Danh sách các đại dương trên thế giới
Ngoài phần lục địa, Trái Đất còn được bao phủ bởi đại dương. Hiện nay, diện tích đại dương trên thế giới là khoảng 361 triệu km2 (139 dặm vuông), chiếm khoảng 71% bề mặt và 90% sinh quyển. Hãy cùng Phương Nam 24h tham khảo danh sách các đại dương trên thế giới để biết diện tích cụ thể của từng đại dương là bao nhiêu, đại dương nào lớn nhất, đại dương nào nhỏ nhất và đại dương nào sâu nhất?
Các đại dương tách biệt được công nhận là những phần tạo nên đại dương thế giới. Các đại dương này được định nghĩa một phần dựa vào các châu lục, quần đảo và nhiều tiêu chí khác. Và dựa theo diện tích giảm dần, các đại dương trên thế giới bao gồm:
1. Thái Bình Dương
Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất Trái Đất, có diện tích 165.25 triệu km2 (63.8 triệu dặm vuông) trải dài từ Bắc Băng Dương đến Nam Băng Dương, chiếm 46% diện tích bề mặt vùng nước và bằng khoảng 1/3 tổng diện tích bề mặt Trái Đất. Bao quanh Thái Bình Dương là châu Á, châu Úc ở phía tây và châu Mỹ ở phía đông. Độ sâu trung bình của toàn đại dương là 4,280 m.
Thể tích nước biển của Thái Bình Dương chiếm khoảng 50.1% thể tích nước của toàn bộ đại dương thế giới. Nhiệt độ của bề mặt nước cũng như độ mặn có sự thay đổi theo vĩ độ. Những vùng nước càng gần đường xích đạo thì càng nóng và mặn.
2. Đại Tây Dương
Đại Tây Dương được chia thành Bắc Đại Tây Dương với diện tích 41,490,000 km2 và Nam Đại Tây Dương với diện tích 40,270,000 km2. Với tổng diện tích bề mặt là 106,400,000 km², Đại Tây Dương là đại dương lớn thứ 2 thế giới. Đại dương này được bao quanh bởi châu Mỹ ở phía Tây, châu Âu và châu Phi ở phía Đông. Độ sâu trung bình của toàn đại dương là 3,646 m.
Thể tích nước biển của Đại Tây Dương khoảng 310,410,900 km3. Nhiệt độ của bề mặt nước thay đổi theo vĩ độ, cao nhất ở phía bắc xích đạo và thấp nhất ở các vùng cực. Độ mặn của nước biển ở Đại Tây Dương nằm trong khoảng từ 33‰ đến 37‰ , thay đổi theo mùa và vĩ độ.
3. Ấn Độ Dương
Ấn Độ Dương là đại dương nằm ở vĩ tuyến 60o và kinh tuyến 146°55′ Đông, có diện tích 75,000,000 km², bao phủ 20% diện tích bề mặt nước trên Trái Đất. Bao quanh Ấn Độ Dương là bán đảo Ấn Độ, Pakistan và Iran ở phía Đông, bán đảo Ả Rập và châu Phi ở phía Tây. Độ sâu trung bình của toàn đại dương là 3,741 m.
Nhiệt độ bề mặt nước biển Ấn Độ Dương ở khoảng 22 – 28 độ C và giảm nhanh về phía Nam do chịu sự chi phối của các dòng chảy vào từ Đại Tây Dương, biển Đỏ và các dòng hải lưu Nam Cực. Độ mặn của nước biển ở Ấn Độ Dương dao động từ 32 – 37‰.
4. Nam Đại Dương
Nam Đại Dương (còn được gọi là Nam Băng Dương) là đại dương nằm ở vĩ tuyến 60° phía nam của đại dương thế giới và có diện tích 20.33 triệu km2. Đại Dương này không tiếp giáp với bất kỳ một lục địa nào mà được bao quanh bởi ba đại dương Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Độ sâu trung bình của Nam Đại Dương là từ 4,000 đến 5,000 m. Nhiệt độ nước biển Nam Đại Dương dao động từ -2 đến 10 °C.
5. Bắc Băng Dương
Bắc Băng Dương có diện tích 14,090,000 km² và là đại dương nhỏ nhất trong năm đại dương của Trái Đất. Bắc Băng Dương được bao quanh bởi cực bắc, nơi có băng tuyết bao phủ quanh năm. Độ sâu trung bình của Bắc Bắc Dương là 1,038 mét. Nhiệt độ và độ mặn của bề mặt nước biển ở đại dương này thay đổi theo mùa vào thời gian đóng băng và tan băng. Do tốc độ bốc hơi thấp, lượng nước ngọt đổ vào từ các sông, suối lớn không nhiều và ít liên hệ với các đại dương cũng như vực nước xung quanh nên độ mặn nước biển của Bắc Băng Dương tương đối thấp.
Trên đây là thông tin về danh sách các đại dương trên thế giới mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết diện tích cụ thể của từng đại dương là bao nhiêu, đại dương nào có diện tích nhỏ nhất, đại dương nào có diện tích lớn nhất và đại dương nào sâu nhất tính đến thời điểm hiện nay.