Đàm phán là một khoa học

Đàm phán là một khoa học. Bài tập học kỳ Kỹ năng đàm phán, ký kết điều ước quốc tế 9 điểm.

    Đàm phán là một khoa học. Bài tập học kỳ Kỹ năng đàm phán, ký kết điều ước quốc tế 9 điểm.

    MỞ ĐẦU

    Đàm phán là một hiện tượng xã hội, một hình thức giao tiếp mang tính mục đích cao nhằm giải quyết thỏa đáng các hoàn cảnh có vấn đề giữa các tập thể hoặc cá nhân với nhau trong sinh hoạt xã hội hoặc cộng đồng. Đàm phán là một nhu cầu đối với cuộc sống xã hội của con người, cần thiết như cơm ăn nước uống, như khao khát tìm hiểu. Điều kiện để có đàm phán phải là cộng đồng, quy mô nhỏ như một cặp tình nhân, quy mô lớn như một xã hội, một khu vực, một châu lục. Cũng giống như tất các các hiện tượng khác trong đời sống xã hội, đàm phán cũng mang trong mình nhưng bản chất nhất định, đặc trưng. Trong khuôn khổ bài tập học ký môn Kỹ năng đàm phán, ký kết Điều ước quốc tế, em xin trình bày, làm sáng tỏ một trong hai bản chất của Đàm phán: Đàm phán là một khoa học.

    NỘI DUNG CHÍNH

    1. KHÁI NIỆM ĐÀM PHÁN

    Đàm phán là một khái niệm rộng, Xét về mặt ngôn từ trong tiếng Vệt, đàm phán có nghĩa là thảo luận (đàm) và ra quyết định chung thân (phán). Trong tiếng anh, từ đàm phán (negotiation) là một từ gốc La tinh, có nghĩa là trao đổi, kinh doanh.

    Có thể hiểu đàm phán kí kết điều ước quốc tế khác với đàm phán thông thường ở chỗ nó là sự trao đổi, thảo luận chính thức của các đại diện cho các chủ thể luật quốc tế (quốc gia, tổ chức quốc tế, dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết…) về các vấn đề liên quan đến quan hệ song phương cũng như đa phương với mục đích thỏa thuận nhất trí đi đến ký kết điều ước quốc tế nhằm thiết lập các quan hệ hợp tác giữa các bên hoặc để giải quyết các tranh chấp quốc tế.

    Với tư cách là một hiện tượng phổ biên trong xã hội, tại sao các bên lại cần đàm phán? Các bên tiến hành hoàn toán không đơn giản chỉ vì các bên muốn giải quyết một vấn đề nào đó mà cao hơn còn là việc các bên vừa có lợi ích chung thống nhất vừa có lợi ích riêng mâu thuẫn với nhau (có sự xung đột lợi ích). Thiếu một trong hai yếu tố này đàm phán không diễn ra. 

    2. ĐÀM PHÁN LÀ MỘT KHOA HỌC

    Khoa học là sự quan sát, nhận biết miêu tả, điều tra thực nghiệm và lý giải lý thuyết về các hiện tượng. Đàm phán là một khoa học, khoa học về phân tích, giải quyết vấn đề một cách hệ thống theo phương châm  tìm giải pháp tối ưu cho các bên liên quan.

    – Tính phân tích nhằn giải quyết các vấn đề trong đàm phán được thể hiện trong suốt quá trình đàm phán từ chuẩn bị cho đến kết thúc đàm phán

    – Tính hệ thống đòi hỏi sự nhất quán của các yếu tố trong toàn bộ quá trình đàm phán. Các yếu tố đó là: mục đích mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả đàm phán

    Mối quan hệ giữa các yếu tố có thể là mối quan hệ tuyến tính hoặc mối quan hệ chi phối lẫn nhau

    + Quan hệ tuyến tính: Trong mối quan hệ này, mục đích chi phối mục tiêu đàm phán, mục tiêu chi phối nội dung, nội dung  chi phối phương pháp và phương pháp chi phối quá trình đánh giá kết quả đàm phán

    Trong  lịch sử, mô hình đàm phán tuyến tính xuất hiện từ rất lâu và nó cò phổ biến đến sau đại chiến thế giới thứ hai, vì mô hình này đả bảo tính nhất quán cao giữa các yếu tố. Đối với mô hình này, sự thành công của đàm phán thể hiện ở mức độ trùng khớp giữa mục đích đặt ra và kết quả đàm phán. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình đàm phán tuyến tính là tính áp đặt của các yếu tố đứng trước đối với các yếu tố đứng sau. Nhược điểm này hạn chế nhà đám phán phát huy tính năng động sáng tạo.

    dam-phan-la-mot-khoa-hocdam-phan-la-mot-khoa-hoc

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    >>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản