Đánh giá là gì? Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa của đánh giá?
Đánh giá là gì? Mục đích của việc đánh giá giáo dục? Ý nghĩa của việc đánh giá giáo dục? Nguyên tắc đánh giá giáo dục?
Thuật ngữ đánh giá chắc hẳn cũng đã rất quen thuộc đối với mỗi người. Việc đánh giá trong giai đoạn hiện nay có những vai trò và ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Mỗi một lĩnh vực khác nhau thì cũng đều sẽ có những cách và tiêu chuẩn đánh giá khác nhau. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đánh giá là gì? Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa của đánh giá?
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Đánh giá là gì?
Hiểu cơ bản thì ta nhận thấy một đánh giá là một bản án có mục đích được thiết lập để xem xét một tập hợp các tiêu chí hoặc các chuẩn mực, giá trị, tầm quan trọng hoặc ý nghĩa của một cái gì đó trên thực tế.
Như vậy, ta nhận thấy, trên thực tế thì hoạt động đánh giá sẽ được áp dụng cho các lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người, cụ thể chúng ta có thể kể đến như giáo dục, công nghiệp, y tế, tâm lý học, quản lý kinh doanh, kinh tế, tài chính, công nghệ, và nhiều những lĩnh vực khác.
Cũng chính bởi vì thế mà có nhiều hoạt động có thể được đánh giá cụ thể như: thực hiện đánh giá hiệu suất công việc của một cá nhân, thực hiện đánh giá giá trị của hàng hóa trên thị trường, thực hiện đánh giá sự phát triển của một dự án, thực hiện đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, thực hiện đánh giá chất lượng sản phẩm, thực hiện đánh giá tình hình kinh tế của một tổ chức và nhiều các công việc hay các hoạt động khác trong xã hội, đời sống
Việc đánh giá đối với các lĩnh vực sẽ được tiến hành đối với bất cứ tập thể nào, cụ thể là từ công ty, doanh nghiệp lớn, nhỏ cho tới bệnh viện, trường học. Mỗi tổ chức đều sẽ sẽ áp dụng những tiêu chí, chuẩn mực khác nhau để sao cho phù hợp và tổ chức đó có thể đạt được kết quả đánh giá tốt nhất.
Xem thêm: Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ, công chức lãnh đạo 2023
2. Mục đích của việc đánh giá giáo dục:
Ta cũng có thể hiểu cơ bản đánh giá được hiểu là nhận định giá trị.
Trong giáo dục học, đánh giá được hiểu cơ bản chính là quá trình hình thành lên những nhận định, phán đoán cụ thể về kết quả công việc, căn cứ cụ thể vào sự phân tích những thông tin thu được thông qua quá trình đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm mục đích để đề xuất những quyết định thích hợp để thực hiện việc cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả đối với công tác giáo dục.
Qua cách hiểu được nêu cụ thể bên trên, đánh giá trong giáo dục trên thực tế sẽ không chỉ ghi nhận thực trạng mà đánh giá trong giáo dục còn đề xuất những quyết định để làm thay đổi thực trạng giáo dục theo chiều hướng mong muốn của xã hội.
Trong công tác giáo dục, việc đánh giá được tiến hành ở nhiều cấp độ khác nhau và với những mục đích khác nhau.
Cụ thể, việc đánh giá trong giáo dục sẽ được tiến hành ở cấp độ sau:
– Thực hiện việc đánh giá hệ thống giáo dục của một quốc gia.
– Thực hiện việc đánh giá một dơn vị giáo dục.
– Thực hiện việc đánh giá giáo viên.
– Thực hiện việc đánh giá học sinh.
Đánh giá đối với các lĩnh vực khác nhau hay trong lĩnh vực giáo dục đều sẽ có nhiều mục đích khác nhau do đối tượng đánh giá quy định.
Thực chất thì trong lĩnh vực giáo dục việc thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm:
– Việc thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm nhận định thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh.
– Việc thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm tạo điều kiện nhận định thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giáo viên.
Chúng ta nhận thấy rằng, trong nhà trường, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện thông qua việc kiểm tra và thi theo những yêu cầu chặt chẽ. Vì thế kiểm tra và đánh giá là hai việc luôn đi kèm với nhau tuy rằng không phải mọi việc kiểm tra đều nhằm mục đích để thực hiện đánh giá.
Xem thêm: Nguyên tắc và căn cứ đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức
3. Ý nghĩa của việc đánh giá giáo dục:
Ý nghĩa của việc đánh giá đối với học sinh:
Chúng ta nhận thấy, việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành thường xuyên, có hệ thống sẽ giúp học sinh đạt được những kết quả sau:
– Chúng ta nhận thấy, việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành thường xuyên, có hệ thống sẽ giúp học sinh có hiểu biết kịp thời những thông tin liên hệ ngược ở bên trong.
– Chúng ta nhận thấy, việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành thường xuyên, có hệ thống sẽ giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập của chính mình.
Ta nhận thấy rằng, nếu việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành tốt thì việc này sẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển năng lực tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học giải quyết và áp dụng cụ thể vào những tình huống thực tế.
