Đạo đức là gì? Khái niệm, vai trò của đạo đức
Bác Hồ đã từng nói: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Như vậy, chứng tỏ đạo đức đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi một con người. Mặc dù ai cũng biết đến thuật ngữ này thế nhưng vẫn có nhiều người chưa thực sự hiểu hết về nó. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đạo đức là gì và một số vấn đề liên quan đến đạo đức, hãy theo dõi ngay nhé.
1. Giải mã ý nghĩa đạo đức là gì?
Khi chưa đến trường, bạn sẽ được cha mẹ, ông bà, những người thân xung quanh mình dạy từ những điều căn bản nhất trong đó có cách cư xử làm sao cho đúng, có cách hiểu chuyện để trở thành người tốt. Và cho tới khi đi học thì bạn sẽ được học môn học có tên là “Đạo đức” và được chính những người có chuyên môn giảng dạy.
Như vậy có nghĩa là từ khi còn nhỏ xíu cho tới khi bạn trưởng thành biết nhìn nhận đúng sai thì bạn đều được tiếp xúc với những điều gọi là đạo đức. Vậy đạo đức được hiểu là gì?
Giải mã ý nghĩa đạo đức là gì?
Một hình thái ý thức xã hội được xuất hiện khá sớm, vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.
Đạo đức là những quy tắc, chuẩn mực xã hội mà dựa vào đó con người có thể tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng động.
Ngày nay, xã hội có nhiều thay đổi song không có nghĩa là các giá trị đạo đức cũ hoàn toàn biến mất. Giá trị đạo đức có ở Việt Nam là do quá trình đúc kết từ xa xưa với lối cư xử văn minh, đầy tình người mà có.
Xem thêm: Các bài học đạo đức được giáo dục từ nhỏ ở gia đình, nhà trường…. Hiện nay, có rất nhiều tin tuyển dụng việc làm giáo dục trên timviec365.vn bạn đọc có thể quan tâm
2. Thành phần cấu tạo nên đạo đức
Nghe hai từ “đạo đức” có vẻ dễ dàng tuy nhiên nó lại mang hình thái khá phức tạp. Nắm bắt được cấu trúc của nó giúp bạn hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.
2.1. Ý thức đạo đức
Trong đạo đức, thành phần đầu tiên phải kể đến là ý thức. Ý thức đạo đức là những nguyên tắc và chuẩn mực hành vi phù hợp mà con người dựa theo để hành xử, đồng thời cũng bao gồm cả mặt cảm xúc và tâm tư tình cảm của mỗi con người.
Xét trên phương diện là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức chính là sự thể hiện thái độ nhận thức của một ai đó trước những hành vi của mình dựa trên những quy chuẩn xã hội đặt ra trước đó.
Thành phần cấu tạo nên đạo đức
Xét về mặt cấu trúc, đạo đức lại lại bao gồm tình cảm, trí thức, lý tưởng và cả ý chí đạo đức.
Nói như vậy có nghĩa là ý thức đạo đức chính là phần nhận thức của mỗi cá nhân trước một sự việc hiện tượng sắp xảy ra với mình. Nhờ có thành phần này mà hành động của mỗi người sẽ được hoàn thiện hơn.
2.2. Hành vi đạo đức
Hành vi đạo đức chính là những hành động được thực hiện bởi 1 cá nhân nào đó ra bên ngoài.
Sẽ có hành vi hợp với quy chuẩn với xã hội nhưng cũng có những hành vi không phù hợp. Vậy làm sao để phân biệt đâu là hành vi đạo đức và phi đạo đức?
Hành vi đạo đức
Nhiều người sẽ nói rằng muốn phân biệt được hành vi đạo đức hay phi đạo đức chỉ cần nhìn vào kết quả. Tuy nhiên sự thật lại chưa hoàn toàn đúng, bởi vì có những thứ kết quả là sai nhưng nguyên nhân thì là bất đắc dĩ, trong trường hợp họ không còn sự lựa chọn nào khác. Động cơ hành vi rất quan trọng, một hành vi đạo đức cần phải có nguyên nhân vì lợi ích của người người và cộng đồng.
Xem thêm: Việc làm Luật – pháp lý – cơ hội việc làm ngành luật nhanh chóng
2.3. Quan hệ đạo đức
Thành phần tiếp theo của đạo đức chính là quan hệ đạo đức, một người được coi là có đạo đức chắc chắn không thể thiếu đi yếu tố này. Nhờ có quan hệ đạo đức mà con người sẽ duy trì được nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn.
2.4. Mối liên hệ giữa ý thức, hành vi và quan hệ đạo đức
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của ý thức, hành vi và quan hệ đạo đức. Đây chính là các thành phần cấu tạo nên đạo đức vì vậy chúng sẽ không hoạt động một cách riêng rẽ và độc lập mà sẽ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vậy mối liên hệ ấy là gì?
2.4.1. Ý thức đạo đức không thể hình thành khi không có quan hệ đạo đức và ngược lại
Mỗi chúng ta đang sống trong một xã hội đương nhiên sẽ phải đối mặt với nhiều mối quan hệ khác nhau. Ý thức đạo đức được hình thành dựa trên những mối quan hệ cá nhân với cá nhân và cá nhân với xã hội. Từ việc duy trì và phát triển chúng nên mỗi người sẽ có ý thức khác nhau.
Ngược lại quan hệ đạo đức được hạn chế thì ý thức đạo đức sẽ dễ mắc phải những khiếm khuyết và khó hoàn thiện được bản thân.
