Danh sách các lễ hội ở Việt Nam được mong chờ nhất trong năm
Các lễ hội ở Việt Nam là một trong những nét văn hóa đặc sắc hiếm nơi nào có được, 54 dân tộc anh em sinh sống khắp dải đất hình chữ S đều có những lễ hội truyền thống khác nhau.
Chúng được giữ gìn và truyền tụng từ đời này qua đời khác tựa như “bảo tàng” sống động về đời sống tinh thần, giá trị nhân văn của mỗi dân tộc mỗi cộng đồng sinh sống trên dải đất hình chữ S. Vì thế, hành trình du lịch ba miền nếu thiếu du lịch văn hóa khám phá lễ hội Bắc – Trung – Nam thì không thể nào trọn vẹn.
Dưới đây là danh sách các lễ hội ở Việt Nam đặc sắc nhất du khách có thể tham khảo khi du lịch ba miền Việt Nam. Dựa vào đó, du khách cũng phần nào hiểu hơn những nét đẹp văn hóa và giá trị đạo đức sâu sắc của truyền thống “uống nước nhớ nguồn” và “tinh thần đại đoàn kết”.
Các lễ hội ở miền Bắc Việt Nam
Lễ hội đền Hùng Việt Trì – Phú Thọ
Giỗ tổ Hùng Vương
Trong danh sách các lễ hội ở Việt Nam thì lễ hội giỗ tổ Hùng Vương là một trong những ngày lễ lớn được tổ chức thường niên vào dịp 10/03 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao lập quốc của những vị vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Trong khuôn khổ lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa thú vị như: rước kiệu, lễ cúng trời đất, hội gói bánh chưng,… và nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn.
Trong các lễ hội ở Việt Nam thì Giỗ tổ Hùng Vương là ngày lễ mà bất cứ ai là người Việt Nam cũng ghi nhớ với câu nói quen thuộc:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3
Và lễ hội đền Hùng cũng chính thức được Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
Hội Gióng – Sóc Sơn
Thánh Gióng là một trong tứ bất tử đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Đây cũng là một trong số ít các lễ hội ở Việt Nam gồm đền và chùa với các nghi lễ quan trọng như: Khai quang, rước kiệu, dâng hương, dâng hoa tre,… Lễ hội thường được tổ chức vào ngày 06/01 âm lịch hàng năm. Cùng với lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn của Việt Nam vào mùa xuân. Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn là một trải nghiệm không thể thiếu khi du lịch Hà Nội của nhiều du khách.
Các lễ hội ở Việt Nam thuộc miền Trung
Khám phá lễ hội Ka-tê truyền thống của dân tộc Chăm
Hội Ka-tê (Mbăng Katê)
Đây là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng của đồng bào dân tộc Chăm được tổ chức tại khu vực tháp Chăm cổ kính từ khoảng 25/09 – 25/10 âm lịch hàng năm với những nghi lễ thiêng liêng như: rước phục y, mở cửa tháp, tắm tượng thần, thay y phục,… Phần hội được tổ chức đơn giản hơn với quy mô làng hay hô gia đình nhưng ấm cúng và mang tới nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp. Trong tất cả các lễ hội ở Việt Nam thì đây cũng là lễ hội mà du khách có cơ hội chiêm ngưỡng điệu múa cổ và tiếng kèn Saranai đặc trưng của đồng bào dân tộc Chăm.
Hội đua Voi
Một trong những lễ hội cổ truyền độc đáo mà du khách chỉ có thể tìm thấy ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam. Lễ hội truyền thống của người dân Đắk Lắk này thường được tổ chức vào khoảng tháng 03 âm lịch hàng năm với nhiều nghi lễ quan trọng cầu mong mùa màng bội thu và cuộc sống ấm no. Trong danh sách các lễ hội ở Việt Nam thì đến với hội đua voi du khách sẽ được thưởng thức ẩm thực Tây Nguyên độc đáo và trải nghiệm cưỡi voi bằng rừng Yok Don cực kỳ ấn tượng.
Lễ hội ở miền Nam Việt Nam
Lễ hội bà chúa Xứ ở Châu Đốc – An Giang
Hội Bà chúa Xứ (Vía bà Chúa Xứ)
Lễ hội được tổ chức vào ngày 22 – 27/04 âm lịch hàng năm, đây là một trong những lễ hội lớn, quan trọng của người dân Nam Bộ. Những nghi lễ thiêng liêng được thực hiện trong thời gian này gồm: lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, lễ Túc Yết,… Đây đều là những nghi thức đặc sắc hiếm thấy trong các lễ hội ở Việt Nam. Bên cạnh phần lễ cũng có nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn mà du khách có thể thử sức khi tham gia lễ hội truyền thống này như: thưởng thức ẩm thực địa phương, xem múa lân, múa đao, ném đĩa,…