Danh sách Di sản Thế giới được UNESCO công nhận tại Việt Nam đến năm 2022

Danh sách di sản thế giới được UNESCO công nhận tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại được du lịch Tôi và Bạn sưu tầm và tổng hợp bao gồm: Các di sản thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, các di sản văn hóa hỗn hợp, các khu Dự Trữ Sinh Quyển Thế Giới và các công Viên Địa Chất Toàn Cầu tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tìm hiểu và khám phá nhé!

Mục Lục

Danh sách di sản thế giới được UNESCO công nhận tại Việt Nam

Di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam

Di sản thiên nhiên thế giới là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam có giá trị nổi bật toàn cầu về thiên nhiên được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản thế giới.

Vịnh Hạ Long

Vịnh có tổng diện tích 1.553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam vịnh Hạ Long. Hàng trăm đảo đá, mỗi đảo mang một hình dáng khác nhau hết sức sinh động: hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Trống Mái, hòn Lư Hương…

Vịnh Hạ Long (vùng vịnh nơi rồng hạ thế) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên Thế giới lần đầu tiên vào năm 1994Vịnh Hạ Long (vùng vịnh nơi rồng hạ thế) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên Thế giới lần đầu tiên vào năm 1994

Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị về địa chất, địa mạo.

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình – miền Trung Việt Nam với tổng diện tích 343.300ha. Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha – Kẻ Bàng còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kì bí, hùng vĩ, tiêu biểu phải kể đến hang Sơn Đoòng – Hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.

Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng - Di sản thiên nhiên thế giớiVườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng – Di sản thiên nhiên thế giới

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003. Và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015.

Di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

Quần thể di tích Cố đô Huế

Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch sử – văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa, nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế, Việt Nam.

Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 1993Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 1993

Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993.

Phố cổ Hội An

Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp.

Đô thị cổ Hội An được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giớiĐô thị cổ Hội An được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 ngày 4 tháng 12 năm 1999, Tổ chức UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới.

Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là tổ hợp gồm nhiều đền đài Chăm Pa trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km được bao quanh bởi đồi núi.

Thánh Địa Mỹ Sơn – Di sản văn hóa Thế GiớiThánh Địa Mỹ Sơn – Di sản văn hóa Thế Giới

Xưa đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại.

Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.

Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 2010Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 2010

Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Vào ngày 31/7/2010, UNESCO đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.

Thành Nhà Hồ

Thành nhà Hồ, nay thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam.

Độc đáo di sản văn hóa thế giới thành nhà HồĐộc đáo di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ

Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam

Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc là âm nhạc cung đình thời phong kiến, được trình diễn trong các dịp triều hội, tế lễ hoặc các sự kiện trọng đại (lễ đăng quang của nhà vua, tiếp đón sứ thần…).

Nhã nhạc xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc dưới thời nhà Chu (thế kỷ 6-thế kỷ 3 trước Công nguyên). Về sau, nhã nhạc lan tỏa sang các nước láng giềng (Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam). Tuy được xem là tài sản chung nhưng nhã nhạc của mỗi nước đều có đặc điểm riêng biệt.

Nhã nhạc cung đình Huế - kiệt tác di sản âm nhạc nhân loạiNhã nhạc cung đình Huế – kiệt tác di sản âm nhạc nhân loại

Ở Việt Nam, các triều đại quân chủ rất coi trọng và phát triển nhã nhạc. Loại hình âm nhạc này trở thành một biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại.

Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia. Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam. Đến thời nhà Nguyễn, nhã nhạc cung đình Huế phát triển rực rỡ và đạt đến trình độ hoàn chỉnh nhất.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng trên địa bàn năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các bộ phận cấu thành như: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng, những địa điểm tổ chức các lễ hội đó…

Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 25-11-2005Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 25-11-2005

Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Tây Nguyên, như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả cho đến lễ cúng máng nước, lễ mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà rông mới…

Trong quan niệm của người dân nơi này, cồng chiêng là cầu nối giữa con người, thần linh và thế giới siêu nhiên, chứa đựng bên trong mỗi chiếc chiêng, chiếc cồng là một vị thần. Tháng 11/ 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Dân ca quan họ Bắc Ninh

Dân ca quan họ là một hình thức hát giao duyên. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the; những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón quai thao. Họ cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm.

Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loạiQuan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại

Tháng 9/2009, dân ca quan họ Bắc Ninh chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hội đồng chuyên môn của UNESCO đánh giá cao dân ca quan họ về nghệ thuật trình diễn, kỹ thuật hát, phong cách ứng xử văn hóa, ngôn từ, trang phục và tập quán xã hội.

Hồ sơ đề cử của Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ tiêu chí để dân ca quan họ Bắc Ninh trở thành di sản đại diện của nhân loại với các kết luận: Quan họ luôn được thực hành trong các hoạt động văn hóa, xã hội của cộng đồng; được cộng đồng lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ, trở thành bản sắc của địa phương và lan tỏa trở thành không gian văn hóa đặc thù.

Ca trù

Ca trù (hay còn gọi là hát ả đào) có vị trí đặc biệt trong kho tàng âm nhạc truyền thống của Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, tư tưởng và triết lý sống của người Việt. Loại hình nghệ thuật này rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 trở về trước.

Ca trù của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấpCa trù của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp

Trong lịch sử, ca trù thường được trình diễn ở các đình làng, đền thờ thần, nhà thờ tổ nghề, ca quán và dinh thự của quan lại, trí thức… Bởi vậy, ca trù có nhiều hình thức thể hiện như: hát thờ, hát thi, hát tế tiên sư…Tháng 10/2009, ca trù đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

Theo đánh giá của hội đồng chuyên môn của UNESCO, ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường. Những giáo phường này đã duy trì các cộng đồng có quan hệ mật thiết, tạo nên nét đặc trưng cho ca trù.

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội) gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. Cậu bé khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3 tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười. Hàng ngày, cậu chỉ nằm trong thúng treo trên gióng tre. Vì thế, cậu được đặt tên là Gióng. Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, rồi xung phong ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, ngài về núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời. Từ đó, ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân.

Lễ hội Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loạiLễ hội Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đền, thờ phụng và mở hội hàng năm với tên gọi là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc. Đó là một trong những lễ hội lớn ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyệnGia Lâm – nơi Thánh Gióng sinh ra) diễn ra từ ngày 7-9 tháng Tư Âm lịch. Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn nơi Thánh hóa, cưỡi ngựa về trời) diễn ra từ ngày 6-8 tháng Giêng Âm lịch. Tháng 11/2010, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc chính thức được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hát xoan Phú Thọ

Hát Xoan còn có tên gọi khác là Hát Lãi Lèn, Hát Đúm, Hát Thờ, Hát Cửa đình, bắt nguồn từ hình thức hát thờ các Vua Hùng. Đây là một trong những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của nhân dân Phú Thọ.

“Hát Xoan Phú Thọ” – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại“Hát Xoan Phú Thọ” – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Thông thường, nghệ thuật Hát Xoan khi được trình diễn đầy đủ sẽ diễn ra theo các chặng sau: Hát Thờ (tưởng nhớ các Vua Hùng, các vị thần, những người có công với dân, với nước và tổ tiên của các dòng họ), Hát Nghi lễ (ca ngợi thiên nhiên, con người, đời sống sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng), Hát Hội (bày tỏ khát vọng trong cuộc sống, tình yêu nam nữ với những làn điệu đậm chất trữ tình, vui nhộn, được thể hiện qua hình thức hát đối đáp giữa trai, gái làng sở tại và các đào, kép của phường Xoan…). Tháng 11/2011, Hát Xoan được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con của cha Lạc Long Quân (giống Rồng) và mẹ Âu Cơ (giống Tiên), đã có công dựng nên nhà nước Văn Lang cổ đại. Đối với cộng đồng dân cư xung quanh khu vực Đền Hùng (Phú Thọ), Hùng Vương còn là thần tổ gắn với nghề nông, dạy dân cày ruộng, cấy lúa, ban linh khí cho đất đai, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được Unesco công nhậnTín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được Unesco công nhận

Với niềm tin thành kính này, từ hàng nghìn năm qua, người Việt Nam đã sáng tạo, thực hành, vun đắp và lưu truyền Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thể hiện sự biết ơn với vị thủy tổ.

Biểu hiện tiêu biểu nhất cho Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương ở Phú Thọ là lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, được thực hiện vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Tháng 12/2012, tín ngưỡng này được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đờn ca tài tử

Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19 trên cơ sở của nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Bởi vậy, đờn ca tài tử vừa có chất bình dân, vừa mang tính bác học.

Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ không ngừng được sáng tạo nhờ tính ngẫu hứng và sự biến hóa theo cảm xúc của người thực hành trên cơ sở của 20 bài gốc (bài Tổ) và 72 bản nhạc cổ.

Đờn ca tài tử đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giớiĐờn ca tài tử đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới

Nhạc cụ tham gia trình diễn bao gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn bầu, đàn cò, sáo, tiêu, song loan và hai nhạc cụ của phương Tây (violon và guitar đã được “cải tiến: violon được lên dây quãng 4, còn guitar được khoét phím lõm, để tăng sự nhấn nhá trong điệu đàn).

Loại hình âm nhạc này không chỉ được trình diễn ở các lễ hội mà còn được biểu diễn sau những giờ lao động trong những không gian đời thường. Đờn ca tài tử Nam Bộ chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2013.

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm, do cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, lưu truyền trong quá trình lao động sản xuất và gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư xứ Nghệ.

Ca từ của Dân ca Ví, Giặm có nội dung đa dạng, miêu tả cuộc sống, phản ánh tập quán xã hội, lịch sử, tình yêu quê hương, đất nước, con người, tình yêu đôi lứa. Nhiều bài hát mang tính giáo dục sâu sắc: kính trọng cha mẹ, chung thủy, nghĩa tình, trung thực, góp phần gìn giữ các tập tục, truyền thống tốt đẹp trong ứng xử xã hội ở làng xã.

 Dân ca Ví, Giặm được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Ví, Giặm được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lời ca gắn bó với chặt chẽ với phương ngữ xứ Nghệ là một trong những điểm độc đáo nhất của dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ. Đây cũng là điều kiện quan trọng để loại hình dân ca này có sức sống bền lâu và sức lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng xứ Nghệ.

Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ thường được thực hành trong cuộc sống: lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa… Bởi vậy, những lối hát này được gọi tên theo các hình thức lao động và sinh hoạt như: Ví phường vải, Ví phường đan, Ví phường nón, Ví phường củi, Ví trèo non, Ví đò đưa, Giặm ru, Giặm kể, Giặm khuyên…Tháng 11/2014, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nghi lễ và trò chơi kéo co

Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc và Philippines đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2015.

UNESCO trao bằng công nhận “Nghi lễ và trò chơi kéo co” là Di sản văn hóaUNESCO trao bằng công nhận “Nghi lễ và trò chơi kéo co” là Di sản văn hóa

Đây là hồ sơ di sản đa quốc gia đầu tiên mà Việt Nam tham gia đệ trình và được UNESCO ghi danh. Nghi lễ và trò chơi kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở nhiều nước Đông Á với ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu hay những tiên đoán liên quan đến sự thành công hay thất bại của nỗ lực trồng cấy.

Tại Việt Nam, nghi lễ và trò chơi kéo co tập trung ở vùng trung du, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ với trung tâm là các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, di sản còn được thực hành thường xuyên bởi các tộc người ở miền núi phía Bắc như người Tày, người Thái và người Giáy (Lào Cai) – vốn là những cư dân trồng lúa sớm trong lịch sử.

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

Ngày 1/12/ 2016, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo.

UNESCO đã chính thức công nhận Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loạiUNESCO đã chính thức công nhận Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Các Thánh Mẫu, các vị thần trong điện thần Tam phủ có nguồn gốc không chỉ của người Kinh, mà còn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Mường, Tày, Nùng, Dao… Điều đó thể hiện sự giao lưu văn hóa, mối quan hệ bình đẳng, gắn bó mật thiết giữa các dân tộc ở Việt Nam.

Tín ngưỡng này hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn. Từ thế kỷ 16, việc thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân Việt Nam.

Nghệ Thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam

Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam (ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Đà Nẵng) là một loại hình nghệ thuật đa dạng, kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 07/12/2017 tại Hàn Quốc.

Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loạiNghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Di sản tư liệu thế giới tại Việt Nam

Mộc bản triều Nguyễn

Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009.

Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt NamMộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam

Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán-Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19, 20.

Bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Với giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt, đầu tháng 3/2010, 82 tấm bia tiến sĩ của các khoa thi dưới triều Lê – Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội). Bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới.