Ý nghĩa của việc đánh giá về mặt giáo dục:
Việc thực hiện kiểm tra, đánh giá nếu được tổ chức tốt sẽ mang ý nghĩa giáo dục đáng kể trên thực tế. Việc kiểm tra, đánh giá tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong các nhu cầu sau đây:
– Việc thực hiện kiểm tra, đánh giá giúp hình thành nhu cầu, thói quen tự kiểm tra, đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình học tập và ý chí vươn tới những kết quả học tập ngày càng cao của các bạn học sinh.
– Việc thực hiện kiểm tra, đánh giá giúp củng cố được tính kiên định, lòng tự tin vào sức lực khả năng của mình, đề phòng và khắc phục được tính ỷ lại, tính tự kiêu tự mãn, chủ quan ; phát huy được tính độc lập sáng tạo, tránh được chủ nghĩa hình thức, máy móc trong kiểm tra.
– Việc thực hiện kiểm tra, đánh giá giúp nâng cao ý thức tập thể, tạo được dư luận lành mạnh, đấu tranh với những tư tưởng sai trái trong kiểm tra, đánh giá, tăng cường được mối quan hệ thầy trò và nhiều mặt khác.
Như vậy, ta nhận thấy, việc kiểm tra, đánh giá học sinh có các tác dụng quan trọng giúp học sinh phát hiện và điều chỉnh thực trạng hoạt động học tập. Bên cạnh đó thì việc kiểm tra, đánh giá học sinh cũng góp phần củng cố và phát triển trí tuệ cho các em. Cùng với đó thì việc kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ giúp các em học sinh một số phẩm chất đạo đức nhất định .
Ý nghĩa của việc đánh giá đối với giáo viên:
– Việc kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ giúp cho các chủ thể là những người giáo viên nắm bắt được những thông tin mới , từ đó có sự điều chỉnh hoạt động dạy cho phù hợp.
– Việc kiểm tra, đánh giá tạo cơ hội cho thầy cô giáo xem xét có hiệu quả những việc làm sau: Cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà người giáo viên đang tiến hành; Hay giúp các giáo viên có thể hoàn thiện việc dạy học của mình bằng con đường nghiên cứu khoa học giáo dục.
Ý nghĩa của việc đánh giá đối với cán bộ quản lý giáo dục:
Việc thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ cung cấp cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp những thông tin cần thiết về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để nhằm thông qua đó các chủ thể sẽ có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những sai lệch nếu có; việc thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ giúp khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
Như vậy, việc kiểm tra, đánh giá học sinh có ý nghĩa về nhiều mặt, trong đó quan trọng nhất thì vai trò to lớn nhất của kiểm tra, đánh giá vẫn là đối với chính bản thân từng em học sinh.
Xem thêm: Tiêu chuẩn đánh giá năng lực kinh nghiệm của nhà thầu
4. Nguyên tắc đánh giá giáo dục:
Để nhằm mục đích có thể góp phần thực hiện tốt các chức năng của mình, công tác kểm tra, đánh giá học sinh phải tuân theo các nguyên tắc cụ thể sau đây:
– Công tác kểm tra, đánh giá học sinh phải đảm bảo tính khách quan:
+ Công tác kểm tra, đánh giá học sinh cần tạo điều kiện để mỗi học sinh bộc lộ thực chất khả năng và trình độ của mình.
+ Công tác kểm tra, đánh giá học sinh cần ngăn ngừa được tình trạng thiếu trung thực khi làm bài kiểm tra…
+ Công tác kểm tra, đánh giá học sinh cần tránh đánh giá chung chung về sự tiến bộ của toàn lớp hay của một nhóm thực hành, một tổ thực tập.
+ Việc đánh giá sẽ cần phải sát với hoàn cảnh và điều kiện dạy học.
+ Việc đánh giá sẽ cần phải tránh những nhận định chủ quan, áp đặt, thiếu căn cứ.
– Công tác kểm tra, đánh giá học sinh phải đảm bảo tính toàn diện cụ thể như sau:
Việc kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ cần phải đảm bảo yêu cầu đánh giá toàn diện, thể hiện: Số lượng; Chất lượng; Kiến thức; Kĩ năng, kĩ xảo; Thái độ của từng cá nhân.
– Công tác kểm tra, đánh giá học sinh phải đảm bảo tính hệ thống cụ thể như sau:
+ Thực hiện đánh giá trước, trong, sau khi học xong một phần, một chương, môn học.
+ Cần phải kết hợp kiểm tra đánh giá thường xuyên, kiểm tra đánh giá định kỳ, tổng kết cuối năm, cuối khóa học.
+ Số lần kiểm tra phải đủ mức để các chủ thể có thể đánh giá được chính xác.
– Công tác kiểm tra, đánh giá học sinh phải đảm bảo tính công khai cụ thể như sau:
+ Những kết quả kiểm tra, đánh giá phải được công bố kịp thời để mỗi học sinh có thể thông qua đó: Tự xếp hạng trong tập thể; Tập thể học sinh hiểu biết, học tập và sẽ có thể giúp đỡ lẫn nhau.
+ Những kết quả kiểm tra, đánh giá sẽ cần phải được ghi vào hồ sơ, sổ sách để lữu trữ lại.