Đại cương về chất độc

MỤC TIÊU:

1. Hiểu được khái niệm về chất độc

2. Phân loại được chất độc

3. Nguyên nhân và cơ chế gây độc

4. Tác động của chất độc trên cơ thể

5. Sự phân bố, hấp thu, chuyển hóa và thải trừ chất độc

6. Biện pháp cấp cứu khi bị ngộ độc.

NỘI DUNG:

1. Khái niệm về chất độc và ngộ độc

Chất độc là những chất khi đưa vào cơ thẻ một lượng nhỏ trong những điều kiện nhất định sẽ gây nên ngộ độc thậm chí dẫn đến tử vong.

Chất độc khi xâm nhập vào cơ thể gây nên các biến đổi sinh lý, sinh hóa, phá vỡ cân bằng sinh học, gây rối loạn chức năng sống bình thường, dẫn tới trạng thái bệnh lý của các cơ quan nội tạng, các hệ thống (tiêu hóa, tuần hoàn. thần kinh…) hoặc toàn bộ cơ thể. Các tình trạng này có thể diễn biến mạn tính hoặc cấp tính. Đây được gọi là tình trạng ngộ độc.

Trong tự nhiên không tồn tại chất độc tuyệt đối: Nghĩa là chất độc có thể gây ngộ độc trong mọi điều kiện, nói một cách khác, một chất chỉ trở thành độc trong những điều kiện nhất định. Các điều kiện đó rất đa dạng:

Ví dụ:

– Liều lượng hoặc số lượng, nồng độ, hàm lượng của chất độc.

– Tính chất vật lý và hóa học của chất độc.

– Cách chất độc xâm nhập vào cơ thể: uống, hít, ngậm, ngửi, tiêm….

– Tình trạng sức khỏe, tuổi tác…

– Sự tác dộng qua lại với các chất khác: Barbiturat tăng tác dụng khi có mặt của rượu nhưng lại giảm tác dụng khi có mặt của strychnin. Các hợp chất Phospho hữu cơ sẽ ít độc khi có mặt của atropin…

2. Phân loại chất độc

2.1 Dựa vào cấu trúc hóa học của chất độc:

Ví dụ:

– Thuốc trừ sâu Phospho hữu cơ có gốc para-nitrophenol (Wofatox, parathion)

– Thuốc ngủ là dẫn chất acid barbituric: Gardenal, veronal….

2.2 Dựa vào phương pháp phân lập hoặc phân tích chất độc

Người ta chia ra thành 4 nhóm:

2.2.1. Nhóm chất độc bay hơi

Bao gồm những chất độc phân lập bằng phương pháp cất kéo hơi nước. Điển hình là các cyanid, phosphid, rượu, các dung môi hữu cơ, một số loại thuốc…

2.2.2 Nhóm chất độc hữu cơ:

Phần lớn các chất độc thường gặp đều nằm trong nhóm này, chúng được phân lập bằng cách chiết với dung môi hữu cơ ở các pH thích hợp.

Ví dụ: Các thuốc ngủ an thần, các alcaloid và đa số các loại hóa chất bảo vệ thực vật.

2.2.3 Nhóm chất độc vô cơ:

Những chất độc vô cơ thường là những kim loại nặng, có độc tính cao, và được phân lập bằng phương pháp vô cơ hóa.

Ví dụ: Chì, thủy ngân, Asen…

2.2.4 Nhóm chất độc phân lập bằng phương pháp đặc biệt

3. Nguyên nhân và cơ chế gây ngộ độc

3.1 Nguyên nhân gây ngộ độc

Rất đa dạng

– Do nghề nghiệp

– Do ô nhiễm môi trường.

– Do sử dụng thuốc.

– Do thức ăn.

– Do cố tình tự sát hoặc bị đầu độc.

3.2 Cơ chế gây gộ độc

Cơ chế gây ngộ độc phụ thuộc vào tác nhân gây ngộ độc và phương thức chất độc xâm nhập vào cơ thể… Nhưng nhìn chung là các các chất độc sẽ gây ra các biến đổi sinh lý, sinh hóa gây phá vỡ cân bằng sinh học trong cơ thể.

4. Tác động của chất độc trên cơ thể:

4.1 Tác động trên da và niêm mạc

:

Các chất độc gây nên tác động trực tiếp trên da như ăn mòn da, phá hủy cấu trúc mô. VD: các chất tẩy rửa,

4.2 Tác động trên máu:

– Huyết tương: Chlorofoc, ether

– Hồng cầu: Clo, phosgen, cloropicrin

– Bạch cầu: Benzen

– Tiểu cầu:

4.3 Tác động trên bộ máy tiêu hóa:

– Gây nôn: Thủy ngân, asen, thuốc phiện…

– Kích ứng: Acid, kiềm

4.4 Gan

– Bia, rượu gây xơ hóa gan

4.5 Tim mạch

:

– Tăng nhịp tim: Adrenalin, cafein, amphetamin…

– Giảm nghịp tim: Digitalin, phospho hữu cơ

4.6 Thận

Các kim loại nặng gây tổn thương thận: Thủy ngân, chì, cadimi…

4.7 hệ thần kinh:

– Gây rối loạn chức năng hệ vận động và cảm giác, gây mất phản xạ như: các thuốc gây mê, gây tê, thuốc phiện, rượu…

– Gây giãn đồng tử như: Adrenalin, atropin…

– Gây co đồng tử: Eserin, acetylcholin, prostigmin…

4.8. Tác dụng trên bộ máy hô hấp

Ví dụ:

– Các khí độc, hơi độc, hơi ngạt tác dụng kính ứng đường hô hấp và toàn thân.

– Các chất độc gây tím tái như CO, sắn, lá trúc đào…

– Một số chất gây phù phổi như: hydro sulfua, phospho hữu cơ…

5. Sự phân bố và chuyển hóa của chất độc

5.1 Sự phân bố

Chất độc khi xâm nhập vào cơ thể được máu đưa đi khắp các bộ phận. Tùy tính chất và đặc điểm của từng chất độc và chức năng của từng bộ phận mà các chất độc phân bố không đồng đều ở từng bộ phận. Ví dụ: rượu etylic dễ hòa tan nên được phân bố ra nhiều bộ phận và chủ yếu lưu thông ở máu. Vì vậy người ta thường lấy máu để định lượng rượu.

Hiểu biết về đặc tính phân bố các chất độc rất quan trọng sẽ giúp ta chọn và lấy mẫu thử để phân tích giám định.

Ví dụ:

– Asen tập chung nhiều ở xương, lông, tóc móng.

– Thuốc trừ sâu Clo hữu cơ nằm nhiều ở tổ chức mỡ.

5.2 Quá trình chuyển hóa

Sau khi chất độc đi vào cơ thể sẽ gây nhiễm độc tại các bộ phận. Ngược lại cơ thể phản ứng lại làm thay đổi các chất độc bằng 1 loạt cơ chế phức tạp, các phản ứng hóa học biến đổi cấc chất phần lớn thành trở thành những chất ít độc hơn hoặc không độc. Dựa vào đặc điểm này người ta có thể chia thành nhiều quá trình chuyển hóa của chất độc trong cơ thể.

5.2.1 Oxy hóa khử

Trong cơ thể một số chất độc bị oxy hóa.

Ví dụ

:

– Hợp chất nitrit bị oxy hóa thành nitrat

– Rượu etylic và metylic bị oxy hóa thành CO[sub]2[/sub] và nước

5.2.2 Thủy phân

Trong cơ thể nhiều hợp chất có chứa este dễ bị thủy phân dưới tác dụng của các men esterase.

Ví dụ

: Acetyl cholin bị men cholinnesterase thủy phân chuyển hóa thành acid acetic và cholin

5.2.3 Khử metyl và metyl hóa

Một số chất vào cơ thể;

– Bị khử mất nhóm metyl như: Codein chuyển thành morphin

– Được metyl hóa: Pirindin chuyển thành metyl pirindin

5.2.4 Các phản ứng liên hợp

Quá trình liên hợp tạo ra các hợp chất ít độc hơn, có nhiều phản ứng liên hợp khác nhau:

– Liên hợp với acid sulfuric

– Liên hợp với acid glucuronic

– Liên hợp với nhóm glycocol

– Liên hợp với nhóm thiol

6. Sự đào thải của chất độc

Chất độc có thể được đào thải qua nhiều đường khác nhau dưới dạng chất dộc nguyên chất hoặc kết hợp, hoặc biến đổi 1 phần hoặc hoàn toàn.