Ý thức đạo đức được hình thành thông qua việc phản ánh các quan hệ đạo đức. Khi đã hình thành mối quan hệ đạo đức thì ý thức lại quay trở lại điều hành quan hệ đạo đức. Do đó quan hệ đạo đức có bền lâu, có phát triển tốt lên hay không tất cả đều phụ thuộc vào ý thức đạo đức. Mỗi người sẽ lựa chọn lời nói, hành động và cử chỉ trong từng hoàn cảnh cụ thể, ý thức đạo đức càng cao thì quan hệ đạo đức càng bền chặt.
2.4.2. Ý thức đạo đức là điều kiện để thực hiện hành vi đạo đức, hành vi đạo đức chính là quá trình hiện thực hóa ý thức đạo đức
Mối liên hệ giữa ý thức, hành vi và quan hệ đạo đức
Trước một sự việc xảy ra, chắc chắn người thực hiện cần phải nhận thức và có ý thức về nó. Vì vậy ý thức đạo đức chính là điều kiện để hành vi đạo đức được ra đời.
Ngược lại, ý thức đạo đức cần phải được thể hiện bằng hành động cụ thể, như vậy mới đem tới lợi ích cho xã hội. Để đánh giá một người có đạo đức hay không cần phải nhìn vào hành động thực tế, và đương nhiên những hành động ấy cần phải diễn ra thường xuyên và liên tục trong thời gian dài, qua đó con người sẽ được bồi dưỡng và hoàn thiện bản thân hơn.
2.4.3. Hành vi đạo đức được thể hiện thông qua quan hệ đạo đức
Như đã trình bày ở trên, hành vi đạo đức là những cử chỉ và hành động của con người trong các mối quan hệ khác nhau. Theo đó hành vi đạo đức không thể tách rời quan hệ đạo đức, ngược lại dựa vào các quan hệ đạo đức mà con người cũng sẽ có cách hành xử sao cho đúng đắn nhất.
Đọc thêm: Đạo đức kinh doanh là gì? những vấn đề, đúc rút xung quanh
3. Tìm hiểu chức năng của đạo đức
Theo bạn đạo đức có những chức năng gì? Hãy cùng tôi theo dõi nội dung tiếp theo để tìm hiểu về vấn đề này nhé:
Thứ nhất, đạo đức có chức năng giáo dục
Không phải tự dưng mà trong hệ thống giáo dục lại đưa môn học đạo đức vào để giảng dạy. Việc học đạo đức sẽ giúp mỗi người có được những quan điểm, nguyên tắc và cách nhìn nhận sự việc một cách khách quan nhất.
Dựa vào những kiến thức được học ấy, mỗi người sẽ biết cách tự xem xét và đánh giá về sự vật, hiện tượng một cách chính xác.
Thứ hai, đạo đức điều chỉnh hành vi
Chức năng của đạo đức là gì?
Có thể nói đây là chức năng quan trọng nhất của đạo đức nhưng không phải là đặc quyền. Một người bình thường có thể có cách cư xử đúng đạo đức và được xã hội công nhận bởi vì họ có cách nhận thức về đạo đức tốt.
Kiến thức đạo đức tốt chắc chắn sẽ khiến bạn có được hành vi đạo đức tốt, nếu như bạn đi ngược lại với chuẩn mực xã hội thì chắc chắn sẽ bị pháp luật can thiệp.
Thứ ba, đạo đức giúp con người nhận thức sự việc đúng đắn
Chức năng nhận thức của đạo đức bao gồm nhận thức và tự nhận thức, trong đó có nhận thức hướng nội và nhận thức hướng ngoại. Cho dù là hình thức nào đi nữa thì bạn cũng cần phải nhìn nhận, đánh giá trên các khía cạnh khác nhau để có hướng giải quyết cũng như hành động khách quan nhất, điều đó giúp đem lại lợi ích cho xã hội.
4. Vai trò của đạo đức đối với cá nhân và xã hội
Về cơ bản, đạo đức có những vai trò sau:
– Đạo đức điều chỉnh hành vi của con người, đó là một sự điều chỉnh tự nguyện, có yếu tố tự giác và không vụ lợi.
– Đạo đức giúp mỗi con người tồn tại trên trái đất có một lối sống lành mạnh và hướng thiện hơn.
– Đạo đức chính là sự thể hiện của bản sắc văn hoá dân tộc, dựa vào đạo đức mà mỗi quốc gia có thể đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác quốc tế, mở rộng giao lưu với các quốc gia khác.
Vai trò của đạo đức đối với cá nhân và xã hội
– Đạo đức chính là yếu tố góp phần giữ ổn định trật tự xã hội đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách vững mạnh.
Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khái niệm “Đạo đức là gì” và một số vấn đề xoay quanh thuật ngữ này. Hy vọng những gì mà timviec365.vn cung cấp sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích để áp dụng vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất.
Tìm hiểu bí quyết giúp nhân viên tăng đạo đức nghề nghiệp
Không chỉ là trong đời sống hàng ngày, đạo đức còn là vấn đề trọng điểm ở lĩnh vực kinh doanh. Nếu bạn là sếp bạn cần phải tìm cách để nhân viên của mình gia tăng đạo đức để hoàn thiện văn hoá công ty. Vậy bí quyết giúp bạn gia tăng đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên là gì? Tìm hiểu bài viết sau để có câu trả lời nhé.
Bí quyết giúp nhân viên tăng đạo đức nghề nghiệp
Chia sẻ: