Dân tộc là gì? Đặc trưng cơ bản của dân tộc [Cập nhật 2023]

Đoàn kết dân tộc là vấn đề quan trọng của bất kỳ quốc gia nào. Đây được coi là chiến lược nhằm phát triển tinh thần dân tộc nhờ đó phát triển nền kinh tế-xã hội của đất nước. Nước ta hiện đang có 54 dân tộc anh em cùng nhau đoàn kết bảo vệ, xây dựng đất nước ngày càng phát triển vững mạnh.

Vậy dân tộc là gì dưới góc độ của pháp luật. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC  để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.

Dan toc la gi Cap nhat 2022 scaled

Dân tộc là gì? (Cập nhật 2023)

1. Dân tộc là gì?

Hiện nay khái niệm dân tộc là gì được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau như:

  • Dân tộc được hiểu là một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững cùng sinh sống trên một khu vực địa lý nhất định có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù, xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc. Dân tộc là một bộ phận của quốc gia có nhiều dân tộc.
  • Dân tộc là cộng đồng người dân ổn định hợp thành nhân dân một nước, cùng nhau sinh sống trên một lãnh thổ rộng lớn, chịu sự quản lý của bộ máy nhà nước, có nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống, văn hóa,… Dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia độc lập.

Như vậy dân tộc là cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, tạo lập nên một quốc gia cùng sống trên một lãnh thổ nhất định có ngôn ngữ, truyền thống, văn hoá, đặc điểm tâm lí, ý thức về dân tộc và tên gọi của dân tộc

Ngoài ra theo Từ điển luật học xuất bản năm 2010 thì dân tộc là cộng đồng chính trị – xã hội, được hình thành do sự tập hợp của nhiều tộc người có trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau cùng chung sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lí thống nhất bởi một nhà nước.

Để trả lời cho câu hỏi dân tộc là gì hãy liên hệ với Công ty ACC để được tư vấn đầy đủ và chi tiết.

2. Đặc điểm của dân tộc là gì?

  • Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và dân số giữa các dân tộc không đồng đều.

Hiện nay, nước ta có 54 dân tộc anh em được hình thành và phát triển từ đời cha ông ta đến nay. Dân tộc Kinh là dân tộc chiếm đa số (hơn 85,7% dân số). Đối với các dân tộc thiểu số còn lại như Ê đê, Ba na, Nùng, Tày,.., quy mô dân số cũng có sự chênh lệch đáng kể.

  • Các dân tộc có quyền bình đẳng và được pháp luật bảo vệ như nhau

Các dân tộc dù là lớn hay nhỏ, không phân biệt trình độ cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi, được pháp luật bảo vệ như nhau nhằm khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc và xây dựng mối quan hệ hợp tác, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc.

  • Các dân tộc sinh sống trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái.

Mặc dù dân số có sự chênh lệch nhưng các dân tộc luôn luôn coi nhau như anh em một nhà, quý trọng, thương yêu đùm bọc, đoàn kết và gắn bó với nhau, chung sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

  • Các dân tộc ở Việt Nam cư trú xen kẽ nhau.
  • Mỗi dân tộc anh em ở Việt Nam có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng tạo nên sự đa dạng, độc đáo trong bản sắc văn hóa dân tộc và quốc gia.
  • Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế – xã hội không đều nhau.
  • Sự phân bố dân cư không đều; trên vùng núi, biên giới, chủ yếu là các dân tộc thiểu số đang sinh sống.

3. Đặc trưng cơ bản của dân tộc là gì?

Dân tộc là sản phẩm của quá trình vận động phát triển của xã hội loài người từ thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Dân tộc có một số đặc trưng chủ yếu như:

  • Dân tộc là một cộng đồng về ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp xã hội, trong cộng đồng. Các thành viên của một dân tộc có thể dùng nhiều ngôn ngữ trong giao tiếp với nhau, mỗi dân tộc có một ngôn ngữ chung thông nhất, thể hiện sự thống nhất về cấu trúc ngữ pháp và kho từ vựng cơ bản của dân tộc đó.

  • Dân tộc là một cộng đồng về lãnh thổ.

Mỗi dân tộc có vùng lãnh thổ riêng biệt thống nhất và không bị chia cắt bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của quốc gia dân tộc.

  • Dân tộc là một cộng đồng về kinh tế.

Lúc tình hình kinh tế xã hội chưa phát triển, sự liên kết về kinh tế giữa các dân tộc có phần riêng lẻ, rời rạc. Tuy nhiên cùng với việc phát triển kinh kế như hiện nay các dân tộc đã mở rộng phạm vi, tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế của cả nước.

  • Dân tộc là một cộng đồng về văn hóa, tâm lý, tính cách…

Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Văn hóa dân tộc mang nhiều sắc thái của các địa phương, các sắc tộc, các tập đoàn người song nó vẫn là một nền văn hóa thông nhất không bị chia cắt được hình thành trong quá trình lâu dài của lịch sử.

Mỗi dân tộc có tâm lý, tính cách riêng. Để nhận biết tâm lý, tính cách của mỗi dân tộc phải thông qua sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần của dân tộc đó.

  • Dân tộc không chỉ là sản phẩm của sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội mà còn là động lực của sự phát triển của mỗi quốc gia trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
  • Hợp tác và hội nhập là xu thế khách quan đối với mỗi quốc gia dân tộc trên thế giới, song không vì thế mà làm mất đi bản sắc với những đặc trưng phong phú của dân tộc mình.  Đảng ta đang chú trọng xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới nhưng giữ gìn bản sắc của các dân tộc ta.

4. Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 05/2011/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 01 năm 2011 về công tác dân tộc.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về dân tộc là gì cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến dân tộc là gì.

5. Những câu hỏi thường gặp

Dân tộc thiểu số là gì?

Dân tộc thiêu số là những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dân số cả nước, đa số các dân tộc thiểu số đều tập trung sinh sống ở những khu vực giáp biên giới, vùng sâu vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn, vấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏe người dân còn nhiều hạn chế.

Thế nào là công tác dân tộc ? 

“Công tác dân tộc” là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Các nguyên tắc cơ bản của dân tộc?

Tại Điều 3 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc quy định các nguyên tắc cơ bản sau:

– Thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.

– Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác dân tộc ở Việt Nam là gì ?

– Mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, chia rẽ, phá hoại đoàn kết các dân tộc.

– Lợi dụng các vấn đề về dân tộc để tuyên truyền xuyên tạc, chống lại đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

– Lợi dụng việc thực hiện chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

– Các hành vi khác trái với quy định của Chính phủ.

5/5 – (2874 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin