Đảo Phú Quý ở đâu, các điểm du lịch ở Phú Quý
Các tour đang HOT giá RẺ, đúng thời điểm
Đảo Phú Quý ở đâu, vị trí đặc biệt đảo Phú Quý với Lãnh hải Việt Nam
Đảo Phú Quý có tên gọi khác là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ là hòn đảo lớn nhất trong 12 hòn đảo thuộc quần đảo Phú Quí tỉnh Bình Thuận rộng trên 17.4 Km2.
Phú Quý là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, thành lập ngày 27 tháng 4 năm 1997 gồm 3 xã: Long Hải, Tam Thanh và Ngũ Phụng với dân số 30.971 người, chủ yếu là dân tộc Kinh, Chơ Ro, Cơ Ho, Hoa. Xã Ngũ Phụng là TT hành chính Huyện. Đảo Phú Quí cách cảng biển Thương Chánh, phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết khoảng 110Km.
Đảo Hòn Hải Phú Quý Bình Thuận
Đảo Phú Quý có tên gọi khác là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ là hòn đảo lớn nhất trong 12 hòn đảo thuộc quần đảo Phú Quí tỉnh Bình Thuận rộng trên 17.4 KmPhú Quý là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, thành lập ngày 27 tháng 4 năm 1997 gồm 3 xã: Long Hải, Tam Thanh và Ngũ Phụng với dân số 30.971 người, chủ yếu là dân tộc Kinh, Chơ Ro, Cơ Ho, Hoa. Xã Ngũ Phụng là TT hành chính Huyện. Đảo Phú Quí cách cảng biển Thương Chánh, phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết khoảng 110Km.
Đảo Hòn Hải thuộc quần đảo Phú Quý là hòn đảo đặc biệt, có điểm A6 trên đường cơ sở xác định Lãnh Hải Quốc gia Việt Nam (Có 11 điểm để xác định đường Cơ Sở của Việt Nam) Chi tiết xem tại: Lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là gì ?
Mục Lục
Bến tàu đi ra đảo Phú Quý ở đâu
Bến tàu ra đảo Phú Quí nằm tại cảng biển cảng biển Thương Chánh, phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết. Từ bến tàu khách tại cảng biển Thương Chánh di chuyển ra đảo Phú Quý Bình Thuận khoảng 110km đường biển.
Có có 3 loại tàu di chuyển ra đảo Phú Quý với nhiều khung giờ và thời gian khác nhau.
Tàu cao tốc Superdong và Phú Quý Express với thời gian chạy 2,5 – 3,5 tiếng tùy thời tiết, giá vé 350.000 vnd/ lượt, liên hệ 0297 3980 111
Tàu trung tốc Phú Lương chạy 3,5 – 4,5 tiếng tùy thời tiết, giá vé 250.000 vnd/ lượt điện thoại: 0918737566
Tàu chậm đi đảo Phú Quý khoảng 6 tiếng với các hãng tàu như Phú Quý 7, Quê Hương 2, Bình Thuận 16 và 18.
Điện thoại cảng Phan Thiết 062 3506 358
Điện thoại cảng Phú Quý 062 3506 374
Phải đặt vé trước khi ra đảo Phú Quý tránh tình trạng không còn chỗ nhất là mùa cao điểm và mang theo vật dụng cá nhân như: Mũ nón, kính mát, áo khoác, kem chống nắng và thuốc chống say tàu xe
Đi Phú Quý vào mùa nào, tháng mấy đi đảo Phú Quý hợp lý?
Bến tàu ra đảo Phú Quí nằm tại cảng biển cảng biển Thương Chánh, phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết. Từ bến tàu khách tại cảng biển Thương Chánh di chuyển ra đảo Phú Quý Bình Thuận khoảng 110km đường biển.Có có 3 loại tàu di chuyển ra đảo Phú Quý với nhiều khung giờ và thời gian khác nhau.Tàu cao tốc Superdong và Phú Quý Express với thời gian chạy 2,5 – 3,5 tiếng tùy thời tiết, giá vé 350.000 vnd/ lượt, liên hệ 0297 3980 111Tàu trung tốc Phú Lương chạy 3,5 – 4,5 tiếng tùy thời tiết, giá vé 250.000 vnd/ lượt điện thoại: 0918737566Tàu chậm đi đảo Phú Quý khoảng 6 tiếng với các hãng tàu như Phú Quý 7, Quê Hương 2, Bình Thuận 16 và 18.Điện thoại cảng Phan Thiết 062 3506 358Điện thoại cảng Phú Quý 062 3506 374Phải đặt vé trước khi ra đảo Phú Quý tránh tình trạng không còn chỗ nhất là mùa cao điểm và mang theo vật dụng cá nhân như: Mũ nón, kính mát, áo khoác, kem chống nắng và thuốc chống say tàu xe
Bạn nên đi đảo Phú Quí vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 6, lúc này biển êm, thời tiết trong xanh, nắng vàng, ít mưa.
