoàn cảnh
nào, đều phải có tinh thần trách nhiệm” [112, tr.346]. Người GVMN khi được
phân công công việc, dù to hay nhỏ, dù quan trọng hay ít quan trọng, dù phức
tạp hay ít phức tạp đều phải thấy được công việc dạy học của mình là rất vinh
quang, đáng tự hào, phải nêu cao ý thức, trách nhiệm, chủ động, sáng tạo,
thực hiện hết sức mình để hoàn thành một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất,
đem lại kết quả cao nhất, nhưng với chi phí thấp nhất.

Thứ tư, có kĩ năng ứng xử sư phạm khéo léo. Nhà tâm lý học Paul Herry
đã cho rằng: “Kĩ năng là khả năng sử dụng tri thức, các phương pháp, kĩ thuật
và thiết bị cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ nhất định có được từ kinh
nghiệm, giáo dục và đào tạo” [76, tr.41].

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến
thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó để áp dụng vào thực tế”
[124, tr.667].

Kỹ năng ứng xử sư phạm là yêu cầu quan trọng đối với mỗi giáo viên,
đặc biệt là GVMN. Đây chính là khả năng người GVMN vận dụng linh hoạt
các phương pháp giáo dục vào chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Sự ứng xử
khéo léo của giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát
triển nhân cách trẻ, đến việc xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa GVMN với
phụ huynh học sinh hoặc với đồng nghiệp của mình.

Nhà giáo dục học K.D.Usinxki đã khẳng định: muốn giáo dục con người
về mọi phương diện thì trước hết phải hiểu con người về mọi mặt. Bởi vậy,
muốn đạt được hiệu quả giáo dục thì GVMN phải hiểu rõ đặc điểm phát triển
của trẻ, lựa chọn đúng những tác động sư phạm mềm dẻo, phù hợp từng đối
tượng, phát huy tối đa tiềm năng của trẻ và vai trò chủ đạo của mình. Muốn
vậy, GVMN phải được trang bị hệ thống các phương pháp sư phạm để vận
dụng linh hoạt trong từng hoàn cảnh nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao.

Như vậy, ĐĐNN của GVMN là một hệ thống các nguyên tắc, quy tắc,
chuẩn mực đạo đức mà GVMN cần có khi hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

(Trang 40 -45 )

Một phần của tài liệu
LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ THỦY