UNESCO công nhận bia tiến sĩ Văn Miếu là di sản tư liệu thế giớiUNESCO công nhận bia tiến sĩ Văn Miếu là di sản tư liệu thế giới

Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm được mệnh danh là “Đại danh lam cổ tự”, một trung tâm Phật giáo lớn nhất của thời Trần, nơi có những văn bản Hán tự được UNESCO công nhận năm 2012. Châu bản là những văn bản của vương triều đã được nhà vua “ngự phê” bằng mực son đỏ.

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm - Di sản Tư liệu thế giớiMộc bản chùa Vĩnh Nghiêm – Di sản Tư liệu thế giới

Châu bản triều Nguyễn là các tài liệu hành chính được hình thành trong quá trình quản lý nhà nước của triều Nguyễn (1802 – 1945), triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, bao gồm văn bản của các cơ quan trong bộ máy chính quyền trung ương và địa phương trình lên nhà vua phê duyệt, văn bản các vua ban hành cùng một số văn kiện ngoại giao và thơ văn ngự chế. Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới vào năm 2014

Hệ Thống Thơ Văn Trên Kiến Trúc Cung Đình Huế

Ngày 19/5/2016, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Hệ thống Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế - Di sản tư liệu thế giới khu vực Châu Á Thái Bình DươngHệ thống Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế – Di sản tư liệu thế giới khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Mộc Bản Trường Học Phúc Giang

Với những giá trị đặc biệt ngày 19/5/2016, Mộc bản trường học Phúc Giang đã được Ủy ban chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và ghi danh vào danh mục Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Mộc bản trường học Phúc Giang - Di sản tư liệu thế giớiMộc bản trường học Phúc Giang – Di sản tư liệu thế giới

Hoàng Hoa Sứ Trình Đồ

Hoàng hoa sứ trình đồ là tập bản đồ ghi chép với nhiều hình ảnh, thông tin phong phú, quý giá về hành trình đi sứ của sứ thần Đại Việt thế kỷ XVIII Tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 8 Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) của UNESCO tại Gwangju, Hàn Quốc, Hồ sơ “Hoàng Hoa sứ trình đồ” đã được ghi vào danh sách các di sản tư liệu của MOWCAP.

UNESCO công nhận Hoàng hoa sứ trình đồ là di sản tư liệu thế giớiUNESCO công nhận Hoàng hoa sứ trình đồ là di sản tư liệu thế giới

Di sản văn hóa hỗn hợp tại Việt Nam

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình

Tràng An là một trong những nơi có cảnh quan tháp Karst đẹp và quyến rũ nhất trên thế giới (Địa hình Karst là một hiện tượng tự nhiên của tạo hóa, mang đến vẻ đẹp mới lạ). Phủ lên cảnh quan là thảm rừng và các tháp dạng nón hùng vĩ cao 200m, với các hố trũng hẹp khép kín, bao quanh bởi các sống núi nối liền nhau, các đầm lầy thông nhau qua hệ thống suối xuyên ngầm có chiều dài lên tới 1 km.

Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận di sản thế giớiQuần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận di sản thế giới

Ngoài ra, nơi đây còn sở hữu di tích danh thắng nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng như Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư. Ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại Doha, với sự đồng thuận tuyệt đối của Ủy ban Di sản thế giới, Quần thể danh thắng Tràng An chính thức trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam.

Khu Dự Trữ Sinh Quyển Thế Giới tại Việt Nam

Bên cạnh những di sản thế giới được UNESCO công nhận, Việt Nam còn có rất nhiều Khu dự trữ sinh quyển thế giới – những khu vực hệ sinh thái bờ biển hoặc trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc phát triển bền vững khu vực đó có giá trị nổi bật, được quốc tế công nhận.

Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

Rừng ngập mặn Cần Giờ, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh được tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2000.

Rừng ngập mặn Cần Giờ được xem là khu sinh quyển đẹp nhất khu vực Đông Nam ÁRừng ngập mặn Cần Giờ được xem là khu sinh quyển đẹp nhất khu vực Đông Nam Á

Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai

Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai nằm trên địa bàn 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắk Nông. Trong đó gồm Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, Khu Bảo tồn vùng nước nội địa Trị An – Đồng Nai, Khu Ramsar Bàu Sấu và Khu Di sản Thiên nhiên Thế giới Cát Tiên.

Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thứ 580 của thế giới vào ngày 29/6/2011Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thứ 580 của thế giới vào ngày 29/6/2011

Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng

Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng được UNESCO công nhận ngày 2/12/2004. Đây là khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển thuộc 3 tỉnh châu thổ sông Hồng là Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.

Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông HồngKhu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng

Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà

Nơi đây gồm có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rặng san hô, thảm rong – cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng. Ngày 2/12/2004, khu dự trữ sinh quyển Cát Bà vinh dự được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giớiQuần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới

Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang

Nơi đây có rừng tràm trên đất ngập nước, rừng trên núi đá – núi đá vôi, hệ sinh thái biển mà trong đó tiêu biểu là thảm cỏ biển gắn liền với loài động vật quý hiếm là bò biển… Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang được UNESCO công nhận ngày 27/10/2006.

Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên GiangKhu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang

Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An

Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An (Khu SQTG) được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận vào ngày 18/9/2007 và là Khu SQTG được công nhận thứ 6 của Việt Nam.

Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ AnKhu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An

Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm

Với các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rong biển được bảo tồn khá tốt, nghiên cứu bảo tồn phát triển giống loài đang có nguy cơ tuyệt chủng và nằm trong sách đỏ như tôm hùm, ốc vú nàng, cua đá, bào ngư… Ngày 26.5.2009, tại đảo Jeju – Hàn Quốc, Ủy ban Điều phối quốc tế Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO đã công nhận Cù Lao Chàm – Hội An là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội AnKhu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau

Ngày 26/5/2009 UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, Trong đó, bao gồm các vùng rừng ngập mặn diễn thế nguyên sinh trên đất mới bồi tạo nên bãi sinh đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thủy, hải sản cho cả một vùng rộng lớn – Vịnh Thái Lan.

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà MauKhu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau

Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (Đà Lạt)

Khu dữ trữ sinh quyển thế giới LangBiang, khu dữ trữ sinh quyễn đầu tiên tại Tây Nguyên – Trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyễn thế giới ngày 15/6/2015 ở Paris, Cộng Hòa Pháp.

Khu dự trữ sinh quyển LangbiangKhu dự trữ sinh quyển Langbiang

Công Viên Địa Chất Toàn Cầu tại Việt Nam

Công viên địa chất là một vùng với những giới hạn rõ ràng và có diện tích đủ rộng để đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Nó bao gồm một số điểm di sản địa chất nào đó ở mọi quy mô hay một bức khảm về thực thể địa chất có tầm quan trọng khoa học đặc biệt, hiếm có và đẹp, tiêu biểu cho một khu vực và lịch sử địa chất của khu vực đó, những sự kiện hay các quá trình. Sau đây là danh sách các Công Viên Địa Chất Toàn Cầu tại Việt Nam được UNESCO công nhận.

Công Viên Đá Đồng Văn

Năm 2010, cao nguyên đá Đồng Văn chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu với hàng loạt di sản về địa chất, địa tầng, kiến trúc cùng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng cao.

Cao nguyên đá Đồng Văn - Công viên địa chất toàn cầu UNESCOCao nguyên đá Đồng Văn – Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng

Paris ngày 12/4/2018, Hội đồng Chấp hành UNESCO tại Kỳ họp lần thứ 204 tại Paris, Pháp đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO (CVĐCTC).

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao BằngCông viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng

Công viên Địa chất Đắk Nông

Ngày 07/07/2020 tại Trụ sở UNESCO ở Paris, Ủy ban Chương trình và Quan hệ Quốc tế của Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 209 đã thông qua Quyết định của Hội đồng Công viên Địa chất toàn cầu công nhận Công viên Địa chất Đắk Nông là Công viên Địa chất toàn cầu.

Vẻ đẹp của Công viên Địa chất toàn cầu Đắk NôngVẻ đẹp của Công viên Địa chất toàn cầu Đắk Nông

Trên đây là tổng hợp Danh sách Di sản Thế giới được UNESCO công nhận tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại. Du lịch Tôi và Bạn xin chia sẻ cùng các bạn.

Chúc các bạn có những chuyến đi thật vui và ý nghĩa!

Nguồn: Tổng hợp.