Theo quy định mới của Việt Nam, từ ngày 1 tháng 9 năm 2020 du khách nước ngoài được phép ra đảo Phú Quý mà không cần “giấy phép thông hành” của Công an tỉnh Bình Thuận.
Các điểm thăm quan du lịch ở đảo Phú Quý
Vạn An Thạch Đảo ( Đền thờ Cá Ông): Nằm trên đường 27 Tháng 4, làng Triều Dương, xã Tam Thanh, huyện đảo Phú Quý, Bình Thuận. Đền xây dựng năm 1781 là nơi thờ thần Nam Hải cùng chư vị Tiền hiền đã có công khai mở, kiến tạo xóm làng. Là nơi cầu mong cuộc sống sung túc, an lành của bà con ngư dân. Hiện nay ở đây còn lưu giữ gần 100 bộ xương cốt (cá voi, rùa da)
Chùa Linh Sơn – Núi Cao Cát là ngọn núi thiêng tọa lạc ở phía Bắc đảo, nơi đây có tượng Phật Bà Quan Âm rất uy nghi được đặt trên đỉnh núi. Từ trên đỉnh Cao Cát, du khách có thể phóng tầm mắt xuống cả một vùng không gian rộng lớn quanh đảo.
Chùa Thạnh Lâm xã Ngũ Phụng huyện Phú Quý được xây từ thế kỷ 18, nơi lưu giữ đến 300 tượng Phật từ nhiều chất liệu khác nhau.
Chùa Linh Bửu tọa lạc tại thôn 1 xã Ngũ Phụng- Phú Quý tạo dựng vào năm 1971.
Đền thờ công chúa Bàn Tranh gọi theo tên của công chúa vương quốc Chămpa là Bàn Tranh. Đền thờ do người Chăm xây dựng vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI để thờ công chúa Bàn Tranh, toạ lạc tại xã Long Hải.
Lăng cô Mỹ Khê (Vạn Mỹ Khê) được xây dựng từ năm 1785, là nơi thờ tự mang đậm tín ngưỡng dân gian gắn liền với tập tục thờ cúng cá voi của ngư dân làng Mỹ Khê. Nơi đây gắn liền với quá trình khai khẩn đất đai, tạo lập làng xóm và xây dựng lăng vạn của các thế hệ cha ông ngày trước.
Dinh mộ Thầy Sài Nại xây dựng vào cuối thế kỷ XVII để thờ thầy Sài Nại. Thờ vị thương gia người Hoa đã có công bảo bọc, chở che và cưu mang người dân xứ đảo qua nhiều thế hệ. Đền thờ tọa lạc trên một ngọn đồi cao tại thôn Phú An, xã Ngũ Phụng (riêng mộ của Thầy nằm ở Thôn Đông Hải, xã long Hải). Lễ hội chính diễn ra vào ngày mùng 4 tháng tư âm lịch
Vạn An Thạch Đảo ( Đền thờ Cá Ông): Nằm trên đường 27 Tháng 4, làng Triều Dương, xã Tam Thanh, huyện đảo Phú Quý, Bình Thuận. Đền xây dựng năm 1781 là nơi thờ thần Nam Hải cùng chư vị Tiền hiền đã có công khai mở, kiến tạo xóm làng. Là nơi cầu mong cuộc sống sung túc, an lành của bà con ngư dân. Hiện nay ở đây còn lưu giữ gần 100 bộ xương cốt (cá voi, rùa da)Chùa Linh Sơn – Núi Cao Cát là ngọn núi thiêng tọa lạc ở phía Bắc đảo, nơi đây có tượng Phật Bà Quan Âm rất uy nghi được đặt trên đỉnh núi. Từ trên đỉnh Cao Cát, du khách có thể phóng tầm mắt xuống cả một vùng không gian rộng lớn quanh đảo.Chùa Thạnh Lâm xã Ngũ Phụng huyện Phú Quý được xây từ thế kỷ 18, nơi lưu giữ đến 300 tượng Phật từ nhiều chất liệu khác nhau.Chùa Linh Bửu tọa lạc tại thôn 1 xã Ngũ Phụng- Phú Quý tạo dựng vào năm 1971.Đền thờ công chúa Bàn Tranh gọi theo tên của công chúa vương quốc Chămpa là Bàn Tranh. Đền thờ do người Chăm xây dựng vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI để thờ công chúa Bàn Tranh, toạ lạc tại xã Long Hải.Lăng cô Mỹ Khê (Vạn Mỹ Khê) được xây dựng từ năm 1785, là nơi thờ tự mang đậm tín ngưỡng dân gian gắn liền với tập tục thờ cúng cá voi của ngư dân làng Mỹ Khê. Nơi đây gắn liền với quá trình khai khẩn đất đai, tạo lập làng xóm và xây dựng lăng vạn của các thế hệ cha ông ngày trước.Dinh mộ Thầy Sài Nại xây dựng vào cuối thế kỷ XVII để thờ thầy Sài Nại. Thờ vị thương gia người Hoa đã có công bảo bọc, chở che và cưu mang người dân xứ đảo qua nhiều thế hệ. Đền thờ tọa lạc trên một ngọn đồi cao tại thôn Phú An, xã Ngũ Phụng (riêng mộ của Thầy nằm ở Thôn Đông Hải, xã long Hải). Lễ hội chính diễn ra vào ngày mùng 4 tháng tư âm lịch
Bãi Nhỏ Gành Hang; Bãi Nhỏ với hình lưỡi liềm, nước trong xanh tới tận đáy, là một trong những bãi tắm đẹp của đảo Phú Quốc, bên cạnh đó là Gành Hang, một vách đá dựng đứng sát biển, là điểm Checkin cực đẹp khi đi du lịch đảo Phú Quý.
Vịnh Triều Dương nổi tiếng với bãi tắm cát trắng mịn bằng phẳng rộng rãi nằm ngay cạnh là một rừng cây Dương rợp bóng mát, thích hợp với các trải nghiệm tắm biển và dã ngoại.
Nhà máy điện gió là địa điểm đẹp khi du lịch đảo Phú Quý. Nơi đây bạn tha hồ chụp ảnh cùng với những chiếc quạt gió khổng lồ với một bên là biển, một bên là hàng dương chạy dài ôm trọn thiên nhiên.
Hải đăng Phú Quý nằm trên ngọn núi Cấm ở độ cao 108m, cột hải đăng cao 18m, tháp đèn hình vuông.Để lên tới đỉnh bạn leo 120 bậc đá, tại đây bạn phóng tầm mắt bao quát toàn bộ cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ với những âu thuyền và toàn bộ huyện đảo.
Cột cờ đảo Phú Quý cao 22,6m là điểm đến linh thiêng, niềm tự hào dân tộc của tất cả người dân Việt Nam.
Chợ hải sản Phú Quý Chợ nằm ngay tại cảng Phú Quý là nơi tập trung nhiều tàu thuyền nhất và cũng là chợ hải sản lớn nhất trên đảo.
Hòn Tranh là một hòn đảo nhỏ nằm trong quần đảo Phú Quý, cách đảo lớn (Phú Quý) khoảng 15 phút đi xuồng máy. Gọi là hòn Tranh, vì lúc xưa nơi đây mọc nhiều cỏ tranh, người dân từ hòn lớn qua hòn Tranh làm rẫy, cắt cỏ tranh về lợp mái nhà. Đây là một trong những điểm nên khám phá khi du lịch đảo Phú Quý.
Hòn Hải nơi đặt cột mốc A6 đường cơ sở xác định Lãnh Hải Quốc gia – đường biên giới trên biển.
Lặn ngắm san hô tại đảo Phú Quý Bình Thuận
Các hoạt động tắm biển, lặn ngắm san hô và câu cá…
Các thông tin du lịch cần thiết khi đi đảo Phú Quý
Các hoạt động tắm biển, lặn ngắm san hô và câu cá…
Tuy là đảo nằm xa đất liền, nhưng điện ở đây đủ cho bạn dùng 24/ 24 và các đồ dùng thiết yếu ở đây đều có đủ và giá phải chăng
Di chuyển trên đảo Phú Quý chủ yếu là xe máy, với giá giao động từ 90.000 vnd – 120.000 vnd
Nhà nghỉ An Phú: địa chỉ 74 -76 Nguyễn Tri Phương, Phú Quý, Bình Thuận
Nhà nghỉ Nam An: Đường Tam Thanh, đảo Phú Quý
Nhà nghỉ Chấn: Đường Trần Hưng Đạo, Phú Quý, Bình Thuận.
Homestay Khôi May, Cô Sang, Phú Quý…
Hải sản trên đảo Phú Quý rất đa dạng phong phú như Cua Mặt Trăng, Cua Huỳnh Đế, Ốc nhảy Phú Quý, Tôm Hùm, Cá Mú Đỏ, Cá Mú Bông, Nhum, rong nho, Hải sâm…