Đặc trưng nào của pháp luật là quy tắc xử sự chung là khuôn mẫu được áp dụng nhiều lần ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người trong đời sống? – Trường Tiểu học Thủ Lệ
Đặc trưng nào của pháp luật là quy tắc xử sự chung là khuôn mẫu được áp dụng nhiều lần ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người trong đời sống?
Đặc trưng nào của pháp luật là quy tắc xử sự chung là khuôn mẫu được áp dụng nhiều lần ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người trong đời sống? Pháp luật là một hệ thống quan trọng đối với nhà nước, đảm bảo cho nhà nước hoạt động và bảo vệ những quyền của con người, quyền công dân. Cùng hoatieu.vn giải đáp câu hỏi về đặc trưng pháp luật trong nội dung bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Đặc trưng nào của pháp luật là quy tắc xử sự chung là khuôn mẫu được áp dụng nhiều lần ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người trong đời sống?
1. Đặc trưng nào của pháp luật là quy tắc xử sự chung là khuôn mẫu được áp dụng nhiều lần ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người trong đời sống xã hội?
- Tính xác định chặt chẽ về nội dung
- Tính xác định chặt chẽ về hình thức
- Tính quy phạm phổ biến
- Tính quyền lực bắt buộc
Trả lời đáp án đúng là: C. Đặc trưng Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là quy tắc xử sự chung là khuôn mẫu được áp dụng nhiều lần ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người trong đời sống xã hội.
Để lý giải đáp án, bạn đọc tham khảo nội dung tiếp theo.
2. Những đặc trưng của pháp luật
Pháp luật hiện có những đặc trưng như sau:
- Có tính quyền lực nhà nước
Tính quyền lực nhà nước là đặc trưng thể hiện các quy phạm pháp luật được xây dựng nhằm tổ chức, quản lý mọi mặt về đời sống xã hội của con người. Các quy phạm pháp luật khi được nhà nước đặt ra thì được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Trong pháp luật quy định những điều công dân được làm, không được làm, khi có những vi phạm trái với pháp luật thì nhà nước sẽ cưỡng chế với người có hành vi vi phạm pháp luật.
- Có tính quy phạm phổ biến
Tính quy phạm phổ biến là đặc trưng thể hiện những quy định của pháp luật khi đã đặt ra thì được áp dụng nhiều lần, ở mọi nơi trên đất nước với tất cả mọi người. Có nghĩa là đặc trưng này thể hiện sự áp dụng rộng rãi và phổ biến của quy phạm pháp luật không có loại trừ. Trong quy định pháp luật còn quy định cụ thể từng trường hợp áp dụng pháp luật chi tiết.
- Có tính hệ thống
Tính hệ thống là thể hiện quy định pháp luật được xây dựng chặt chẽ về mặt nội dung, mỗi văn bản pháp luật có giá trị pháp lý khác nhau từ cao đến thấp nhưng có sự đồng nhất, nhất quán với nhau. Trong đó Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, không có một văn bản nào được phép vi hiến.
- Có tính xác định về mặt hình thức
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức là mọi văn bản đề được quy định trên văn bản rõ ràng, theo khuôn mẫu quy định, bao gồm những nội dung quy định, không có sự trừu tượng.
3. Ví dụ về đặc trưng của pháp luật
Ví dụ cụ thể về các đặc trưng pháp luật là:
- Có tính quyền lực nhà nước:
Ví dụ anh T có hành vi đánh người gây thương tích thì pháp luật sẽ căn cứ những điều đã quy định mà ra chế tài xử phạt với anh T. Anh T sẽ bị pháp luật cưỡng chế bằng quyền lực để thực hiện chế tài.
- Có tính quy phạm phổ biến:
Ví dụ pháp luật cấm những hành vi mua bán ma tuý, thì bất cứ ai, làm gì trên đất nước Việt Nam đều phải tuân thủ pháp luật. Khi phát hiện có hành vi vi phạm đều bị xử lý đúng luật.
- Có tính hệ thống:
Ví dụ Luật dân sự có giá trị pháp lý thấp hơn Hiến pháp.
- Có tính xác định về mặt hình thức:
Ví dụ hầu hết những văn bản pháp luật đều được ban hành thành dạng văn bản và có dấu của cơ quan ban hành như Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng chính phủ, Luật, Hiến pháp,….
Trên đây là những tìm hiểu của Trường Tiểu học Thủ Lệ về vấn đề Đặc trưng nào của pháp luật là quy tắc xử sự chung là khuôn mẫu được áp dụng nhiều lần ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người trong đời sống? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.
Đăng bởi: Blog Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp