Danh sách tên một số lễ hội nổi tiếng tại đất nước Việt Nam
Việt Nam là một đất nước đề cao giá trị truyền thống, tên một số lễ hội cũng được mọi người tìm hiểu để nhớ về nguồn cội. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau điểm danh những lễ hội thường được tổ chức hàng năm tại đất nước Việt Nam với nhiều giá trị truyền thống nhé.
Mục Lục
Danh sách tên một số lễ hội nổi tiếng tại Việt Nam
Lễ hội đền Hùng
Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với câu ca dao vua Hùng rồi. Đây là câu ca dao mà mỗi khi nhắc đến chúng ta lại nhớ đến ngày giỗ tổ vua Hùng. Đây là một trong những lễ hội cực kỳ quan trọng tại Việt Nam mà được tổ chức hằng năm để tưởng niệm công lao của các vị vua Hùng.
Nguồn gốc của phong tục giỗ tổ đến nay vẫn còn là một bí ẩn lớn nhưng nó vẫn luôn là một biểu tượng truyền thống mà dân tộc chúng ta không thể nào quên được. Lễ hội vua Hùng được diễn ra vào ngày mùng 8 – 11/03 âm lịch. Và ngày mùng 10 là ngày lễ chính. Mỗi năm cứ đến dịp giỗ tổ Hùng Vương thì có rất nhiều người đổ về để cúng bái và cầu điều may mắn.
Phong tục cúng giỗ đã được Bộ Văn Hóa và thể thao Việt Nam công nhận và ghi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Và cũng được tổ chức Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
Lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương góp mặt trong những tên một số lễ hội hàng trăm năm qua. Lễ hội chùa Hương hay còn được biết đến với tên là Trẩy hội chùa Hương của Việt Nam. Lễ hội này nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội, nơi có rất nhiều dân cư nhưng vẫn giữ được giá trị truyền thống.
Chùa Hương thu hút rất nhiều những phật tử đến tu hành là bởi vì nơi đây thanh tịnh thích hợp cho việc tu hành. Vào lễ hội tại khu thắng cảnh Hương Sơn, miền đất của phật lại nhộn nhịp hơn nhờ có nhiều người đến cúng bái. Nơi đây còn được xem là nơi mà Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện để tu hành.
Lễ hội đền Gióng
Lễ hội đền Gióng cũng là một trong những lễ hội mang đậm truyền thống văn hóa dân tộc của dân ta. Lễ hội được tổ chức vào mùng 6 tháng 1 âm lịch hằng năm ở Phù Linh, Hà Nội. Truyền thuyết kể lại rằng, vùng đất thiêng này là nơi cuối cùng trong hành trình của Thánh Gióng trước khi bay về trời.
Lễ hội diễn ra và được tổ chức trong vòng 3 ngày với nhiều nghi lễ quan trọng của thánh Gióng như: Lễ khai quang, lễ rước hay lễ dâng hương. Tại nơi thờ cúng thánh Gióng thu hút nhiều sự quan tâm của người dân địa phương cũng như các du khách quốc tế.
Lễ hội chùa Bái Đính
Lễ hội chùa Bái Đính là một trong những lễ hội xuân và dâng hương cho vùng đất cố đô Hoa Lư nổi tiếng một thời. Lễ hội chùa Bái Đính được diễn ra từ mùng 6 Tết cho đến cuối tháng 3. Nơi tổ chức lễ hội chùa Bái Đính tại huyện Gia Viễn, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính là một trong những lễ hội lớn đã được tổ chức từ xưa cho đến hiện tại. Lễ hội chùa Bái Đính được các tổ chức đánh giá là một trong những lễ hội truyền thống rất kinh điển của người dân Việt Nam từ bao đời nay khi nhắc đến tên một số lễ hội kinh điển.
Lễ hội Lim
Lễ hội Lim hay còn được biết đến tên gọi là Hội Lim. Lễ hội được xem là một nét văn hóa đặc sắc chỉ có tại tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội được người dân tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hằng năm. Lễ hội được công nhận là sự kết hợp một cách độc đáo của vùng văn hóa Kinh Bắc.
Những năm qua, hội Lim đã trải qua nhiều tầng lớp văn hóa. Nhưng người dân tại nơi đây vẫn gìn giữ được những nét văn hóa vốn có từ rất nhiều đời. Đến với hội Lim bạn sẽ hòa mình vào không gian dân ca quan họ không thể lẫn với bất cứ lễ hội nào khác.
Lễ hội chùa Keo
Chùa Keo là một trong những ngôi chùa có tuổi đời văn hóa lớn tại Việt Nam. Tọa lạc tại tỉnh Thái Bình chùa Keo mang đậm nét nền văn hóa phương Bắc. Trong đó, gác chuông chùa Keo được công nhận là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo và nổi bật những màu xanh bạt ngàn của quê Thái Bình.
Lễ hội chùa Keo tổ chức vào 2 lần một năm. Ngoài những lễ hội liên quan đến Phật giáo, còn có những lễ hội và các cuộc thi đấu gắn liền với nét sinh hoạt của người Việt Nam chúng ta như ném pháo hay thổi cơm cũng rất thú vị.
Lễ hội thổi cơm
Lễ hội thổi cơm là một trong những lễ hội được rất nhiều báo văn hóa ca ngợi là một trong những nét văn hóa đặc trưng của con người Việt Nam. Người tham gia phải tìm cách nấu cơm trong thời gian ngắn nhất nhưng vẫn giữ được độ ngon.
Các vị giám khảo sẽ chấm điểm từng bát cơm mà mỗi đội nấu để tìm ra đội nấu cơm ngon nhất. Nếu cơm chín đều không bị nấu vụng sẽ là người chiến thắng. Lễ hội thổi cơm đòi hỏi người chơi thực sự khéo léo mới có thể nấu được một nồi cơm ngon.
Kết luận
Bài viết đã kể tên một số lễ hội nổi tiếng tại đất nước Việt Nam. Việc tìm hiểu những lễ hội quê nhà chứng minh bạn là một người tôn vinh giá trị truyền thống mà cha ông ta đã để lại bao năm qua. Hy vọng với những thông tin bổ ích mà bài viết chia sẻ về lễ hội có thể giúp bạn khắc khi công ơn của những thế hệ trước.