Ví dụ:

– Bộ phận hô hấp đào thải các chất khí như CO[sub]2[/sub] , H[sub]2[/sub]S, HCN, thuốc mê, alcol…

– Bộ máy tiêu hóa là cơ quan chủ yếu đào thải chất độc: qua gan, mật → ruột → phân, qua thận → nước tiểu. Phân tích nước tiểu chúng ta có thể biết được cơ chế tác dụng của chất độc và phương pháp khử hóa các chất độc của cơ thể vì vậy nước tiểu là mẫu rất quan trọng dùng để phân tích và phát hiện chất độc.

– Ngoài ra: Mồ hôi, tuyến sữa, nước bọt cũng là nơi đào thải một phần chất độc.

7. Cấp cứu khi bị ngộ độc

Khi bị ngộ độc cấp tính: Phải nhanh chóng tổ chức chống độc

Các phương pháp điều trị nhằm mục đích:

– Loại trừ chất độc ra khỏ cơ thể.

– Phá hủy hoặc trung hòa chất độc.

– Điều trị các rối loạn triệu chứng và các chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Có thể nói việc điều trị triệu chứng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể là quan trọng nhất và bao giờ cũng được áp dụng trước tiên.

7.1 Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể.

7.1.1 Dựa vào tính chất vật lý của chất độc

– Gây nôn.

– Rửa dạ dày.

7.1.2 Dựa vào tính chất hóa học của chất độc

– Bằng đường hô hấp: Thở máy

– Đường thận: uống thuốc lợi tiểu

– Bằng đường chích máu

7.2 Phá hủy hoặc trung hòa chất độc

7.2.1 Chống độc do tính chất vật lý

Dùng than hoạt tính để hấp phụ chất độc, có thể dùng sữa hoặc lòng trắng trứng gà,…

7.2.2 Chống độc do tính hóa học

Có thể dùng cùng với chất gây nôn hoặc sau khi gây nôn thêm vào dung dịch rửa đường tiêu hóa.

Các chất chống độc nói chung: là những chất có tác dụng với nhiều chất độc, tạo nên những hợp chất không tan hoặc ít tan.

Ví dụ:

– Nước lòng trắng trứng (06 lòng trắng trứng?/ 1 lít nước): Tạo với các kim loại nặng anbuminat không tan.

– Dung dịch tanin rất công hiệu để kết tủa kim loại nặng.

– Các alcaloid tạo với tanin hợp chất tanat kết tủa.

– Sau khi uống thuốc giải độc phải gây nôn.

Một số chất chống độc đặc hiệu:

– Dung dịch đường vôi để chóng tác dụng của acid oxalic hay phenol.

– Dung dịch Natri sulfat hay magie sulfat để chóng độc chì và bari.

– Dung dichjk boric, nước chanh, acid tatric hay acid sulfuric để chống độc kiềm.

– Tiêm dung dịch natrithiosulfat 3% để chống tác dụng của acid cyanhydric.

– Chất BAL để chống độc kim loại nặng.

– Trilon B cũng là chất tạo phức với nhiều kim loại nặng nên cũng được dùng để giải độc các kim loại nặng.

7.3. Điều trị triệu trứng ngộ độc

7.3.1. Điều trị chống đối.

Dùng các thuốc có tác dụng dược lý ngược nhau như:

– Ngộ độc strychnin dùng barbiturat hoặc ngược lại.

– Ngộ độc phospho hữu cơ dùng atropin.

– Neostigin chống liệt cơ do cura gây ra….

7.3.2 Điều trị triệu chứng

– Nếu bệnh nhân ngạt: làm hô hấp nhân tạo, thở oxy…

+ Trường hợp bệnh nhân ngộ độc clo, phosgen, brom, SO[sub]2[/sub] … thì không làm hô hấp nhân tạo.

+ Nếu bị ngạt do tê liệt men thì phải dùng xanh methylan hoặc glutathion, chúng sẽ phản ứng với nước và cung cấp oxy cho cơ thể.

– Chống trụy tim mạch: Tiêm spartein hoặc các dẫn xuất của campho, niketamid.

– Chống rối loạn nước, điện giải và toan kiềm.

– Chống biến chứng máu:

+ Chống methemoglobin bằng xanh methylen.

+ Máu chậm đông thì truyền máu tươi hoặc các yếu tố đông máu.

+ Tan huyết: truyền máu tươi…