Dân cư trong luật quốc tế là gì ? Khái niệm về dân cư trong luật quốc tế
Dân cư trong luật quốc tế là cộng đồng người sống trên lãnh thổ của quốc gia nhất định và phải tuân thủ pháp luật của quốc gia đó. Vậy, dưới góc nhìn luật quốc tế thì cư dân dược hiểu như thế nào ? Các yếu tố cấu thành khái niệm cư dân trong luật quốc tế là gì ? Bài viết phân tích cụ thể:
1. Cách hiểu khái niệm dân cư theo luật quốc tế
Dân cư là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành nên quốc gia – chủ thể cơ bản của luật quốc tế. Dân cư là tập hợp không đồng nhất các cá nhân có quốc tịch khác nhau (xét về mối liên hệ pháp lý) nhưng là cộng đồng tạo nên danh nghĩa quốc gia từ phương diện thẩm quyền tài phán và quyền lực nhà nước trên phạm vi lãnh thổ nhất định. Tức là, trong cộng đồng dân cư quốc gia thường bao gồm hai bộ phận: công dân nước đó và người nước ngoài (bao gồm người có quốc tịch của nước, khác, người không quốc tịch).
Về phương diện luật quốc tế, dân cư là tổng hợp những người sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của quốc gia nhất định và chịu sự điều chỉnh của pháp lu.ật của quốc gia đó. Địa vị pháp lý của dân cư nói chung do luật quốc gia các nước hữu quàn và luật quốc tế xác định.
Xuất phát từ chủ quyền quốc gia, mỗi nước đều có thẩm quyền riêng biệt xác định địa vị pháp lý cho từng bộ phân dân cư của nước mình, các quốc gia khác không có quyền can thiệp. Tuy nhiên, khi thực hiện chủ quyền, mỗi quốc gia phải tôn trọng pháp luật và tập quán quốc tế được thừa nhận rộng rãi, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, tôn trọng các cam kết quốc tế đã được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế có liên quan.
Trong thực tiễn, địa vị pháp lý của dân cư hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ kinh tế-xã hội và trình độ phát triển chung của từng nước. Vì vậy, mỗi nhà nước đều có quy chế pháp lý riêng về dân cư, trong đó, địa vị pháp lý của các bộ phận dân cư không hoàn toàn giống nhau.
Việc xác định địa vị pháp lý của các bộ phận dân cư thuộc thẩm quyền quyết định của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trong thực tiễn quan hệ quốc tế, có nhiều vấn đề pháp lý hên quan tới dân cư chỉ có thể giải quyết hiệu quả dựa trên cơ sở các điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia hữu quan, như vấn đề quyền con người và bảo vệ quyền lợi cho các dân tộc thiểu số, vấh đề địa vị pháp lý của nhóm người hưởng quy chế ngoại giao – lãnh sự, địa vị pháp lý của người không quốc tịch, hai hoặc nhiều quốc tịch, vấn đề cư trú và dẫn độ… Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều điều ước quốc tế phổ cập là cơ sở để công nhận rộng rãi các quyền dành cho các bộ phận dân cư của mỗi quốc gia.
2. Thành phần dân cư theo luật quốc tế
Thành phần dân cư của quốc gia gồm:
1) Công dân của nước sở tại;
2) Người nước ngoài, bao gồm người có quốc tịch nước khác, người có 2 hay nhiều quốc tịch và người không quốc tịch.
Trên cơ sở chủ quyền quốc gia, mỗi quốc gia tự quy định chế độ pháp lí cho từng bộ phận dân cư
Trong luật quốc tế, liên quan đến dân cư có nhiều để như. vấn để quốc tịch, vấn đề nhân quyền, g bố… Việc giải quyết những vấn đề này, suy cho cùng thuộc thẩm quyền của mỗi quốc gia nhưng nó cũng không loại trừ khả năng hợp tác quốc tế. Sự hợp tác quốc tế để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong lĩnh vực dân cư được biểu hiện qua các điều ước quốc tế song phương và đa phương được kí kết ngày càng nhiều như: Công ước năm 1948 về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng, bốn công ước Giơnevơ về bảo hộ nạn nhân chiến tranh 1949, Công ước về quyền trẻ em năm 1989, các hiệp định tương trợ tư pháp…vấn vấn đề chống khủng bố.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)